Ngân hàng giãn hoãn nợ, giảm lãi suất, cắt giảm phí... hỗ trợ DN vượt qua đại dịch

Kể từ khi bùng phát dịch Covid-19, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam và các tổ chức tín dụng (TCTD) đã ban hành kịp thời, triển khai quyết liệt, đồng bộ giải pháp, chính sách để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (DN) vượt qua khó khăn 

Kể từ khi bùng phát dịch Covid-19, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam và các tổ chức tín dụng (TCTD) đã ban hành kịp thời, triển khai quyết liệt, đồng bộ giải pháp, chính sách để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (DN) vượt qua khó khăn như: Tái cơ cấu, giãn hoãn các khoản nợ, miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí thanh toán, giảm lãi suất...

NHNN Việt Nam cho biết, thời gian qua đã liên tiếp 3 lần điều chỉnh giảm các mức lãi suất với tổng mức giảm 1,5-2,0%/năm đối với lãi suất điều hành, giảm 0,6-1,0%/năm trần lãi suất tiền gửi các kỳ hạn dưới 6 tháng; giảm 1,5%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên (hiện ở mức 4,5%/năm).

NHNN cũng sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản cho TCTD, tạo điều kiện cho TCTD tiếp cận nguồn vốn từ NHNN Việt Nam với chi phí thấp hơn, qua đó có điều kiện giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng phục hồi sản xuất kinh doanh.

Thực tế, mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm khoảng 1%/năm trong năm 2020 và xu hướng giảm lãi suất này vẫn tiếp tục trong hơn nửa năm 2021 với mức giảm khoảng 0,55%/năm (tổng cộng giảm 1,55%/năm so với trước dịch).

Thực hiện Nghị quyết 63/NQ-CP của Chính phủ, 16 ngân hàng thương mại (chiếm 75% tổng dư nợ nền kinh tế) đã thống nhất nguyên tắc tiếp tục giảm lãi suất cho vay lên đến 1%/năm trên dư nợ hiện hữu bằng đồng Việt Nam trong 5 tháng cuối năm 2021 đối với khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. 

Theo đó, 16 ngân hàng này đã đồng thuận giảm lãi suất cho vay áp dụng từ ngày 15-7-2021 đến hết năm 2021 với tổng số tiền lãi giảm cho khách hàng ước tính 20.613 tỷ đồng.

Riêng 4 ngân hàng thương mại Nhà nước tiếp tục cam kết dành riêng gói hỗ trợ 4.000 tỷ đồng để giảm lãi suất cho vay, giảm các loại phí dịch vụ ngân hàng trong thời gian giãn cách cho khách hàng tại các địa phương đang thực hiện cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Theo công bố của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổng số tiền lãi suất giảm cho các DN khó khăn do Covid-10 lũy kế từ 15/7 đến 30/9 của 16 ngân hàng là khoảng 12.236 tỷ đồng, đạt 59,36% so với cam kết.

Cụ thể, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) giảm 4.885 tỷ đồng, với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là gần 1,27 triệu tỷ đồng cho trên 3,18 triệu khách hàng. Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) giảm 1.975 tỷ đồng, với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là trên 1,07 triệu tỷ đồng cho 239.384 khách hàng.

Tổng số tiền lãi Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) giảm cho khách hàng là 1.901 tỷ đồng, với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là trên 1,08 triệu tỷ đồng cho 365.429 khách hàng.

Trong khi đó, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) đã giảm 1.417 tỷ đồng, với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là trên 1,22 triệu tỷ đồng cho 533.392 khách hàng.

Trong số các ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB) đã giảm 602 tỷ đồng, với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 109.124 tỷ đồng cho 104.036 khách hàng; Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội (SHB) đã giảm 244 tỷ đồng, với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 129.898 tỷ đồng cho 32.098 khách hàng; Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương (Techcombank) đã giảm 243 tỷ đồng, với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 62.455 tỷ đồng cho 1.417 khách hàng.

{keywords}
Theo công bố của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổng số tiền lãi giảm lũy kế từ 15/7 đến 30/9 của 16 ngân hàng là khoảng 12.236 tỷ đồng, đạt 59,36% so với cam kết (ảnh minh họa). 

Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) giảm 224 tỷ đồng, tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 144.509 tỷ đồng cho 232.357 khách hàng; Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB) giảm 203 tỷ đồng, với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 150.566 tỷ đồng cho 93.975 khách hàng; Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank) giảm 123 tỷ đồng, với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 17.667 tỷ đồng cho 14.042 khách hàng; Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín (Sacombank) giảm 121 tỷ đồng, với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 79.782 tỷ đồng cho 55.077 khách hàng.

Những ngân hàng có mức giảm lãi suất dưới 100 tỷ đồng gồm: Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) giảm 97 tỷ đồng, với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 40.744 tỷ đồng cho 12.710 khách hàng; Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải (MSB) đã giảm 93,5 tỷ đồng, với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 38.130 tỷ đồng cho 3.269 khách hàng; Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) giảm 62 tỷ đồng, với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 40.867 tỷ đồng cho 6.201 khách hàng; Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á (SeABank) giảm 33 tỷ đồng, với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 24.662 tỷ đồng cho 4.989 khách hàng; Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế (VIB) giảm 12 tỷ đồng, với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 9.596 tỷ đồng cho 7.134 khách hàng.

Trước đó, 16 ngân hàng thương mại thông qua Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã đồng thuận giảm lãi suất cho vay áp dụng từ ngày 15/7 đến hết năm 2021 với tổng số tiền lãi giảm cho khách hàng ước tính 20.613 tỷ đồng.

Riêng 4 ngân hàng thương mại Nhà nước tiếp tục cam kết dành riêng gói hỗ trợ 4.000 tỷ đồng để giảm lãi suất, giảm 100% các loại phí dịch vụ ngân hàng trong thời gian giãn cách cho khách hàng tại các địa phương đang thực hiện cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Theo công bố của Agribank, ngay từ thời điểm đầu năm 2020 khi dịch bệnh Covid-19 bắt đầu bùng phát trong nước, thực hiện tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, NHNN, Agribank đã nhanh chóng vào cuộc thực hiện hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 bao gồm cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí, cho vay mới... theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN và Thông tư 03/2021/TT-NHNN. Tính đến 23/9/2021, dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 của Agribank hơn 222.000 tỷ đồng. Đến nay, Agribank đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 10.714 khách hàng với dư nợ (gốc và lãi) là 26.086 tỷ đồng; miễn giảm lãi cho 1.466 khách hàng với dư nợ được miễn, giảm lãi là 3.717 tỷ đồng.

Trước những khó khăn của các doanh nghiệp do đại dịch gây ra, chung tay cùng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và cộng đồng, các ngân hàng đã tích cực, chủ động, kịp thời triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ khách hàng, doanh nghiệp, trở thành điểm tựa vững chắc cho doanh nghiệp, doanh nhân.

Ngân Giang

* Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh dịch Covid-19.

Giá vàng hôm nay 22/3: Vàng lao dốc dù USD giảm mạnh

Giá vàng hôm nay 22/3 trên thị trường quốc tế lao dốc từ đỉnh 2.000 USD/ounce cho dù đồng USD cũng giảm mạnh. Những lo ngại về cuộc khủng hoảng ngân hàng lan từ Mỹ rộng ra khắp thế giới tạm thời lắng dịu.

Kiến nghị dừng đề xuất quy định sở hữu nhà chung cư có thời hạn

Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh kiến nghị Bộ Xây dựng xem xét không nên tiếp tục đề xuất “quy định sở hữu nhà chung cư có thời hạn” trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) tới đây.

Kho ứng dụng và trung gian thanh toán khiến game lậu tràn vào Việt Nam

Với việc các kho ứng dụng giảm chiết khấu cùng với sự hỗ trợ từ các bên thanh toán như thẻ tín dụng, ví điện tử (MoMo), game lậu của các nhà phát hành quốc tế, đặc biệt là Trung Quốc dễ dàng vào thị trường Việt Nam.

Năm 2022, một doanh nghiệp du lịch thu hơn 33 tỷ mỗi ngày

Năm 2022, Saigontourist Group đạt doanh thu 12.200 tỷ đồng, tức bình quân mỗi ngày thu 33,4 tỷ đồng. Lãnh đạo TP.HCM lưu ý nếu doanh nghiệp không năng động, không thay đổi thì vị thế đầu đàn chưa chắc giữ được

HĐQT Hòa Phát nhận 0 đồng thù lao trong năm 2022

Năm 2022, hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Hòa Phát gặp nhiều khó khăn, HĐQT nhận 0 đồng tiền thù lao, trong khi con số của năm ngoái lên đến cả trăm tỷ đồng.

Ban chỉ đạo 389 lập tổ công tác chống buôn lậu qua đường hàng không

Bộ Trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, vừa ký quyết định thành lập tổ công tác liên ngành để chống buôn lậu qua đường hàng không.

Thêm một 'nữ tướng' của tỷ phú Phạm Nhật Vượng nhận lương tiền tỷ

Năm 2022, với 7 tháng ngồi ghế Tổng giám đốc Vinhomes cùng 5 tháng làm Phó Tổng giám đốc doanh nghiệp này, bà Nguyễn Thu Hằng được trả lương và thù lao gần 11,7 tỷ đồng.

Hạn chế 'doanh nghiệp sân sau', 'doanh nghiệp thân hữu'

Trong số những điểm sáng của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này là thực hiện đấu giá, đấu thầu và hạn chế giao đất, cho thuê đất góp phần minh bạch hóa thị trường đất đai, hạn chế các doanh nghiệp sân sau, doanh nghiệp thân hữu đầu cơ, trữ đất.

Dân buôn xe vẫn lo 'ế' dù có được giảm 50% lệ phí trước bạ

Giới kinh doanh lo sợ dù đề xuất giảm 50% phí trước bạ ô tô được thông qua cũng khó có thể vực dậy thị trường đang trên đà lao dốc nghiêm trọng.

Phạt 2 doanh nghiệp hơn 130 triệu đồng vì mua xăng dầu ngoài hệ thống

Cục Quản lý thị trường tỉnh Nam Định vừa có báo cáo về việc phát hiện và xử phạt 2 doanh nghiệp về hành vi mua xăng dầu ngoài hệ thống.