Ngân hàng phát mại tài sản của Thủy sản số 4, giảm giá hơn 10%

Ngân hàng Vietcombank mới đây ra thông báo lần hai về việc phát mại tài sản của Công ty cổ phần Thủy sản số 4 (mã chứng khoán: TS4) với mức giá khởi điểm 14,44 tỷ đồng, giảm 1,6 tỷ đồng so với lần 1.

Tài sản đảm bảo này được Công ty cổ phần Thủy sản số 4 dùng để thế chấp cho khoản vay tại Vietcombank nhưng đến nay công ty không còn khả năng trả nợ.

{keywords}
 

Tài sản đảm bảo là giá trị thuê đất, chi phí đầu tư trên đất (công trình xây dựng, máy móc thiết bị đã qua sử dụng, chi phí đắp, đào và gia cố cừ tràm) và cây trồng trên đất của Công ty cổ phần Thuỷ Sản 4, toạ lạc tại xã Tân Hoà, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp gồm: 

Quyền thuê đất diện tích 92.600 m2, là nơi nuôi trồng thủy sản của Công ty cổ phần Thủy sản số 4. Ngoài ra, các công trình trên đất còn có văn phòng làm việc, nhà kho, nhà ăn, trạm biến áp 3 pha, ao nuôi trồng thủy sản, các loại cây ăn trái,…

Như vậy, chỉ sau 1 tháng kể từ thông báo phát mại tài sản lần 1 nhưng không thành công, Vietcombank đã phải giảm giá khởi điểm từ 16 tỷ đồng xuống còn 14,4 tỷ đồng trong thông báo lần hai.

Thực trạng khó khăn của CTCP Thủy sản số 4 còn được thể hiện qua việc cổ phiếu TS4 bị Sở GDCK TP.HCM đưa vào diện kiểm soát từ 13/7/2021 do lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ bị âm hai năm liên tiếp.

Tại thời điểm cuối năm 2020, vốn điều lệ của TS4 ở mức 161,6 tỷ đồng, trong đó cổ đông tổ chức lớn nhất là Tổng công ty Thủy sản Việt Nam với tỷ lệ sở hữu 27,08%. Ngoài ra, ông Nguyễn Văn Lực (Chủ tịch HĐQT của công ty) sở hữu 24,82%; bà Trần Thị Lan Thanh (em dâu ông Lực) sở hữu 4,9%; bà Nguyễn Thị Ngọc Ánh (thành viên HĐQT) sở hữu 4,93%; bà Đỗ Thị Thanh Nga (Phó Tổng Giám đốc) sở hữu 4,9%.

Cũng tại thời điểm cuối năm 2020, tổng tài sản của Công ty ở mức 967,7 tỷ đồng. Nợ phải trả chiếm tới 88% tổng tài sản, tương đương 855,8 tỷ đồng với hơn 597 tỷ đồng là nợ vay ngắn và dài hạn.

Không phải Vietcombank, chủ nợ lớn nhất của TS4 là BIDV Chi nhánh Sài Gòn với khoản tín dụng 297,3 tỷ đồng và cũng đã quá hạn từ tháng 8/2020. Khoản nợ được thế chấp bằng ô tô, máy móc thiết bị và dây chuyền sản xuất, sổ tiết kiệm và nhiều quyền sử dụng đất.

Ngoài ra, CTCP Thủy sản số 4 cũng vay nợ hơn 170 tỷ đồng tại VietABank, trong đó có 94,86 tỷ đồng quá hạn thanh toán.

CTCP Thủy sản số 4 hiện có 3 nhà máy với tổng sản lượng chế biến theo công suất thiết kế hơn 15.000 tấn/năm, gồm các sản phẩm: tôm đông lạnh, mực đông lạnh, cá nước mặn đông lạnh, cá nước ngọt đông lạnh,...

HĐQT TS4 hiện chỉ có 3 thành viên gồm Chủ tịch Nguyễn Văn Lực, Phó Chủ tịch Lê Vĩnh Hòa (đại diện cho phần vốn nhà nước của Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam), và thành viên độc lập Nguyễn Thị Ngọc Ánh.

Ông Nguyễn Văn Lực làm Chủ tịch HĐQT của TS4 từ đầu năm 2021. Trước đó, ông có thời gian làm Tổng Giám đốc công ty từ năm 2005 đến 20/01/2021; Phó Chủ tịch HĐQT công ty từ năm 2002 đến tháng 4/2011.

Ngân Giang

Bóng dáng 'ông lớn' Cholimex trong khoản nợ của công ty con mà ngân hàng rao bán nợ

Bóng dáng 'ông lớn' Cholimex trong khoản nợ của công ty con mà ngân hàng rao bán nợ

Ngân hàng Vietcombank gần đây rao bán đấu giá khoản nợ của Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Cholimex (Cholimex IC), doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng các dự án chung cư, nhà xưởng, giao thông,…

GELEX thận trọng đặt kế hoạch lợi nhuận 2023

Điều này nằm trong bức tranh kinh doanh chung của toàn thị trường năm 2023, khi phần lớn các doanh nghiệp đều đặt chỉ tiêu tăng trưởng khá thận trọng.

TP.HCM lo doanh nghiệp trục lợi khi đầu tư dự án nhà ở xã hội

Theo dự thảo nghị quyết thí điểm phát triển nhà ở xã hội, chủ đầu tư sẽ được dành một phần diện tích tại dự án để bán thương mại, hạch toán riêng và hưởng toàn bộ lợi nhuận. Tuy vậy, UBND TP.HCM lo ngại doanh nghiệp sẽ trục lợi.

‘Teo tóp’ nguồn cung, người thu nhập thấp khó mua nhà ở xã hội

Là loại hình nhà ở đáp ứng nhu cầu thực của phần lớn người dân tại các đô thị, nhưng những năm qua, nhà ở xã hội vẫn luôn rơi vào tình trạng cung không đủ cầu.

Xây dựng, đất đai, hải quan, thuế bị doanh nghiệp 'chê' nhiều nhất

Lĩnh vực đất đai và xây dựng bị 14% doanh nghiệp đánh giá kém, 43% doanh nghiệp đánh giá trung bình; thuế và hải quan có 10% doanh nghiệp đánh giá kém, 30% đánh giá trung bình.

"Bơm" mạnh 34% lượng xe mới cho thị trường ô tô trong nước

Trong tháng 3, cả lượng xe ô tô mới được sản xuất, lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu đều tăng mạnh, đưa nguồn cung ô tô mới trở nên dồi dào hơn trong thời gian tới.

Nguyên Cục trưởng Phòng Vệ Thương mại làm Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia

Ông Lê Triệu Dũng, nguyên Cục trưởng Cục Phòng vệ Thương mại của Bộ Công Thương được Thủ tướng bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

Dự án chậm tiến độ, khách đòi đất, doanh nghiệp nói 'không còn liên quan'

Mặc dù đã ký kết hợp đồng để quý II/2020 nhận quyền sử dụng đất tại dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Hải An, nhưng đến nay khách hàng vẫn mòn mỏi chờ đợi, trong khi lãnh đạo mới của doanh nghiệp lại nói không còn liên quan.

Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam sẵn sàng trở lại trong bối cảnh mới

Sau khi trải qua những tháng đầu năm đầy ảm đạm với sự sụt giảm đơn hàng từ nước ngoài, ngành dệt may Việt Nam đang rục rịch trở lại đường đua quốc tế trong một bối cảnh mới ổn định hơn.

4 ngân hàng yếu kém sẽ phải bắt buộc chuyển giao về 4 ngân hàng TMCP

4 ngân hàng thương mại cổ phần sẽ nhận chuyển giao bắt buộc đối với 4 ngân hàng yếu kém. Trong đó, có 2 ngân hàng nhận chuyển giao có đề xuất được nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư ngoại lên 49%.

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ đẩy mạnh bán cà phê tại khu nhà giàu Gangnam của Hàn Quốc

Tập đoàn Trung Nguyên Legend của ông Đặng Lê Nguyên Vũ hôm 28/3 đã chính thức mở văn phòng đại diện tại Gangnam, Seoul, Hàn Quốc để đẩy mạnh bán cà phê G7.