Ngạo ngược trên Biển Đông, Trung Quốc sẽ bị "gậy ông đập lưng ông"

Theo The National Interest (TNI) của Mỹ, Trung Quốc đang tự gây bất ổn, để tuột mất hòa bình khi quá tham lam trên Biển Đông. Gần đây, vì quá bất bình, nhiều nước trong khu vực và thế giới đã phải lên tiếng trước sự ngang ngược của Bắc Kinh.

TNI cho rằng, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy, các hoạt động cải tạo trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông là nhằm phát triển một mạng lưới căn cứ để đặt các hệ thống radar cũng như hệ thống phát hiện tàu ngầm, hỗ trợ cho các đơn vị giám sát của không quân và hải quân.

Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc dường như đang muốn rải một loạt căn cứ trái phép trên Biển Đông nhằm khiến cho Bắc Kinh trở nên nguy hiểm đối với các quốc gia láng giềng và Mỹ.

Ngạo ngược trên Biển Đông, Trung Quốc sẽ bị

Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường Hải Khẩu (171) của Trung Quốc tham dự tập trận RIMPAC 2014.

Mục tiêu của Trung Quốc là đưa vùng biển phía nam của đảo Hải Nam của nước này trở thành một nơi ẩn náu an toàn cho các lực lượng hải quân, đặc biệt là tàu ngầm, cũng như một điểm “nhảy tắt” cho các hoạt động xa xôi ở Biển Đông.

Số lượng và quy mô các hoạt động trái phép của Trung Quốc đã khiến cho nhiều nước trong khu vực quan ngại. Họ cũng lo sợ trước khả năng quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc.

Những hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông đại diện cho cốt lõi vấn đề mà Bắc Kinh đang tự gây ra cho chính mình. Chúng buộc các quốc gia trong khu vực cũng như Mỹ phải có hành động ngăn chặn, tác động xấu đến mối quan hệ lâu dài của Bắc Kinh với Đông Nam Á, gây căng thẳng cho cả khu vực, làm xấu hình ảnh của Bắc Kinh trên toàn cầu.

Tình hình có thể còn xấu hơn nữa nếu Bắc Kinh bất chấp luật pháp quốc tế và bác bỏ phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) trong vụ việc Philippines kiện Trung Quốc về yêu sách ngang ngược ở Biển Đông.

Ngạo ngược trên Biển Đông, Trung Quốc sẽ bị

Tàu cá Trung Quốc liên tục gây náo loạn Biển Đông.

Hôm 25/4, tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) đưa tin, nếu PCA ra phán quyết bất lợi cho Trung Quốc, nước này có thể sẽ đẩy nhanh kế hoạch xây dựng một “đảo nhân tạo” tại Scarborough Shoal, bãi cạn chỉ cách bờ biển Philippines 230 km, nhưng cách bờ biển gần nhất của Trung Quốc tới 1.020 km.

Washington thường xuyên chỉ trích mạnh mẽ và gọi những hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng trái phép là “Vạn lý trường thành bằng cát” trên Biển Đông.

Theo tờ Sydney Morning Herald (SMH) của Australia, khả năng chiến tranh Mỹ - Trung hoàn toàn có thể xảy ra khi cuộc đua tranh giành quyền ảnh hưởng tại Tây Thái Bình Dương đang ngày càng quyết liệt.

SMH dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein cho rằng, cuộc đối đầu Mỹ - Trung có khả năng leo thang thành một trong những cuộc xung đột đẫm máu nhất trong thời đại của chúng ta, thậm chí còn của cả lịch sử nhân loại”.

Gần đây, Trung Quốc còn đưa cả máy bay chiến đấu và tên lửa đất đối không đến đảo Phú Lâm của Việt Nam và có nhiều hành động ngang ngược khác với các nước láng giềng.

Tiến sĩ Shi Yinghong là một chuyên gia về quan hệ Mỹ - Trung tại Đại học Nhân dân Trung Quốc đồng thời là cố vấn của Quốc vụ viện Trung Quốc (cơ quan hành chính nhà nước tối cao, thi hành pháp luật và nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội). Ông Shi nhận định, ông Tập Cận Bình muốn Trung Quốc được công nhận là một siêu cường ngang với Mỹ. Thứ hai, ông Tập muốn Trung Quốc có vai trò ngang Mỹ trong việc quản lý các vấn đề toàn cầu. Đặc biệt, Trung Quốc muốn phải có vị thế hơn Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.

Ngạo ngược trên Biển Đông, Trung Quốc sẽ bị

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc thăm Campuchia vào cuối tuần trước.

Cũng theo ông Shi, Bắc Kinh sẽ tăng cường vũ trang và khả năng chiến lược để “ăn miếng trả miếng” với Mỹ và buộc Mỹ phải thừa nhận vị thế của Trung Quốc trong khu vực.

Ngoài ra, gần đây, Bắc Kinh liên tiếp phải nhận sự chỉ trích của các nước láng giềng như Việt Nam, Philippines, Indonesia, Malaysia vì đã có những hành động đầy thách thức ở Biển Đông.

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton Carter vừa hoãn chuyến thăm tới Trung Quốc, trong khi vẫn giữ nguyên lịch trình tới Ấn Độ và Philippines cách đây hai tuần. Trong chuyến công du này, ông Carter thảo luận với New Dehli và Manila về việc tăng cường hợp tác quân sự trong bối cảnh cùng có chung mối lo ngại về Trung Quốc.

Không chỉ có các nước trong khu vực, nhiều quốc gia khác trên thế giới và cả những quốc gia không có tranh chấp trên Biển Đông cũng lên tiếng cảnh báo Bắc Kinh.

Hôm 18/4, phát biểu tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Washington ông Hugo Swire, Quốc vụ khanh phụ trách khu vực Đông Á của Bộ Ngoại giao Anh đã thẳng thắn chỉ trích: “Tình hình căng thẳng ở Biển Đông là do hành động cứng rắn của Trung Quốc tạo ra”. Ông khẳng định phán quyết sắp tới của Tòa án Trọng tài Thường trực về vấn đề Biển Đông có tính ràng buộc đối với cả Trung Quốc và Philippines; cả Anh và Mỹ đều sẽ ủng hộ, yêu cầu Trung Quốc phải tuân thủ phán quyết này.

Trước đó một tuần, ngày 11/4, ngoại trưởng các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) cũng đã ra tuyên bố chung, phản đối bất cứ hành vi ép buộc hoặc đơn phương khiêu khích nào nhằm thay đổi hiện trạng hoặc gia tăng căng thẳng trên Biển Đông và biển Hoa Đông.

Không chỉ vậy, hôm 26/4, tờ Phnompenh Post của Campuchia đã vạch trần sự không đứng đắn của Trung Quốc khi phủ nhận tuyên bố của Bắc Kinh về việc đã đạt được thỏa thuận riêng với Campuchia, Lào và Brunei về các tranh chấp trên Biển Đông. Theo Phnompenh, tuyên bố này là nhằm chia rẽ ASEAN.

Những nước có lợi ích trong việc duy trì tự do hàng hải ở Biển Đông như Nhật Bản và Australia cũng đang hành động để ngăn chặn sự quá trớn của Bắc Kinh trong khu vực.

Nhật Bản gần đây đã sửa đổi hiến pháp nhằm mở rộng phạm vi hoạt động của Lực lượng Phòng vệ. Ngoài ra, Tokyo cũng vừa tham gia vào cuộc tập trận chung quy mô lớn hàng năm giữa Mỹ và Philippines. Trong khi đó, Australia cho biết sẽ tăng ngân sách lên gần 23 tỷ USD trong 10 năm tới và nhấn mạnh mối lo ngại ngày càng tăng với các diễn biến trên Biển Đông. Nước này cũng nhiều lần chỉ trích Trung Quốc gây bất ổn, quân sự hóa Biển Đông.

PHẠM KHÁNH (Tổng hợp)

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !