Nga coi thuế carbon mới của EU là ‘chủ nghĩa bảo hộ tiềm ẩn’
Để nhanh chóng khôi phục nền kinh tế sau đại dịch, các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định sử dụng nhiều biện pháp khác nhau, bao gồm cả dưới hình thức đánh thuế nhập khẩu hydrocacbon.
Mỹ mở rộng các biện pháp trừng phạt chống Nga là 'không có căn cứ'
Theo RIA, Đại sứ Nga tại Washington Anatoly Antonov cho biết, quyết định của Bộ Thương mại Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các viện nghiên cứu Nga vì cáo buộc phát triển vũ khí hóa học là không có căn cứ.
Theo tờ Le Figaro của Pháp, Nga là nước có phần lớn ngân sách được hình thành từ xuất khẩu dầu và khí đốt, do đó Nga coi việc EU thông qua thuế carbon là “chủ nghĩa bảo hộ tiềm ẩn”.
Nga bày tỏ quan ngại về ý tưởng của Liên minh châu Âu về việc áp dụng thuế nhập khẩu hydrocacbon vào EU. “Biện pháp này sẽ dẫn đến tổn thất đáng kể cho Nga”, Le Figaro viết.
Nga coi việc EU thông qua thuế carbon sẽ đi ngược lại các thỏa thuận quốc tế. (Ảnh: Reuters) |
“Mong muốn của các đối tác châu Âu về việc áp dụng thuế carbon dưới vỏ bọc của một chương trình nghị sự về khí hậu đã gây ra lo ngại ở một số quốc gia”, Le Figaro trích dẫn lời của ông Dmitry Medvedev, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga cho biết thêm: “Sự ra đời của loại thuế này có thể gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng đối với nền kinh tế Nga, các ngành công nghiệp cơ bản, chẳng hạn như luyện kim đen và kim loại màu, công nghiệp hóa chất và năng lượng cũng có thể bị ảnh hưởng”.
“Ngoài ra, nhu cầu về dầu và khí đốt của Nga có thể sụp đổ. Theo Viện Hàn lâm Khoa học Nga, thiệt hại tài chính của các nhà xuất khẩu Nga sẽ lên tới hàng tỉ euro”, ông Medvedev nhấn mạnh.
Đồng thời, ông Medvedev cho rằng, việc EU thông qua thuế carbon sẽ đi ngược lại các thỏa thuận quốc tế.
Theo Le Figaro, quyết định áp dụng mức thuế carbon mới đã được các nước EU thông qua để vượt qua cuộc khủng hoảng Covid-19. Đây là một trong những biện pháp sẽ được thực hiện cho đến năm 2023. Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Medvedev gọi đó là “chủ nghĩa bảo hộ tiềm ẩn” và kêu gọi các cuộc đàm phán về vấn đề này cả dưới hình thức song phương và trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Le Figaro lưu ý rằng, Nga thu được một phần đáng kể nguồn thu ngân sách từ việc xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên, bao gồm cả hydrocacbon đặc biệt là sang châu Âu. Trong bối cảnh này, Nga sẽ phải đối mặt với các vấn đề trong quá trình xây dựng đường ống “Dòng chảy phương Bắc-2” (Nord Stream-2) gần như đã hoàn thành, nhưng bị Mỹ tiếp tục trừng phạt.
Theo các nguồn tin, để chống lại sự nóng lên toàn cầu, Ủy ban châu Âu mong muốn thiết lập “cơ chế điều chỉnh carbon ở biên giới”. Theo chiến lược được thông qua vào tháng 11/2018, châu Âu phải đạt được một nền kinh tế trung hòa carbon vào năm 2050.
Các biện pháp nhằm giảm tác động của ngành công nghiệp lên khí hậu phải tôn trọng mục tiêu của Thỏa thuận Paris là giữ cho nhiệt độ của hành tinh không vượt quá 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
“Đổi lại, Tổng thống Nga Vladimir Putin lên tiếng về nhiệm vụ đảm bảo rằng đến năm 2030, ít nhất 70% hàng hóa xuất khẩu được cung cấp cho Nga bởi các sản phẩm phi hydrocacbon”, Le Figaro viết.
Thanh Bình (lược dịch)