Nghiên cứu về khoa học công nghệ để phục vụ tìm kiếm cứu nạn ở Việt Nam

Chiều 23/12, tại Hà Nội, Câu lạc bộ Nhà báo Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã công bố kết quả cuộc bình chọn 10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2020.

Thiếu ứng dụng KHCN trong tìm kiếm cứu nạn

Trong số 10 công trình tiêu biểu có công trình xây dựng thành công công nghệ điều khiển bay và thu hồi khí cầu tầng bình lưu. Đề tài VT-CN.04/17-20 thuộc Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia về công nghệ vũ trụ giai đoạn 2016 – 2020: Nghiên cứu tiếp cận công nghệ sử dụng khinh khí cầu thả ở tầng bình lưu tích hợp công nghệ trạm thu phát thông tin để giám sát, dẫn đường, tìm kiếm cứu hộ và đo đạc thông số vật lý môi trường tầng khí quyển” do PGS.TS. Phạm Hồng Quang – Trung tâm Tin học và Tính toán thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chủ trì.

Với mục tiêu chế tạo và thử nghiệm khinh khí cầu tầng bình lưu mang hệ thống thiết bị ứng dụng trong việc đo đạc thám không; truyền tin cảm biến môi trường, cảnh báo thiên tai; giám sát, dẫn đường cho các tàu đi biển xa, người hoặc phương tiện; chỉ báo vị trí khẩn tìm kiếm cứu hộ.

Cho đến nay, chưa có các ứng dụng công nghệ khoa học, các công nghệ mới hiện đại vào công việc giám sát, báo động, tổ chức phòng chống và cứu hộ cứu nạn tìm kiếm người mất tích tạ Việt Nam. Điển hình về thiệt hại do thiếu các ứng dụng công nghệ hiện đại trong cứu hộ cứu nạn có thể kể đến sự cố ngày 14 tháng 6 năm 2016, , một máy bay tiêm kích Su-30 MK2 của Không quân Nhân dân Việt Nam xuất phát từ Sân bay Sao Vàng (Thọ Xuân, Thanh Hóa) để huấn luyện, sau đó đã mất liên lạc khi cách đất liền ở Diễn Châu (Nghệ An) khoảng 25 km. Trong quá trình tìm kiếm 2 phi công của chiếc Su-30, ngày 16 tháng 6 một máy bay CASA-C212 số hiệu 8983 cũng đã bị nạn ở vị trí hơn 200km từ điểm rơi của chiếc SU-30 MK2, trên máy bay có chín người. Vào lúc cao điểm có đến gần 200 tàu và trên 2300 người tham gia tìm kiếm SU-30 MK2, hơn 750 người và gần 50 xuồng các loại tham gia tìm kiếm CASA-C212.

Đề tài đã nghiên cứu công nghệ và sản xuất ra thiết bị điều khiển độ cao bóng thám không có giá thành rẻ, có lập trình trước khi bay cũng như trong khi bay. Hệ thống hạ tầng cao không có thể điều khiển được hướng bay bằng cách lựa chọn lớp gió trên tầng bình lưu theo hướng theo mong muốn điều khiển, đồng thời có thể điều khiển hạ xuống thu hồi bằng cách điều khiển tốc độ hạ của khí cầu thích hợp. Công nghệ này là chìa khóa đem lại tính khả dụng của toàn bộ hệ thống trong hàng loạt các ứng dụng giám sát, dẫn đường, tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn, truyền dẫn thông tin cho mạng lưới cảm biến môi trường cảnh báo thiên tai. 

{keywords}
Nghiên cứu về khoa học công nghệ để phục vụ tìm kiếm cứu nạn ở Việt Nam

Sau 3 năm nghiên cứu và thử nghiệm, các sản phẩm trên đã được thiết kế, chế tạo và hoàn toàn làm chủ bởi người Việt Nam. Hệ thống đã được đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ dạng sáng chế.

Các sản phẩm công nghệ tiêu biểu

Thứ nhất, Ba loại hệ thống hạ tầng cao không

Thiết bị radiopilot cỡ siêu nhỏ nhẹ (dưới 50 gram, sử dụng bóng thám không 350 gram), thay thế cho các thám không vô tuyến nhập ngoại (radiosonde) hiện đang thả hàng ngày bởi mạng lưới đài cao không Việt Nam để thu thập thông tin dự báo thời tiết va khí hậu.

Thiết bị cung cấp đầy đủ các thông số đo đạc như một radiosonde tiêu chuẩn (nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, điểm sương, hướng và tốc độ gió cao không), có khả năng bay lên ở tốc độ tiêu chuẩn 5m/s đến độ cao trên 30km, chịu được điều kiện khắc nghiệt về nhiệt độ (dưới -800C) và bức xạ mặt trời.

Đồng thời ở độ cao 20km thiết bị có khả năng liên lạc với Trạm thu phát cao không cố định ở khoảng cách đến 400km, trạm thu phát di động ở khoảng cách đến 250km, với các thiết bị PLB và EPIRB ở khoảng cách tương ứng đến 100km, 250km, với các thiết bị IoT từ khoảng cách 100 đến150km. Thời gian hoạt động trên không (có điều khiển) của RadiosondePilot có thể đến 6 giờ (thời gian giữa các lần thả thám không tiêu chuẩn của khí tượng cao không). 

Thiết bị HAPS nhỏ với trọng lượng dưới 150 gram, sử dụng bóng nâng 600 đến 800 gram, có khả năng tích hợp năng lượng tái tái hoạt động trên tầng bình lưu đến 12 giờ. Hệ thống thông tin liên lạc của HAPS nhỏ ở độ cao 20km có khả năng liên lạc với Trạm thu phát cao không cố định ở khoảng cách đến 500km, trạm thu phát di động ở khoảng cách đến 400km, với các thiết bị PLB và EPIRB ở khoảng cách tương ứng đến 100km, 350km, với các thiết bị IoT từ khoảng cách 100 đến 250km.

Thiết bị HAPS chuyên dụng với trọng lượng 2500 gram, có thể mang đến 3kg thiết bị đo đạc khoa học lên sử dụng bóng nâng 1600 hoặc 3000 gram, có khả năng tích hợp năng lượng tái hoạt động trên tầng bình lưu trên 24 giờ. Hệ thống thông tin liên lạc ở độ cao gần 30km có khả năng liên lạc với Trạm thu phát cao không cố định ở khoảng cách đến 800km. Trong 24 giờ, với tốc độ gió trung bình ở tầng bình lưu từ 70 đến 160km/giờ, hệ thống có thể di chuyển đến hàng ngàn km. HAPS có thể được tích hợp thiết bị liên lạc vệ tinh tầng thấp để gửi thông tin về trung tâm.

Thứ hai, các trạm thu phát cố định và di động, kèm theo các thiết bị máy tính công nghiệp di động lắp trên tàu xe, máy bay tìm kiếm cứu hộ cứu nạn. Hệ thống phần mềm tính toán đường bay, hiển thị vị trí và đường đi của các thiết bị mặt đất.

Thứ ba, các thiết bị chỉ báo vị trí khẩn cấp, giám sát hành trình cá nhân (PLB), gắn trên các phương tiện/tàu thuyền (EPIRB) và thiết bị truyền tin cho các cảm biến IoT.

Với hệ thống truyền dẫn sử dụng khí cầu tầng bình lưu có điều khiển, Việt Nam có khả năng triển khai mạng lưới IoT rộng khắp với giá thành rẻ phục vụ các mục tiêu cứu hộ cứu nạn trên biển và núi rừng, giám sát hành trình tàu cá xa bờ, thu thập thông tin lũ quét, sạt lở đất, cháy rừng, dẫn đường thông tin liên lạc cho các tàu hải quân mà không cần các thiết bị truyền dẫn thông qua vệ tinh đắt tiền và đòi hỏi năng lượng lớn.

Các bóng thả HAPS lên có thể từ mạng lưới đài cao không hiện có hoặc dễ dàng với một bình khí Hydro hoặc Heli, bóng cao su dạng nhẹ nhất. Sản phẩm nghiên cứu của đề tài nếu được nhà nước phê duyệt áp dụng sẽ tạo ra một hạ tầng mạng LPWAN dùng chung cho nhiều ngành từ dân dụng đến an ninh quốc phòng, nhanh chóng đưa Việt Nam hội nhập cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực thông tin IoT hiện đại.

Với các kinh nghiệm và kết quả từ các kết quả nghiên cứu nhiều năm thiết kế và triển khai các hệ thống cảnh báo tự động đường ngang đường sắt, giám sát điều khiển giao thông thông minh, hệ thống giám sát bầu trời phòng không tầm thấp, đề tài VT-CN.04/17-20 “Nghiên cứu tiếp cận công nghệ sử dụng khinh khí cầu thả ở tầng bình lưu tích hợp công nghệ trạm thu phát thông tin để giám sát, dẫn đường, tìm kiếm cứu hộ và đo đạc thông số vật lý môi trường tầng khí quyển”, PGS Quang đã đề xuất xây dựng hệ thống giám sát, báo động lũ và sạt lở đất cộng đồng và chỉ báo tìm kiếm cứu hộ cứu nạn giá rẻ do các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu thiết kế và có khả năng sản xuất chế tạo trong nước.

Khánh Chi 

Lần đầu tiên ra mắt ứng dụng kết nối dịch vụ công chứng trực tuyến tại Việt Nam

Chỉ với một vài thao thác đơn giản, chúng ta đã có thể kết nối với các tổ chức hành nghề công chứng mà không phải mất quá nhiều thời gian như trước kia.

Công nghệ xử lý nước thải góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước

Nhằm góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước đang ngày một nghiêm trọng tại Việt Nam, nhiều công nghệ xử lý nước thải tiên tiến hiện đã và đang được áp dụng ở nhiều địa phương từ các đơn vị nhận chuyển giao.

Nghiên cứu sản xuất sản phẩm thực phẩm hỗ trợ cải thiện trí nhớ

Sản phẩm từ đề tài được nghiên cứu sản xuất ở trong nước, công nghệ tiên tiến, phù hợp với trình độ khoa học hiện nay nên khả năng chuyển giao và sản xuất thuận lợi; tạo ra sản phẩm cạnh tranh...

Nhà ở xây chỉ hết 50 triệu đồng, thi công 5 ngày, tính ứng dụng cao

Ngôi nhà với tiêu chí phù hợp cho một hộ gia đình từ 3-4 người với kinh phí xây dựng tối đa chỉ 50 triệu đồng và thời gian thi công là 5 ngày nhưng vẫn đảm bảo các nhu cầu thiết yếu.

3 sáng kiến nổi bật của EVN trong năm 2020

Trong năm 2020 vừa qua ngành điện lực có nhiều sáng kiến ứng dụng KH&CN góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống và chăm sóc khách hàng.

Nhà khoa học Việt sáng chế gieo sạ lúa kết hợp bón phân theo hàng

Nhóm nghiên cứu của Học viện Nông nghiệp Việt Nam do Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hải dẫn đầu đã bắt tay vào nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy gieo sạ lúa kết hợp bón phân theo hàng với sự trợ giúp của khí nén.

Chip vi lưu xét nghiệm máu phát hiện sớm ung thư phổi

Chip vi lưu không chỉ hứa hẹn trong phát hiện sớm tế bào ung thư biểu mô phổi ở người mà còn có tiềm năng phát hiện nhiều loại bệnh tế bào khác. 

Giám đốc ngồi xe lăn và sáng kiến đầu kéo xe lăn dành cho người khuyết tật

Không may gặp tai nạn giao thông vào năm 29 tuổi, anh Lê Huy Tích đã bị liệt cả hai chân. Việc phải di chuyển bằng xe lăn khiến anh tìm tòi và nảy ra sáng kiến về chiếc đầu kéo dành cho xe lăn.

“Hô biến” tro xỉ của Nhiệt điện Na Dương thành đường giao thông

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, hai kỹ sư của Sở GTVT tỉnh Lạng Sơn đã nghiên cứu thành công đề tài “Nghiên cứu sử dụng tro xỉ của Nhà máy Nhiệt điện Na Dương làm mặt đường giao thông nông thôn”.

Sinh viên chế tạo công nghệ tạo vi giọt ứng dụng phân phối thuốc

Hệ thống vi lưu cấu trúc chữ Y tích hợp cảm biến có khả năng tạo vi giọt với kích thước giọt có thể điều khiển theo mong muốn.

Đang cập nhật dữ liệu !