
Nghịch lý giá lợn hơi thấp, giá lợn thịt cao: Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói gì?
Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, người chăn nuôi cũng phải tự bảo vệ mình. Bà con phải tham gia vào một hình thức hợp tác, chứ nếu từng hộ nuôi riêng lẻ thì ngành NN-PTNT cũng khó tiếp cận.
Tình trạng giá lợn hơi giảm xuống mức kỷ lục nhưng người tiêu dùng vẫn phải mua giá cao, quyền lợi của người nông dân bị ảnh hưởng đang là vấn đề nóng. Trong giờ nghỉ giải lao tại Quốc hội, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đã trả lời phỏng vấn của phóng viên VOV về hành động và giải pháp của Bộ trong thời gian tới:
PV: Thưa ông, câu chuyện giá thịt lợn là mối quan tâm của người chăn nuôi và người dân trong những ngày qua. Chiều qua, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành cũng đã chủ trì cuộc họp về nội dung này. Về phía Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ có những hành động cụ thể gì để khắc phục tình trạng này?
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Trước mắt giao cho cơ quan chuyên môn để thống kê chính xác số lượng lợn tồn kho còn lại ở trong các chuồng và phân theo các độ tuổi vì chúng ta chưa biết có bao nhiêu con chưa tiêu thụ, quá lứa là bao nhiêu, đến thời điểm xuất chuồng là bao nhiêu... Khi có cái nhìn cụ thể, có số liệu tương đối chính xác, chúng ta mới so sánh với nhu cầu hàng tháng để tiên lượng, khớp nối số lượng cung với số lượng cầu là bao nhiêu, sau đó chúng ta sẽ đề xuất cơ chế hỗ trợ trong vấn đề tái đàn là như thế nào.

PV: Có thực tế là giá thịt lợn xuất chuồng giảm trong khi đó giá thị trường lại tăng cao. Người nông dân luôn phải chịu thiệt thòi. Vẫn biết vấn đề này phải vận hành theo cơ chế thị trường nhưng Nhà nước phải can thiệp. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn có đề xuất giải pháp cho vấn đề này như thế nào?
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Ngay cả châu Âu cũng lo ngại sụp đổ ngành chăn nuôi: cầu giảm nhưng cung không giảm, giá thức ăn đầu vào tăng cao, là vấn đề (ngành nông nghiệp) cả thế giới đang đối mặt, không riêng gì chúng ta. Tất nhiên, chúng ta phải có trách nhiệm với người chăn nuôi của mình. Trong ngắn hạn, để đối phó với đợt giảm sâu như thế này, chúng ta cũng hy vọng các chợ đầu mối ở các đô thị lớn, như thành phố Hồ Chí Minh, khi mở cửa trở lại sẽ kích đầu cầu lên. Giá mấy ngày hôm nay cũng bắt đầu nhích lên rồi nhưng cũng chưa tương xứng với chi phí của bà con, nhưng cũng đã có tín hiệu ban đầu.
Ngày thứ hai này Bộ NN-PTNT có hội nghị gặp mặt với các chuỗi ngành hàng về thịt lợn, từ các doanh nghiệp FDI, chiếm thị phần lớn với các trang trại ở các tỉnh trọng điểm như Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, để kích hoạt các cơ sở giết mổ hoạt động. Sau một thời gian do giãn cách xã hội, do quy định 3 tại chỗ, 1 số cơ sở giết mổ tập trung quy mô lớn bị ngưng trệ.
Bộ sẽ đánh giá lại để làm sao chúng ta khơi thông tất cá các quy trình trong chuỗi. Khi khơi thông được chuỗi, cộng với Thủ tướng Chính phủ có chỉ thị về phục hồi kinh tế, tạo điều kiện thông suốt trong khâu vận chuyển thì giá sẽ lên. Tất nhiên không trở lại ngay trạng thái bình thường như chúng ta mong muốn, nhưng qua đó Bộ Nông nghiệp cũng sẽ có tầm nhìn dài hơn. Các con số thống kê phải được rõ ràng theo từng cấp độ chứ không phải ước lượng. Khi đó chúng ta nhìn bức tranh rõ hơn, Bộ sẽ thông tin tới các kênh phân phối, tiêu thụ để chuỗi sao cho thông suốt.
PV: Không chỉ trong bối cảnh dịch mà trong điều kiện bình thường, người nông dân họ vẫn chịu thiệt thòi nhiều hơn so với doanh nghiệp và các khâu trung gian. Vậy thì để bảo vệ quyền lợi của người nông dân, Bộ NN-PTNT sẽ có giải pháp như thế nào?
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Trước tiên, Bộ NN-PTNT cũng muốn đưa ra thông điệp rằng: Chính bà con làm chăn nuôi cũng phải là người tự bảo vệ mình. Bà con phải tham gia vào một hình thức hợp tác, chứ nếu từng hộ nuôi riêng lẻ thì ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng khó tiếp cận. Khi bà con vô hợp tác xã, mình mua chung nguyên liệu đầu vào, thì chi phí sẽ giảm xuống. Bộ NN-PTNT cũng sẽ đưa ra mô hình chăn nuôi an toàn sinh học chẳng hạn, phòng ngừa dịch bệnh đỡ rủi ro trong chăn nuôi, giảm chi phí trong khâu nuôi.
Bài toán thị trường là chi phí phải giảm trong điều kiện giá nguyên liệu tăng lên, thì một số nơi đã xuất hiện mô hình bà con tận dụng phế phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp để thay thế phần nào, cũng là cách để giảm áp lực do giá nguyên liệu đầu vào tăng. Và khi có hình thức tham gia hợp tác, ngành nông nghiệp sẽ nắm được thông tin, có thể tích hợp số liệu, tiếp cận độ chính xác hàng tuần, hàng tháng về nhu cầu của thị trường cũng như khả năng đầu cung, từ đó đầu cung khớp với đầu cầu, và chuyển thông tin đó tới nhà phân phối thì giảm rủi ro hơn.
Bài toán nông nghiệp, nhất là ngành chăn nuôi là bài toán khó, nhưng nếu bà con đăng ký vào một hình thức hợp tác, khi mình nuôi, mình thả chuồng cũng thông tin, để chính quyền, ngành chuyên môn có những thông tin đó, nắm được quy mô nguồn cung để có giải pháp, chứ nếu bà con nuôi tự phát, nhỏ lẻ cũng rất khó. Cũng có thể do tính tự phát đó làm cho thị trường không rõ ràng, thông tin mù mờ, kể cả đầu cung và đầu cầu, mà hai đầu cung - cầu này không khớp nhau thì sẽ tạo ra áp lực trong giai đoạn ngắn hạn.
PV: Xin cảm ơn ông.

Giá lợn thấp, giá thịt cao, người nuôi thua lỗ, người tiêu dùng bị 'móc túi'
Trong khi giá lợn hơi đang phổ biến mức dưới 40.000 đồng/kg thì thịt lợn ở siêu thị vẫn bán với giá cao ngất. Nghịch lý này khiến người chăn nuôi lợn đang thua lỗ nặng, còn người tiêu dùng lại bị móc túi....
Theo vov.vn
Vietjet sắp mở đường bay Cần Thơ - Vân Đồn
Vietjet sẽ mở đường bay Cần Thơ - Vân Đồn (Quảng Ninh), kết nối hai khu vực kinh tế trọng điểm ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.
Liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng chưa hiệu quả, còn tư duy cục bộ
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, liên kết, hợp tác giữa các địa phương trong trong vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) chưa chặt chẽ, hiệu quả thấp. Nguyên do là vì nhận thức về vai trò liên kết vùng của chưa đầy đủ, còn tư tưởng cục bộ.
Thời dòng tiền khó toàn cầu, Masan của ông Nguyễn Đăng Quang nhận 375 triệu USD
Tập đoàn Masan của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang nhận giải ngân 375 triệu USD trong bối cảnh toàn cầu đang gặp nhiều khó khăn. Dòng vốn thế giới “mất hút” trên nhiều kênh do khủng hoảng và nhiều tổ chức tài chính đang lao đao.
Thắng lớn sau vụ bán vốn 1,5 tỷ USD, VPBank 'dè dặt' với kế hoạch lợi nhuận 2023
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBank (VPB) của ông Ngô Chí Dũng đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2023 khá khiêm tốn dù sẽ thu về 1,5 tỷ USD sau khi bán 15% vốn cho đối tác ngoại.
Từ mức cao chót vót, thanh trà Thái có giá rẻ như rau
Chỉ trong vòng 20 ngày, từ mức cao chót vót, giá thanh trà Thái lao dốc, rơi xuống mức rẻ khó tin.
Doanh nghiệp trông chờ 'cuộc cách mạng’ trong thủ tục xuất nhập cảnh
Sau nhiều trông đợi, Chính phủ đồng thuận sửa đổi chính sách visa theo hướng mở rộng danh sách các nước được miễn thị thực điện tử, tăng thời hạn lưu trú cho khách ngoại. Doanh nghiệp cho rằng đây sẽ là cuộc cách mạng trong thủ tục xuất nhập cảnh.
Bất ngờ đắt khách ở châu Á, 'hạt ngọc Việt' xuất sang một nước tăng tới 30.352%
Các khách hàng ở châu Á như Trung Quốc, Indonesia... bất ngờ tăng mua lượng lớn gạo Việt Nam. Nhờ đó, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đảo chiều tăng mạnh trong 3 tháng năm đầu năm nay.
Giá vàng hôm nay 30/3: Vàng 'quay xe' đồng loạt giảm
Giá vàng hôm nay 30/3 trên thị trường quốc tế giảm trong bối cảnh đồng USD ở mức thấp và giới đầu tư đánh cược vào khả năng Mỹ sẽ cắt giảm lãi suất ngay trong năm nay. Giá vàng trong nước cũng giảm theo.
Giá xăng dầu hôm nay 30/3: Quay đầu giảm
Giá xăng dầu hôm nay (30/3) trên thị trường thế giới quay đầu giảm do các nhà đầu tư chốt lời sau 3 phiên tăng liên tiếp và lo ngại thiếu hụt nguồn cung hạ nhiệt.
Xây dựng, đất đai, hải quan, thuế bị doanh nghiệp 'chê' nhiều nhất
Lĩnh vực đất đai và xây dựng bị 14% doanh nghiệp đánh giá kém, 43% doanh nghiệp đánh giá trung bình; thuế và hải quan có 10% doanh nghiệp đánh giá kém, 30% đánh giá trung bình.