Nghệ An: Chú trọng phát triển đội tàu xa bờ, nâng cao năng suất lao động

Những năm qua, với định hướng khai thác thủy sản xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo, ngư dân huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) đã chú trọng phát triển đội tàu xa bờ, mang lại năng suất, sản phẩm có giá trị cao.

Cảng cá Lạch Quèn (huyện Quỳnh Lưu) nhộn nhịp sau mỗi chuyến ra khơi.

Huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) có hơn 19,5km bờ biển, 2 cửa lạch chính đổ ra biển được nối với nhau bởi hệ thống sông Mai Giang và kênh Nhà Lê tạo thành vùng triều rộng lớn nên có nhiều tiềm năng để phát triển mạnh nghề khai thác, nuôi trồng và dịch vụ hậu cần thủy sản.

Chính vì vậy, trong những năm qua, địa phương này đã tập trung phát huy tiềm năng, lợi thế để phát triển nghề khai thác hải sản một cách mạnh mẽ, mang lại hiệu quả cao.

Với định hướng khai thác thủy sản xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo, huyện Quỳnh Lưu đã chú trọng phát triển đội tàu có công suất lớn với các nghề khai thác sản phẩm có giá trị kinh tế cao.

Để thực hiện tốt mục tiêu đó, huyện đã triển khai và thực hiện tốt gắn với các chủ trương, chính sách phát triển nghề khai thác hải sản như Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa, Nghị định số 67/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, Nghị định số 17/2018/NĐ-CP… Hàng năm, bình quân toàn huyện đóng mới từ 38 – 40 tàu cá có công suất từ 400CV trở lên. Các tàu vươn khơi với sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước nên hiệu quả khai thác cũng được tăng lên đáng kể.

Ngư dân Bùi Quang Luyến (trú ở thôn Thành Tiến, xã Tiến Thủy, huyện Quỳnh Lưu) phấn khởi cho biết: “Tình hình khai thác hải sản của ngư dân Tiến Thủy chúng tôi từ đầu năm đến nay cũng tương đối thuận lợi. Bây giờ có máy móc hiện đại rồi, mình cứ chạy khi nào thấy cá thì đánh bắt. Trong tháng vừa rồi, tàu của tôi đi 2 ban, thu được 900 triệu đồng, mỗi thành viên lao động trên tàu cũng được 18 triệu”.

Đến thời điểm hiện nay, toàn huyện Quỳnh Lưu đã có 1.168 tàu khai thác hải sản, chiếm 35% toàn tỉnh Nghệ An. Trong đó, có gần 700 tàu có công suất từ 90CV trở lên, chiếm gần 50% toàn tỉnh, tổng công suất hơn 310CV, công suất bình quân 270CV/tàu, một số tàu có công suất hơn 1.000CV, cá biệt có tàu trên 1.500CV.

Việc đóng mới các tàu công suất lớn được bà con ngư dân đầu tư, bên cạnh đó các tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng rộng rãi vào khai thác hải sản, toàn bộ tàu khai thác xa bờ đều đầu tư lắp đặt máy dò cá và máy thông tin liên lạc tầm xa ICOM. Nhiều tàu làm hầm bảo quản lạnh trên tàu cá bằng vật liệu PU, lắp bóng đèn Halogen, lắp đặt hệ thống tời lưới và tời nâng cá từ hầm cá lên boong tàu… làm tăng chất lượng sản phẩm đánh bắt, giảm sức lao động; đồng thời, giảm thiểu tai nạn rủi ro trên biển.

rong 7 tháng đầu năm 2019, tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản của huyện Quỳnh Lưu đạt 40.237 tấn.

Nhờ vậy, sản lượng thủy hải sản khai thác hàng năm của huyện Quỳnh Lưu đạt từ 60 – 65 nghìn tấn, chiếm gần 50% sản lượng khai thác hải sản toàn tỉnh, trung bình mỗi năm tăng từ 10 – 15%.

Trong 7 tháng đầu năm 2019, tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản của huyện Quỳnh Lưu đạt 40.237 tấn, đạt 56,94% kế hoạch, tăng 15,28% so với cùng kỳ năm 2018.

Ông Đặng Ngọc Bình – Phó chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu cho biết: “Việc khai thác thủy, hải sản đảm bảo theo yêu cầu chất lượng được huyện luôn chú trọng. Để thực hiện tốt việc này, địa phương đã khuyến khích, hỗ trợ cho bà con ngư dân tổ chức đóng mới được các phương tiện công suất lớn, nhằm tăng năng lực đánh bắt.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đang thành lập một khu công nghiệp chế biến tại xã Quỳnh Thuận. Đây được xem là một nhiệm vụ trước mắt, quan trọng và mang tính chất quyết liệt để làm 'bà đỡ' cho hoạt động sản xuất, đặc biệt là hoạt động khai thác thủy, hải sản trên địa bàn”.

Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành khai thác hải sản ở huyện Quỳnh Lưu vẫn còn một số vấn đề hạn chế, yếu kém và khó khăn, thách thức. Do đó, để phát huy tiềm năng kinh tế biển và phát triển khai thác thủy sản một cách hiệu quả và bền vững, địa phương cũng đang nỗ lực tập trung tuyên truyền phổ biến luật thủy sản, thực hiện tốt các cơ chế, chính sách để phát triển đội tàu khai thác xa bờ công suất lớn với các nghề khai thác sản phẩm có giá trị kinh tế cao, sắp xếp cơ cấu nghề nghiệp khai thác hợp lý trên cơ sở giảm các nghề khai thác hủy diệt, ảnh hưởng tới nguồn lợi, tăng các nghề có tính chọn lọc và thân thiện với môi trường.

Bảo Trâm - Trần Huệ

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !