Nghệ An dẫn đầu vỡ quỹ BHYT, có thể vượt chi 1700 tỷ đồng!

Nếu không có giải pháp hữu hiệu, Nghệ An lại là địa phương dẫn đầu về vỡ quỹ với số tiền có thể lên đến 1.700 tỷ đồng.

Năm 2016, Nghệ An thuộc tốp đứng đầu cả nước về bội chi BHYT, vượt hơn 700 tỷ đồng. Quý I năm 2017, số tiền đề nghị thanh toán đã là 700,380 tỷ đồng.

Nghệ An dẫn đầu vỡ quỹ BHYT, có thể vượt chi 1700 tỷ đồng! - ảnh 1

Bệnh nhân chờ khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa huyện Diễn Châu - Ảnh: Từ Thành

Ông Lê Xuân Đại - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, trăn trở: Phân khai dự toán hay nói nôm na là khoán chi BHYT là giải pháp của mọi giải pháp để vừa đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT, vừa chống vỡ quỹ khám chữa bệnh. Khoán chi cho các cơ sở khám chữa bệnh tức là giao cho họ tự kiểm soát họ.

Đi khám 62 lần/quý

Theo số liệu từ cuộc làm việc giữa UBND tỉnh Nghệ An và BHXH Việt Nam, quý I/2017, số lượt khám chữa bệnh tăng đột biến đến mức khó hiểu. Cụ thể, bệnh nhân ngoại trú tăng 224.244 lượt, tương đương 33% so với cùng kỳ; bệnh nhân nội trú tăng 21.005 lượt, tương đương 22%. Đơn thuốc bình quân của bệnh nhân ngoại trú ở tuyến tỉnh là hơn 700.000 đồng, trong khi bình quân của cả nước chỉ là 353.000 đồng. Các chi phí khác như xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh… cũng tăng rất cao so với bình quân của cả nước; tỷ lệ chỉ định cho những dịch vụ này cũng tăng đến 36% so với năm 2016.

Một số bệnh viện có tỷ lệ chỉ định chẩn đoán hình ảnh cho bệnh nhân nội trú tăng quá cao như Bệnh viện Phong da liễu Quỳnh Lập tăng đến 568%, Bệnh viện Đa khoa huyện Quỳ Châu tăng 183%, Bệnh viện Đa khoa huyện Quỳ Hợp tăng 74%, Bệnh viện Đa khoa huyện Quỳnh Lưu tăng 55%. Số lần xét nghiệm trung bình trên một bệnh nhân nội trú cũng tăng cao kéo theo tăng việc chi trả BHYT, đặc biệt như các bệnh viện: Ung bướu 36,61 lần; Nội tiết 41,39 lần; Trung tâm Huyết học truyền máu 55,4 lần…

Tình trạng bệnh viện chỉ định bệnh nhân vào điều trị nội trú đối với các bệnh chưa đến mức phải nhập viện điều trị hoặc kéo dài thời gian điều trị có chiều hướng gia tăng. Một số bệnh viện có tỷ lệ bệnh nhân nội trú tăng cao như Sản Nhi Nghệ An; Cửa Lò, Bệnh viện Mắt Nghệ An, đa khoa Nghi Lộc, đa khoa Thanh Chương… Tuy nhiên khi kiểm tra đột xuất thì số lượng bệnh nhân không có mặt cũng rất cao, cụ thể: đa khoa Cửa Lò vắng thường xuyên từ 20-30%; Bệnh viện Đông Âu vắng đến 70% người bệnh; Bệnh viện Minh Hồng vắng 38%...

Hiện tượng tách hồ sơ điều trị nội trú để giảm trần điều trị dẫn đến gia tăng số lượt điều trị dẫn đến gia tăng kinh phí KCB cũng đã xuất hiện tại một số cơ sở KCB. Số liệu phân tích của BHXH tỉnh cho thấy, số lượt bệnh nhân điều trị từ 2 lần trở lên chiếm đến 58% tổng số bệnh nhân vào viện của cả quý.

Thậm chí có những người đi khám tới hàng chục lần trong tháng. Ông Trần Hữu H. trong quý I/2017 đã khám đến 62 lần; ông Nguyễn Hữu N. khám 57 lần; ông Trịnh Hồng Th. khám 29 lần…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh - ông Lê Xuân Đại phải thốt lên: Tăng đột biến số lượt KCB trong quý I như thế này, là có vấn đề.

Tự kiểm soát chính mình

Ông Lê Trường Giang - Giám đốc BHXH Nghệ An, cho biết, dự kiến quỹ KCB toàn tỉnh năm 2017 là 1.922 tỷ đồng. Do Nghệ An có đặc thù riêng, số người được hưởng 100% chi phí KCB lên đến 58% nên BHXH Việt Nam cho phép bội chi là 890 tỷ, do đó dự kiến chi BHYT cho năm 2017 là 2.812 tỷ đồng. Trong lúc đó, số liệu đề nghị thanh toán quý I của các cơ sở KCB qua cổng thông tin giám định BHYT và tỷ lệ gia tăng chi phí KCB giữa các quý trong những năm vừa qua, nếu không có biện pháp hữu hiệu thì kinh phí KCB sẽ lên đến 3.501 tỷ đồng, bội chi những 1.700 tỷ.

Một số lãnh đạo của vài bệnh viện ở thành phố Vinh đã nói với chúng tôi: Chỉ khi nào các cơ sở KCB tự quản lý lấy nguồn quỹ KCB thì khi đó mới mong hết nguy cơ vỡ quỹ BHYT. Cụ thể là giao cho các cơ sở KCB một số kinh phí nhất định trên cơ sở đánh giá đội ngũ, cơ sở vật chất trang thiết bị… để mỗi cơ sở KCB phải tự cân đối, đảm bảo khám chữa bệnh với chất lượng tốt nhất mà vẫn không bị bội chi quỹ BHYT.

Tuy nhiên cũng có người không mặn mà với đề xuất này. Ví như ở Bệnh viện Đa khoa huyện Quỳ Hợp, ông Vũ Duy Mạng - Phó Giám đốc, nói: Đây là chính sách vì cơ sở, đầu tư cho cơ sở để giảm tải cho tuyến trên, nhưng rất khó phát huy, vì đội ngũ thiếu và yếu.

Về vấn đề này, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho rằng: Tự chủ tài chính là con đường duy nhất để nâng cao chất lượng cho các cơ sở KCB. Hơn lúc nào hết, lúc này cần phải nâng cao chất lượng KCB cho y tế tuyến huyện. Giải pháp trước mắt có thể là, các cơ sở KCB tuyến huyện tìm kiếm hợp đồng với các bác sỹ ở tuyến tỉnh vừa mới nghỉ hưu, trình độ của họ chưa mai một, tay nghề đang điêu luyện để dành thời gian cho các bác sỹ tuyến huyện lên tuyến trên để học hỏi, nâng cao trình độ.

Trao đổi với chúng tôi chiều 19/4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Lê Xuân Đại cho biết: Mới đây tỉnh có buổi làm việc với BHXH Việt Nam. Hai bên thống nhất rất cao về việc phân khai dự toán kinh phí KCB. Nói nôm na là giao khoán kinh phí cho các cơ sở KCB để họ tự quản lý nguồn quỹ BHYT, chủ động chi tiêu, xiết chặt các chỉ định cận lâm sàng, tránh chỉ định tràn lan và có phác đồ điều trị hợp lý nhất, đảm bảo quyền lợi cho người bệnh. Ông Đại nói: “Theo tôi đó là giải pháp của mọi giải pháp, ít nhất là trong giai đoạn hiện nay”.

Nguồn: Việt Thắng/laodongnghean.vn

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Yếu tố làm tăng 56% nguy cơ đột quỵ

Sự cô đơn kéo dài có thể khiến một người đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao giống như khi mắc bệnh nền hay có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh.

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Nhiều bệnh nhân đã được BHYT thanh toán hàng chục tỷ đồng

Nhiều bệnh nhân đã được quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả hàng chục tỷ đồng trong quá trình điều trị, đặc biệt là các bệnh hiếm.

Uống bao nhiêu cà phê để ngăn ngừa sỏi thận?

Bắt đầu mỗi ngày với 1-2 tách cà phê có thể giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau bao gồm sỏi thận, bệnh tim, tiểu đường loại 2, một số loại ung thư.

Đang cập nhật dữ liệu !