Nga run vì Mỹ đưa khu trục hạm tối tân tới châu Âu

Hôm 11/2, tàu khu trục USS Donald Cook của Hải quân Mỹ đã cập cảng Rota, Tây Ban Nha để triển khai hệ thống lá chắn tên lửa đạn đạo dành cho châu Âu. Nga coi đây là mối đe dọa tới an ninh quốc gia.

USS Donald Cook là chiếc đầu tiên trong số 4 tàu khu trục công nghệ cao được Mỹ triển khai tới khu vực châu Âu.

Theo hãng tin RT, ngoài USS Donald Cook, Mỹ sẽ còn đưa thêm 3 tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke gồm USS Ross, USS Porter và USS Carney. Tất cả 4 con tàu đều được trang bị hệ thống radar Aegis phòng thủ tên lửa đạn đạo. Theo dự kiến, trong 2 năm tới, Mỹ sẽ đưa 3 tàu còn lại tới căn cứ Hải quân Rota, phía nam Tây Ban Nha. 

Nga run vì Mỹ đưa khu trục hạm tối tân tới châu Âu - ảnh 1

Tàu khu trục USS Donald Cook của Hải quân Mỹ

"Đây là lần đầu tiên, một con tàu trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis của Hải quân Mỹ được bố trí thường trực tại châu Âu. Sự góp mặt của USS Donald Cook đánh dấu bước tiến quan trọng của NATO trong việc đảm bảo an ninh cho khu vực châu Âu và mối quan hệ hợp tác xuyên Đại Tây Dương", Tổng thư ký Tổ chức "Hiệp ước Bắc Đại tây dương" (NATO), ông Fogh Rasmussen nói. 

Chương trình triển khai 4 khu trục hạm tối tân của Hải quân Mỹ là trọng tâm trong hệ thống lá chắn phòng thủ tên lửa châu Âu của NATO. Ngoài ra, Mỹ còn thiết lập các khẩu đội tên lửa đánh chặn tại Ba Lan và Romania, hệ thống radar tại Thổ Nhĩ Kỳ cùng trung tâm chỉ huy tại Ramstein, Đức và một căn cứ Không quân Mỹ.  

Trong những năm gần đây, quân đội Mỹ ngày càng đặc biệt quan tâm tới khu vực Địa Trung Hải trong bối cảnh các cuộc giao tranh và bất ổn an ninh tại Trung Đông và Bắc Phi có dấu hiệu leo thang. 

Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết 4 khu trục hạm tối tân của nước này sẽ tham gia các nhiệm vụ gìn giữ an ninh hàng hải, hoạt động triển khai của NATO và các cuộc tập trận quân sự. 

Theo tuyên bố của NATO, hệ thống này được thiết kế nhằm "bảo vệ toàn bộ an ninh lãnh thổ và người dân châu Âu thuộc khối NATO". Thậm chí, hệ thống này còn bảo vệ châu Âu khỏi những mối đe dọa tấn công từ tên lửa của Iran và Triều Tiên. 

Trong khi đó, Nga cho rằng hệ thống phòng thủ tên lửa mà Mỹ triển khai đang đe dọa trực tiếp tới an ninh quốc gia và cảnh báo thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa đáp trả. Mối quan hệ giữa Mỹ và Nga gần đây cũng trở nên ngày càng căng thẳng xung quanh vấn đề này. Tuy nhiên, Washington cho rằng sự lo sợ của Nga là vô căn cứ. 

Khi thông tin tàu khu trục USS Cook của Mỹ được triển khai tới Tây Ban Nha, Nga đã ngay lập tức phản ứng khi tuyên bố nước này buộc phải rút lui khỏi hiệp ước START. 

Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (SRART) do Mỹ và Nga ký kết hồi tháng 4/2010 và dự kiến có hiệu lực tới năm 2021. Hiệp ước này được xây dựng nhằm giới hạn và giảm dần kho hạt nhân của hai cường quốc quân sự thế giới. 

Thậm chí, giới chức Nga còn yêu cầu triển khai hệ thống tên lửa tầm ngắn tới khu vực phía đông Kaliningrad nằm giữa Ba Lan và Lithuania – 2 quốc gia thành viên của NATO. 

Trong bài phát biểu trước Hội đồng Liên bang hồi tháng 12 năm ngoái, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh Nga đang tập trung mọi nguồn lực vào phát triển các tên lửa chiến lược mới cùng hệ thống phóng gồm tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân tối tân, máy bay ném bom chiến lược và hệ thống trinh thám, nhắm mục tiêu từ ngoài không gian. 
Minh Thu

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator chịu được cùng lúc 2 tên lửa chống tăng

Khung thân xe tăng T-90 khiến xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator có độ bền bỉ vượt trội.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator, lá chắn thép mới của lực lượng tăng thiết giáp Nga

Nga đã phát triển dòng xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator – một phương tiện kết hợp giữa hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao và công nghệ bảo vệ hiện đại, nhằm tối ưu hóa hiệu quả tác chiến trong môi trường đô thị và địa hình phức tạp.

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới vào năm 2024, với doanh số bán vũ khí và thiết bị quân sự (WME) ra nước ngoài là 13,75 tỷ USD.

Kalashnikov đẩy mạnh sản xuất tên lửa và đạn tuần kích

Tập đoàn Kalashnikov thông báo sẽ tăng đáng kể sản lượng tên lửa và vũ khí pháo binh. Theo kế hoạch, sản lượng các loại vũ khí này sẽ tăng 60% vào năm 2025, trong khi sản lượng tên lửa có điều khiển đã tăng gấp 10 lần trong năm 2024.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !