Ngành hàng không khôi phục vận tải nội địa đảm bảo an toàn, linh hoạt

Ngành hàng không đưa ra các giải pháp từng bước khôi phục lại hoạt động vận tải nội địa phù hợp với từng cấp độ phòng, chống dịch Covid-19, đáp ứng nhu cầu đi lại cấp thiết của hành khách, góp phần thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế.

Hành khách phải thực hiện quy định nghiêm phòng dịch

Để từng bước khôi phục lại hoạt động vận tải hành khách nội địa bằng đường hàng không phù hợp với từng cấp độ phòng, chống dịch Covid-19; đáp ứng nhu cầu đi lại cấp thiết của hành khách, góp phần thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế; tối muộn 08/10 Bộ Giao thông Vận tải ban hành Quyết định số 1776/QĐ-BGTVT quy định tạm thời về triển khai các đường bay nội địa chở khách thường lệ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.

Theo đó, mỗi ngày sẽ có 19 chuyến bay nội địa khứ hồi (38 chuyến bay)  phục vụ các hành khách trên khắp cả nước trong giai đoạn thí điểm đầu tiên của Bộ Giao thông Vận tải từ 10/10/2021 - 20/10/2021.

Cụ thể, có 13 chuyến từ Thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh Bình Định, Đà Nẵng, Huế, Khánh Hoà, Nghệ An, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Thanh Hoá, Hải PHòng, Phú Quốc, Gia Lai, Rạch Giá với tần suất 1 chuyến khứ hồi mỗi ngày.

Từ Hà Nội mỗi ngày có 1 chuyến khứ hồi đi Thành phố Hồ Chí Minh/Đà Nẵng/Cần Thơ. Riêng đường bay Hà Nội-Cần Thơ sẽ được khai thác linh hoạt khi có yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Ngoài ra, còn có 1 chuyến khứ hồi Đà Nẵng-Cần Thơ/Đắk Lắk và một chuyến khứ hồi Thanh Hoá-Lâm Đồng.

Trong thời gian thí điểm, các hãng hàng không chỉ tiếp nhận vận chuyển hành khách có nhu cầu đi lại phục vụ quá trình phục hồi kinh tế theo thứ tự ưu tiên: Hoạt động công vụ, lực lượng phòng chống dịch Covid-19, các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nhân và các đối tượng khác.

Các hãng hàng không thực hiện giãn cách ghế, xây dựng quy trình phục vụ hành khách theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải bảo đảm phù hợp với yêu cầu phòng chống dịch bệnh

Hành khách khi bay phải tiêm đủ liều vắc xin với chứng nhận thẻ xanh trên sổ Sức khoẻ điện tử/PC-Covid hoặc giấy chứng nhận tiêm đủ liều vắc xin của cơ quan có thẩm quyền cấp, liều cuối cùng đã được tiêm ít nhất 14 ngày hoặc là F0 khỏi bệnh trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về địa phương (có giấy ra viện/giấy xác nhận khỏi bệnh Covid-19). Đồng thời, hành khách cần có kết quả xét nghiệm PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính trong vòng 72 giờ trước khi lên máy bay...

Trong quá trình di chuyển từ cảng hàng không về nơi cư trú, lưu trú, hành khách lưu ý luôn thực hiện 5K, sử dụng ứng dụng, hạn chế dừng và không tiếp xúc nơi đông người; chủ động thông báo với chính quyền địa phương nơi cư trú, lưu trú. Tự theo dõi sức khỏe tại nơi cư trú, lưu trú ít nhất 7 ngày theo quy định cụ thể của từng địa phương.

Hành khách không tham gia chuyến bay khi có các triệu chứng ho, sốt, khó thở, đau mỏi cơ, đau rát họng...

{keywords}
 

Các hãng hàng không gấp rút lên kế hoạch

Ngay sau thông báo của Bộ GTVT, các hãng hàng không trong nước đồng loạt công bố đã sẵn sàng khôi phục các đường bay nội địa.

Hãng hàng không quốc gia Việt Nam, Vietnam Airlines, thông báo từ ngày 10/10 nối lại 14 đường bay hai chiều (theo thứ tự ưu tiên), gồm: Giữa Hà Nội và TP.HCM, Đà Nẵng; Giữa TP.HCM và Hải Phòng, Thanh Hóa, Quy Nhơn, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Đồng Hới, Cam Ranh, Tuy Hòa, Phú Quốc; giữa Thanh Hóa và Đà Lạt.

Trong đó, đường bay từ Hà Nội đi TP.HCM và chiều ngược lại được khai thác mỗi ngày 01 chuyến bay, từ Hà Nội lúc 13h00 và từ TP.HCM lúc 16h00. Vietnam Airlines là hãng hàng không duy nhất khai thác đường bay giữa Hà Nội và TP.HCM bằng dòng máy bay thân rộng A350 và B787.

Các đường bay còn lại, mỗi đường bay sẽ có 05 chuyến bay được khai thác trong 11 ngày từ 10/10 đến 20/10. Tổng cộng có 152 chuyến bay Vietnam Airlines sẽ cất cánh trong giai đoạn này.

Tương tự, hãng hàng không giá rẻ Vietjet Air công bố mở lại 15 đường bay đón khách trên những chuyến bay xanh an toàn trong thời gian từ 10-20/10, gồm các đường bay từ TP.HCM đi Hải Phòng, Đà Nẵng, Quy Nhơn (Bình Định), Vinh, Thanh Hóa, Chu Lai (Quảng Nam), Huế, Đồng Hới (Quảng Bình), Tuy Hòa (Phú Yên), Phú Quốc (Kiên Giang), Nha Trang (Khánh Hòa), Hà Nội - Đà Nẵng, Đà Nẵng - Cần Thơ, Thanh Hóa - Cần Thơ và Thanh Hóa - Nha Trang.

Hai chuyến bay đầu tiên trong lần trở lại này sẽ khởi hành từ TP.HCM đi Hải Phòng lúc 7h45 và TP.HCM đi Đà Nẵng lúc 13h00 ngày 10/10.

Với Bamboo Airways, hãng sẽ khai thác 12 chặng bay nội địa gồm: Từ TP.HCM đi: Bình Định, Đà Nẵng, Huế, Khánh Hoà, Nghệ An, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Thanh Hoá, Hải Phòng, Phú Quốc và ngược lại. Từ Hà Nội đi: Đà Nẵng và ngược lại.

Lịch bay chính thức và vé bay sẽ được mở bán trên toàn hệ thống website, Mobile App, các đại lý và phòng vé chính thức của các hãng bay.

Tuân Nguyễn

* Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh dịch Covid-19.

Kiến nghị dừng đề xuất quy định sở hữu nhà chung cư có thời hạn

Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh kiến nghị Bộ Xây dựng xem xét không nên tiếp tục đề xuất “quy định sở hữu nhà chung cư có thời hạn” trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) tới đây.

Kho ứng dụng và trung gian thanh toán khiến game lậu tràn vào Việt Nam

Với việc các kho ứng dụng giảm chiết khấu cùng với sự hỗ trợ từ các bên thanh toán như thẻ tín dụng, ví điện tử (MoMo), game lậu của các nhà phát hành quốc tế, đặc biệt là Trung Quốc dễ dàng vào thị trường Việt Nam.

Năm 2022, một doanh nghiệp du lịch thu hơn 33 tỷ mỗi ngày

Năm 2022, Saigontourist Group đạt doanh thu 12.200 tỷ đồng, tức bình quân mỗi ngày thu 33,4 tỷ đồng. Lãnh đạo TP.HCM lưu ý nếu doanh nghiệp không năng động, không thay đổi thì vị thế đầu đàn chưa chắc giữ được

HĐQT Hòa Phát nhận 0 đồng thù lao trong năm 2022

Năm 2022, hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Hòa Phát gặp nhiều khó khăn, HĐQT nhận 0 đồng tiền thù lao, trong khi con số của năm ngoái lên đến cả trăm tỷ đồng.

Thêm một 'nữ tướng' của tỷ phú Phạm Nhật Vượng nhận lương tiền tỷ

Năm 2022, với 7 tháng ngồi ghế Tổng giám đốc Vinhomes cùng 5 tháng làm Phó Tổng giám đốc doanh nghiệp này, bà Nguyễn Thu Hằng được trả lương và thù lao gần 11,7 tỷ đồng.

Ban chỉ đạo 389 lập tổ công tác chống buôn lậu qua đường hàng không

Bộ Trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, vừa ký quyết định thành lập tổ công tác liên ngành để chống buôn lậu qua đường hàng không.

Hạn chế 'doanh nghiệp sân sau', 'doanh nghiệp thân hữu'

Trong số những điểm sáng của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này là thực hiện đấu giá, đấu thầu và hạn chế giao đất, cho thuê đất góp phần minh bạch hóa thị trường đất đai, hạn chế các doanh nghiệp sân sau, doanh nghiệp thân hữu đầu cơ, trữ đất.

Dân buôn xe vẫn lo 'ế' dù có được giảm 50% lệ phí trước bạ

Giới kinh doanh lo sợ dù đề xuất giảm 50% phí trước bạ ô tô được thông qua cũng khó có thể vực dậy thị trường đang trên đà lao dốc nghiêm trọng.

Phạt 2 doanh nghiệp hơn 130 triệu đồng vì mua xăng dầu ngoài hệ thống

Cục Quản lý thị trường tỉnh Nam Định vừa có báo cáo về việc phát hiện và xử phạt 2 doanh nghiệp về hành vi mua xăng dầu ngoài hệ thống.

Kinh tế số được dự báo đạt 49 tỷ USD vào năm 2025

Kinh tế số Việt Nam được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ kép hàng năm là 31%, chạm mốc 49 tỷ USD vào năm 2025.