Ngày đầu năm 2022 có 14.835 ca mắc COVID-19, Hà Nội nhiều nhất với 1.748 ca

Bản tin dịch COVID-19 ngày 1/1/2022 của Bộ Y tế cho biết có 14.835 ca mắc COVID-19 tại 62 tỉnh, thành phố; Hà Nội vẫn nhiều nhất với 1.748 ca; Đến nay Việt Nam đã ghi nhận 20 ca COVID-19 nhiễm biến chủng Omicron.

Thông tin các ca mắc COVID-19 tại Việt Nam

Tính từ 16h ngày 31/12/2021 đến 16h ngày 01/01/2022, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 14.835 ca nhiễm mới, trong đó 13 ca nhập cảnh và 14.822 ca ghi nhận trong nước (giảm 1.654 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 9.628 ca trong cộng đồng).

- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (1.748), Vĩnh Long (1.223), Tây Ninh (947), Khánh Hòa (785), Bình Phước (728), TP. Hồ Chí Minh (569), Trà Vinh (563), Bình Định (521), Cà Mau (498), Đồng Tháp (405), Bạc Liêu (399), Bắc Ninh (368), Thừa Thiên Huế (350), Phú Yên (283), Cần Thơ (276), An Giang (265), Lâm Đồng (265), Quảng Ninh (254), Kiên Giang (247), Hưng Yên (245), Bình Thuận (211), Thanh Hóa (210), Đồng Nai (203), Tiền Giang (195), Đà Nẵng (188), Quảng Nam (181), Sóc Trăng (180), Hậu Giang (170), Bến Tre (161), Gia Lai (145), Quảng Ngãi (145), Nghệ An (143), Hà Giang (143), Hải Phòng (116), Đắk Nông (114), Bình Dương (105), Bà Rịa - Vũng Tàu (104), Vĩnh Phúc (96), Nam Định (93), Hà Nam (88), Ninh Bình (72), Bắc Giang (69), Sơn La (67), Hòa Bình (62), Ninh Thuận (61), Thái Nguyên (58), Phú Thọ (55), Long An (51), Quảng Bình (51), Quảng Trị (47), Đắk Lắk (40), Thái Bình (37), Kon Tum (36), Lào Cai (31), Lạng Sơn (30), Điện Biên (29), Cao Bằng (26), Bắc Kạn (25), Yên Bái (18), Tuyên Quang (11), Hà Tĩnh (8), Lai Châu (8).

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Cà Mau (-565), Hải Phòng (-404), Bình Phước (-275).

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Tây Ninh (+171), Vĩnh Long (+143), Quảng Ninh (+99).

- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 15.232 ca/ngày.

- Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 20 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron, đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Nội (1), Quảng Nam (14), TP.Hồ Chí Minh (5).

Ngày đầu năm 2022 có 14.835 ca mắc COVID-19, Hà Nội nhiều nhất với 1.748 ca - Ảnh 1.

Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam tính đến tối 1/1/2022

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.746.092 ca nhiễm, đứng thứ 31/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 138/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 17.706 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.740.340 ca, trong đó có 1.355.459 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (503.813), Bình Dương (290.776), Đồng Nai (97.921), Tây Ninh (76.056), Hà Nội (47.586).

Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 2.990 ca

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.358.276 ca

2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.304 ca, trong đó:

- Thở ô xy qua mặt nạ: 4.375 ca

- Thở ô xy dòng cao HFNC: 994 ca

- Thở máy không xâm lấn: 136 ca

- Thở máy xâm lấn: 780 ca

- ECMO: 19 ca

3. Số bệnh nhân tử vong:

- Từ 17h30 ngày 31/12/2021 đến 17h30 ngày 01/01/2022 ghi nhận 216 ca tử vong tại:

+ Tại TP. Hồ Chí Minh (33) trong đó có 6 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Bình Dương (1), Long An (1), Cà Mau (1), Cần Thơ (1), Trà Vinh (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1).

+ Tại các tỉnh, thành phố khác: Đồng Nai (26), Vĩnh Long (16), Bà Rịa - Vũng Tàu (15), Bến Tre (14), Cần Thơ (14), Kiên giang (13), Sóc Trăng (12), Đồng Tháp (12), Tây Ninh (11), An Giang (10), Tiền Giang (9), Bình Dương (7), Trà Vinh (5), Cà Mau (5), Bình Thuận (3), Bình Định (2), Khánh hòa (2), Bình Phước (2), Long An (2), Bạc Liêu (2), Đà Nẵng (1).

- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 222 ca.

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 32.610 ca, chiếm tỷ lệ 1,9% so với tổng số ca nhiễm.

- Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/224 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 131/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 26/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

Tình hình xét nghiệm

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 30.414.070 mẫu tương đương 74.967.758 lượt người, tăng 105.572 mẫu so với ngày trước đó.

Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19

Trong ngày 31/12 có 1.254.064 liều vaccine phòng COVID-19được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 152.201.656 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 77.665.634 liều, tiêm mũi 2 là 68.820.229 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vaccine Abdala) là 5.715.793 liều.

Số ca mắc COVID-19 trên thế giới

- Cả thế giới có 288.592.182 ca nhiễm, trong đó 253.838.420 khỏi bệnh; 5.454.975 tử vong và 29.298.787 đang điều trị (89.753 ca diễn biến nặng).

- Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 124.507 ca, tử vong tăng 1.983 ca.

- Châu Âu tăng 63.035 ca; Bắc Mỹ tăng 10.457 ca; Nam Mỹ tăng 177 ca; châu Á tăng 15.345 ca; châu Phi tăng 173 ca; châu Đại Dương tăng 35.320 ca.

- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 6.642 ca, trong đó: Thái Lan tăng 3.011 ca, Philippines tăng 3.617 ca, Campuchia tăng 14 ca.

Những hoạt động của ngành y tế trong ngày

- Bộ Y tế có Công điện gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 dịp tết Dương lịch 2022.

- Chỉ đạo các địa phương tăng cường tiêm vaccine phòng COVID-19, tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 đảm bảo tiêm đủ liều cơ bản cho người từ 12 tuổi trở lên; rà soát không bỏ sót đối tượng tiêm chủng và tổ chức tiêm vét cho tất cả người dân có đủ điều kiện tiêm chủng được tiêm đủ liều vaccine.

- Bộ Y tế tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch do chủng mới Omicron gây ra; thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới để cập nhật thông tin, kịp thời, chính xác về biến chủng này; Chỉ đạo các địa phương tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch; đặc biệt công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về phòng, chống dịch.

- TP. Hồ Chí Minh: UBND TP Hồ Chí Minh vừa cập nhật kết quả đánh giá cấp độ dịch COVID-19 trên địa bàn. Đến tối 31/12, dịch tại TP Hồ Chí Minh duy trì cấp độ 2. Trong số 22 địa bàn cấp quận/huyện, có 16 đơn vị đạt cấp độ 1 (nguy cơ thấp - bình thường mới), 6 địa phương đạt cấp độ 2 (màu vàng - nguy cơ trung bình) và không có địa phương nào ở cấp độ 3.

- TP. Hà Nội: Đêm 31/12/2021, UBND TP. Hà Nội ban hành Thông báo số 865/TB-UBND về đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn. Hà Nội vẫn ở cấp độ 2 (nguy cơ trung bình, tương ứng với màu vàng) trong phòng, chống dịch COVID-19.

Trong 30 quận, huyện, thị xã, có 2 huyện ở cấp độ 1 (nguy cơ thấp, tương ứng với màu xanh); có 18 quận, huyện, thị xã ở cấp độ 2 và 10 quận, huyện ở cấp độ 3 (nguy cơ cao, tương ứng với màu cam). Quận Đống Đa sau 3 tuần liên tục ở cấp độ 3 thì hiện tại đã xuống cấp độ 2, cửa hàng ăn uống quận Đống Đa được bán tại chỗ.

Theo suckhoedoisong.vn

Hơn 1.400 nhân viên y tế thôn bản được nâng cao kiến thức ứng phó đại dịch

1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Đang cập nhật dữ liệu !