Nhà ở xây chỉ hết 50 triệu đồng, thi công 5 ngày, tính ứng dụng cao

Ngôi nhà với tiêu chí phù hợp cho một hộ gia đình từ 3-4 người với kinh phí xây dựng tối đa chỉ 50 triệu đồng và thời gian thi công là 5 ngày nhưng vẫn đảm bảo các nhu cầu thiết yếu.

Đã có rất nhiều mô hình nhà giá thấp được thực hiện trong thực tế, thậm chí Bộ Xây dựng cũng đã triển khai chương trình nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những mô hình trên đều được tạo điều kiện về quỹ đất và nhiều ưu đãi khác.

Một mô hình nhà ở giá rẻ hoàn toàn khác biệt vừa được giới thiệu đến cộng đồng thông qua cuộc thi “Sáng kiến vì cộng đồng” lần thứ III do Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Bộ KH&CN, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và UBND thành phố Hà Nội tổ chức.

Mô hình nhà ở giá rẻ này là ý tưởng của nhóm các Kiến trúc sư (KTS) Bùi Thế Long, KTS Võ Thế Duy, và KTS Nguyễn Thị Xuân Thành. Nhờ tính ưu việt của mô hình là có thể nhân rộng ở bất kỳ nơi đâu, với bất kỳ người dân nào, mô hình này vừa vinh dự nhận giải Nhì tại cuộc thi “Sáng kiến vì cộng đồng” lần thứ III.

{keywords}
Kiến trúc sư Bùi Thế Long giới thiệu về mô hình nhà giá rẻ tại Hội thảo "Chia sẻ sáng kiến vì cộng đồng - Nhân rộng và Kết nối" tại Hà Nội ngày 25/12/2020.

Theo đánh giá của Ban tổ chức cuộc thi, ý tưởng này đặc biệt phù hợp với địa hình miền núi hiểm trở, khó khăn trong vận chuyển nguyên vật liệu, đồng thời cho thấy được tính chất cộng đồng vì chi phí thấp, thời gian thi công ngắn. Yếu tố quan trọng là tính lan tỏa và tính ứng dụng rất cao.

Theo nhóm tác giả, ngôi nhà với tiêu chí phù hợp cho một hộ gia đình từ 3-4 người với kinh phí tối đa chỉ 50 triệu đồng và thời gian thi công là 5 ngày. Không chỉ giải quyết được vấn đề kinh phí, thời gian và phương thức xây dựng sao cho nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo các nhu cầu thiết yếu, cũng như tạo ra hình thái kiến trúc phù hợp với cảnh quan, hình thức kiến trúc địa phương.

{keywords}
Phối cảnh ngôi nhà.

Thiết kế nhà ở giá rẻ được chia làm hai vùng không gian, vùng lõi và vùng đệm. Vùng lõi của ngôi nhà là nơi các hoạt động cần bảo vệ, cần sự kín đáo, nên là không gian duy nhất có tường kín bao bọc. Từ việc nghiên cứu kích thước cơ bản cho các hoạt động của con người, nhóm đưa ra kích thước 16m2 cho vùng lõi.

Xuất phát từ thực tế ở các miền thôn quê, những ngôi nhà thường có mái hiên rộng và cuộc sống của người dân diễn ra dưới mái hiên đó. Đây chính là vùng đệm của một ngôi nhà, là nơi dành cho không gian sinh hoạt chung, bao gồm ăn uống, nấu nướng, chơi đùa.

{keywords}
Ngôi nhà với thiết kế 1 mái giúp tận dụng lượng nước mưa phục vụ sinh hoạt.

Vùng đệm này là không gian mở, nửa trong nửa ngoài nên chỉ cần mái che. Xung quanh mái che là giàn cây dây leo, rau xanh như bầu, bí, hoa thiên lý, mướp, đậu,… có tác dụng làm mát cho ngôi nhà, vừa góp phần cung cấp thực phẩm cho gia đình, lại vừa tạo cảm giác thân thiện, gần gũi. Một khối nhà bao bọc bởi hệ cây xanh cũng hòa nhập với cảnh quan vườn tược xung quanh.

Theo KTS Bùi Thế Long, vùng không gian đệm được bao ngoài với vành đai xanh chính là không gian được sử dụng nhiều nhất trong một ngày. Không gian này được chiếu sáng, thông gió tự nhiên, vừa có chức năng sử dụng cho sinh hoạt chung, vừa che mát, giảm nhiệt cho khối lõi.

{keywords}
Mô phỏng kết cấu ngôi nhà.

Từ việc xác định không gian sống tối thiểu, diện tích xây dựng tường – thành phần chiếm nhiều kinh phí nhất – cũng được giảm xuống tối thiểu giúp giảm chi phí xây dựng.

Bên cạnh đó, việc sử dụng các tấm bê tông nhẹ đúc sẵn thay thế các bức tường gạch thông thường cũng giảm chi phí và thời gian thi công. Các cấu kiện ngôi nhà từ các vật liệu đơn giản như: sàn xi măng hồ dầu, khung nhà sắt, tường tấm bê tông lắp ghép, mái lợp tôn,… tất cả đều là những vật liệu thông thường, có sẵn trên thị trường.

Chúng tôi định nghĩa một ngôi nhà sẽ có vùng lõi, là vùng cần được bảo vệ, đó là không gian phòng ngủ, nơi cất giữ tài sản. Vùng thứ hai là nơi sinh hoạt hàng ngày diễn ra, giống như dưới mái hiên nhà, là không gian mở. Vùng thứ ba là vành đai xanh để ngăn những tác động xấu từ môi trường. Tùy vào số lượng thành viên trong gia đình để có thể tính toán diện tích cho phù hợp, sao cho tiết kiệm chi phí nhất. Điểm thứ hai khiến mô hình này có chi phí thấp là ở giải pháp thi công vì hạn chế phương pháp xây truyền thống như xây thô bằng gạch hay bê tông làm tốn kém nhân công và thời gian. Hiện trên thị trường có nhiều giải pháp thi công lắp ráp rất nhanh và đạt được tối ưu về chi phí”, KTS Bùi Thế Long nói.

{keywords}
Bảng dự toán chi phí xây dựng. 

KTS Bùi Thế Long cho hay, việc xây dựng theo phương pháp lắp ghép cũng làm giảm ô nhiễm môi trường do quá trình xây dựng được rút ngắn rất nhiều. Cách xây dựng và vận chuyển vật liệu cũng đơn giản, nhanh chóng, phù hợp với những địa phương có địa hình phức tạp như khu vực miền núi,…

Theo đánh giá của BTC cuộc thi, mô hình này hoàn toàn có khả năng nhân rộng không chỉ trong quy mô nhà ở mà còn có thể áp dụng cho các công trình công cộng như trường học, không gian cộng đồng,…

KTS Bùi Thế Long chi biết, hiện nhóm đang tìm kiếm mạnh thường quân, đơn vị hỗ trợ giúp xây dựng nên những ngôi nhà tình thương, qua đó lan tỏa mô hình nhà ở giá rẻ đến cộng đồng.

Đánh giá về mô hình nhà ở giá rẻ này, Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc cho hay: “Mô hình này có đặc điểm là rẻ, vật liệu dễ kiếm, dễ thi công, và theo module có thể áp dụng cho nhiều công trình có kích thước khác nhau, thậm chí có thể áp dụng cho một quần thể lớn như trường học. Mô hình này còn có ưu điểm là đã tính đến phong tục, tập quán, thói quen sinh hoạt của người dân ở mỗi vùng miền, điều này rất quan trọng”.

Nguyễn Tuân 

Bộ Xây dựng: Chi phí xây dựng 1m2 nhà ở xã hội cao nhất 8,8 triệu

Theo tính toán của Bộ Xây dựng, để xây dựng 1m2 chung cư (cao từ 36-50 tầng, có tầng hầm) thì chi phí từ 15,6 - 18,3 triệu đồng; chung cư nhà ở xã hội là từ 5,6 – 8,8 triệu đồng/m2.

Nhà ở xã hội ra hàng 'nhỏ giọt', chỉ bán 4 căn hộ trong đợt mở bán mới nhất

Những lần gần đây tòa nhà B2 thuộc dự án Khu chung cư nhà ở xã hội Khu công nghiệp Hòa Khánh (Đà Nẵng) mở bán “nhỏ giọt”, mỗi đợt tiếp nhận rất ít hồ sơ.

Loạt dự án nhà ở xã hội động thổ sau hơn 1 năm, chỉ 1 dự án được xây dựng

Sau hơn 1 năm động thổ loạt dự án nhà ở xã hội và nhà lưu trú công nhân, đến nay TP.HCM chỉ có một dự án được khởi công xây dựng.

Đất nền ven đô rục rịch giao dịch sau ‘cởi trói’ phân lô, tách thửa

Thị trường đất nền ghi nhận sự quan tâm của nhà đầu tư, túc tắc có giao dịch. Tuy nhiên, chuyên gia nhận định, khó có thể xảy ra “nóng” hay “sốt” như trước đây.

Bộ Xây dựng tiếp tục đề xuất nhiều giải pháp gỡ khó cho bất động sản

Bộ Xây dựng đang trình Thủ tướng ban hành công điện về tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững theo hướng khó khăn ở đâu giải quyết ở đó.

Bình Thuận sẽ xây gần 10.000 căn nhà ở xã hội

Giai đoạn 2021 – 2030, UBND tỉnh Bình Thuận đặt mục tiêu đầu tư xây dựng gần 10.000 căn nhà ở xã hội.

Nhà ở xã hội: Nghìn người tranh suất mua, ngay Hà Nội rao bán chục lần vẫn ế

Thị trường Hà Nội đang diễn ra một "nghịch lý" về mua bán nhà xã hội. Nơi có giá rẻ thì “ế ẩm”, phải mở bán vài chục lần chưa hết. Còn nơi có giá bán đắt thì đua nhau mua, phải xếp hàng bốc thăm quyền mua.

Đồng Nai dự kiến xây dựng thêm 10.000 căn nhà ở công nhân, nhà xã hội

Tỉnh Đồng Nai dự kiến xây dựng 10.000 căn nhà ở công nhân, nhà xã hội với tổng mức đầu tư 10.155 tỷ đồng.

Nghịch cảnh nghìn người bốc thăm mua nhà ở xã hội, Hà Nội chưa thể tiêu 5.000 tỷ

Trong khi cả nghìn người chen chân bốc thăm mua nhà ở xã hội thì theo lãnh đạo TP Hà Nội, 5.000 tỷ đồng thu từ việc chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ nhà ở xã hội bằng hình thức nộp tiền đương đương giá trị quỹ đất 20%, 25% vẫn chưa có hướng dẫn để chi.

Dự án Vành đai 3, tỉnh Bình Dương bồi thường cao nhất 42 triệu/m2

Để thực hiện dự án đường Vành đai 3 qua địa bàn, tỉnh Bình Dương sẽ phải di dời gần 1.000 hộ dân để giải phóng mặt bằng, đơn giá bồi thường cũng được ban hành theo khu vực.