Nghề thu hoạch hà đá

Với nhiều người dân ở Đồ Sơn, Cát Bà…, hà đá được coi là “lúa” của biển. Từ bao đời nay, nghề gõ hà đá đem lại nguồn thu nhập ổn định giải quyết công ăn, việc làm cho người lao động địa phương.

Món ăn ưa thích

Trên các bãi biển ở khu vực đền Bà Đế, đảo Dấu, Cát Bà…, có nhiều tảng đá lỗ chỗ như tổ ong do hà bám. Theo các nhà khoa học, sở dĩ hà có thể phá được đá làm chỗ trú ngụ vì chúng tiết ra một chất dịch có tính a-xít cao làm đá mềm, sau đó, hà dùng chân và vòi làm điểm tựa rồi xoay toàn thân để lớp vỏ cứng cọ vào làm đá vỡ vụn. Nếu không có đá đục lỗ làm chỗ trú, chúng sẽ chết. Hà đá không chỉ đục được tất cả các loại đá mà còn đục được cả bê-tông, thứ đá duy nhất mà chúng chịu thua là đá hoa cương. Vì tập tính sinh hoạt này mà hà đá bị coi là “kẻ thù không đội trời chung” của các công trình ven biển như đê, kè, nhà cửa, cầu tàu, bến cảng… Không những thế, khách du lịch và người đi tắm biển rất sợ lớp vỏ sắc lẹm của nó. Nếu sơ ý bám tay hoặc giẫm chân trần lên chúng, có thể phải chịu những vết cứa rất sâu vào da thịt.

Có thể, với nhiều người, chúng bị coi là kẻ phá hoại và gây hại, nhưng với người dân ở Đồ Sơn, Cát Bà…, hà đá lại được coi là “lúa”, là lộc do biển đem lại. Một người chuyên đi khai thác hà đá ở khu vực bãi đá gần đền Bà Đế tâm sự, xưa kia, vào những lúc biển động không ra khơi đánh bắt tôm, cá được, ngư dân ở Đồ Sơn thường ra bãi biển bắt còng, cáy… Họ phát hiện, khi đập vỡ những tảng đá xù xì, thấy có những con nhuyễn thể to bằng đầu ngón tay. Đem về rửa sạch nấu canh chua hay xào với hành, thì là, rau răm, ăn rất ngon. Lâu dần, thay vì đập vỡ hà đá bằng những hòn đá nhỏ, họ nghĩ ra cách làm chiếc búa cán gỗ, lưỡi búa bằng sắt có 2 đầu, một đầu nhọn để đập vỡ vỏ, một đầu bằng để móc con hà ra. Từ đó, số lượng hà khai thác được nhiều hơn, đem ra chợ bán “đắt như tôm tươi”. Gõ hà đá dần trở thành nghề giải quyết việc làm cho nhiều gia đình địa phương. Hà đá được ví như là những “hạt lúa” của biển. Mỗi khi đàn ông ra khơi đánh bắt tôm cá, vợ, con của họ ở nhà lại cặm cụi, cần mẫn đem búa, đem xô ra thu hoạch “lúa”. Đi gõ hà đá ít khi ra về tay trắng.

Nhọc nhằn nghề gõ hà đá

Dù ngoài 50 tuổi nhưng chị Hoàng Thị Hà, ở phường Ngọc Xuyên (quận Đồ Sơn), có thâm niên 42 năm trong nghề gõ hà đá. Chị cho biết, từ năm 10 tuổi, ngoài thời gian đi học, chị thường ra bãi đá gần đền Bà Đế gõ lấy hà đem ra chợ bán. Lớn lên, lấy chồng rồi sinh con, chị vẫn tiếp tục theo nghề. Nhưng hà ở khu vực gần đền Bà Đế ngày càng ít, chị cùng mọi người phải ra đảo Dấu. Ngày nhiều có tới hơn 30 người, ngày ít thì 5-6 người lụi cụi kiếm miếng cơm, manh áo từ những hòn đá xù xì quanh đảo. Sáng, phải dậy rất sớm để chuẩn bị đồ nghề, nấu cơm cho vào cặp lồng cơm rồi nhờ tàu, đò ra đảo. Hôm nào được nhiều, khoảng 11-12 giờ trưa lại nhờ về đất liền cho kịp phiên chợ trưa. Hôm được ít, cố nán lại đến 4-5 giờ chiều.

Người ta đi gõ hà quanh năm nhưng mùa khai thác chủ yếu diễn ra từ tháng 11 âm lịch đến tháng 6 năm sau. Vào mùa, hà khai thác được nhiều, ngon hơn. Chỉ cần nhìn gió, người gõ hà có kinh nghiệm biết được chất lượng. Hôm nào gió Nam, hà chắc, ngọt, bán được giá. Còn gặp gió Đông, hà óp, không ngon, rất khó bán. Những ngày nước lên ngập bãi đá phải nghỉ ở nhà. Còn những ngày nước rút xuống sâu, phải đi sớm, về muộn và cầm chắc sẽ gõ được nhiều hà to, ngon. Với những người gõ hà ở đất liền không sao, nhưng với những người ra đảo Dấu, hôm nào trời mưa, bão, gió lớn…, phải nghỉ. Vì thế, tháng nào thời tiết thuận lợi, ra đảo khai thác hà được 20 ngày, còn không, chỉ ra được dăm bữa. Chị Hà tâm sự, nhìn tưởng dễ, nhưng nếu không có kinh nghiệm, vừa gõ được ít, lại vừa để lẫn sạn. Trước tiên, phải quan sát chỗ nào có nhiều hà to. Khéo léo dùng đầu nhọn của lưỡi búa gõ với lực vừa phải để lớp vỏ không vỡ vụn và không bập lưỡi búa vào mình con hà. Sau đó, dùng đầu bằng của búa nậy thân con hà nguyên vẹn ra cho vào xô.

Nghề gõ hà đá phải chịu nhiều rủi ro. Nhiều người gặp nạn khi bám trên những mỏm đá cao, bị trượt chân xuống biển. Còn chuyện bị xây sát chân tay xảy ra “như cơm bữa”. Bàn tay, bàn chân ai cũng chằng chịt những sẹo là sẹo. Vết sẹo cũ chưa ăn da non, vết sẹo mới đã chồng lên. Ngoài ra, do ngồi gõ nhiều, đêm nào về nằm ngủ, cũng thấy đau ê ẩm khắp mình mẩy. Về già, nhiều người bị bệnh về xương, khớp…Dù thu nhập từ nghề gõ hà đá có thể đủ ăn, thế nhưng, không bù đắp được bao nỗi vất vả, nhọc nhằn và hiểm nguy. 

PV

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !