Nga chỉ sử dụng lực lượng quân sự có giới hạn ở Ukraine, vì sao?

Chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine được cho bị giới hạn về loại vũ khí, cũng như phạm vi và tần suất tấn công.

Giới chuyên gia quân sự Trung Quốc nhận định Nga sẽ không điều động toàn bộ binh sĩ tham chiến ở Ukraine, mà thay vào đó chỉ sử dụng lực lượng có giới hạn để buộc Kiev ngồi vào bàn đàm phán.

Giữa lúc phái đoàn Nga – Ukraine họp bàn về thỏa thuận ngừng bắn ở khu vực biên giới Belarus hôm 28/2, quân đội Ukraine tuyên bố họ đã thành công ngăn cản tốc độ tấn công của quân đội Nga.

{keywords}
Hiện trường tên lửa tấn công gần tòa nhà chính quyền ở tỉnh Kharkiv của Ukraine hôm 1/3. (Ảnh: Reuters)

Theo các chuyên gia, nhiều vũ khí Nga đã sử dụng để tấn công Ukraine là vũ khí chiến thuật, song tình hình vẫn có thể trở nên phức tạp và tồi tệ hơn.  

Ông Song Zhongping, cựu huấn luyện viên quân sự Trung Quốc, nhận định chiến dịch tấn công của Tổng thống Nga Vladimir Putin mang ý nghĩa “kiểm soát”, chứ không phải xâm chiếm và phá hủy các thành phố ở Ukraine. Mục đích là buộc chính quyền Kiev đưa ra quyết định.

“Ukraine đang đối mặt với sự lựa chọn hoặc là bị chia cắt hoặc là được thống nhất. Nếu Ukraine muốn duy trì sự thống nhất lãnh thổ, quốc gia này cần nhanh chóng tiến hành đàm phán”, ông Song cho hay, sự hợp nhất lãnh thổ của Ukraine sẽ không bao gồm bán đảo Crimea và hai khu vực tự trị ở miền đông mà Nga mới công nhận nền độc lập là “Cộng hòa Nhân dân Donetsk” và “Cộng hòa Nhân dân Lugansk”.

Nhưng ông Song cũng nhấn mạnh nếu cuộc chiến còn tiếp diễn, Nga có thể triển khai thêm lực lượng.

Theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), quân đội Nga đã cho phóng hơn 160 tên lửa vào lãnh thổ Ukraine mà phần lớn là tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung. Trong số này có tên lửa tầm ngắn, tầm trung, tên lửa hành trình, tên lửa đất đối không và tên lửa phóng từ trên Biển Đen.

Ngoài ra, Nga được báo cáo đã sử dụng khoảng 75 bom hạng nặng và hạng trung trong loạt tấn công ban đầu. Mục tiêu của đợt tấn công là mạng lưới phòng không, sở chỉ huy quân sự, doanh trại và các nhà kho chứa đạn dược của quân đội Ukraine.

Tới ngày 27/2, Tổng thống Putin còn hạ lệnh yêu cầu đặt các lực lượng hạt nhân Nga vào “chế độ sẵn sàng chiến đấu”. Theo ông Song, điều này có nghĩa quân đội Nga có thể cho phóng các loại vũ khí hạt nhân ngay khi nhận được lệnh.

Nhà nghiên cứu cấp cao Zhao Tong tại Viện Hòa bình Quốc tế Carnegie Endowment cho rằng mức độ cảnh báo tăng cường mà ông Putin đưa ra chỉ nhằm bắn tín hiệu chính trị.

“Lời đe dọa hạt nhân của ông Putin chủ yếu nhằm thông báo Nga không sợ leo thang xung đột bao gồm chống lại cả NATO và Mỹ”, ông Zhao nói.

Ông Zhao nói thêm mục tiêu của Nga là ngăn NATO và các nước châu Âu gửi thêm vũ khí hỗ trợ cho Ukraine, ngăn chặn có thêm đòn trừng phạt kinh tế giáng vào nền kinh tế Nga, cũng như ngăn NATO có hành động quân sự.

Theo ông Zhao, trên thực tế dường như quân đội Nga đã tự đặt giới hạn sử dụng vũ khí hạng nặng, bởi họ lo lắng gây ra thương vong không đáng có cho dân thường Ukraine.

Ông Zhao cho biết Nga được báo cáo đã cho phóng hàng trăm tên lửa chiến thuật vào Ukraine và trong số này có những tên lửa có thể tích hợp đầu đạn thường và hạt nhân. Nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy Nga có kế hoạch triển khai các hệ thống tên lửa hạt nhân, hoặc các loại vũ khí chiến lược để chống lại Ukraine.

“Vũ khí chiến lược là để ngăn chặn chiến lược, chứ không phải để tham chiến và không đáng để sử dụng trong quy mô xung đột hiện nay”, ông Zhao bình luận.

Ông Zhao cho rằng các loại vũ khí chiến lược của Nga có thể được dự phòng để sử dụng trong những cuộc xung đột tiềm tàng có quy mô lớn hơn với những đội quân hùng mạnh hơn như NATO và Mỹ.

Một chuyên gia quân sự giấu tên ở Bắc Kinh nói thêm, chiến dịch tấn công quân sự của Nga ở Ukraine đã được “giới hạn” về loại vũ khí sử dụng và biện pháp tấn công.

“Nga không sử dụng lực lượng quy mô lớn để tấn công Ukraine và mục tiêu tấn công chỉ giới hạn ở khu vực thủ đô Kiev, các trung tâm chiến lược, các mục tiêu quân sự để buộc Ukraine phải thỏa hiệp. Nga không thực hiện chiến dịch tấn công quy mô lớn trên toàn lãnh thổ Ukraine, các loại vũ khí được sử dụng bị giới hạn trong phạm vi chiến thuật. Chưa có bất cứ vũ khí chiến lược nào được sử dụng”, chuyên gia giấu tên nhận định.

Chuyên gia nói thêm lời cảnh báo về việc đưa lực lượng hạt nhân Nga vào trạng thái sẵn sàng thi hành nhiệm vụ cho thấy, tình hình căng thẳng có thể leo thang. Nhưng ít khả năng những nước sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ sử dụng vũ khí nguyên tử để tấn công nước khác. 

Tuy nhiên, nếu Mỹ gia tăng sức ép với Nga, Moscow có thể sẽ tăng cường quy mô và tần suất chiến dịch tấn công ở Ukraine, chuyên gia Trung Quốc kết luận.

{keywords}
Thủ tướng Australia Scott Morrison. (Ảnh: EPA-EFE)

Trong khi đó, hôm 1/3, Thủ tướng Australia Scott Morrison thông báo sẽ hỗ trợ số lượng vũ khí sát thương trị giá 50 triệu USD cho Ukraine bao gồm các loại tên lửa và đạn dược.

Tuyên bố của ông Morrison cho thấy Canberra đã thay đổi quan điểm so với hồi tuần trước khi nhận định sẽ chỉ hỗ trợ về mặt kỹ thuật quân sự cho Ukraine. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Australia sẽ tham gia cùng với Mỹ và Đức hỗ trợ quân sự mạnh tay cho chính quyền Kiev.

“Chúng ta đang nói về các loại tên lửa, chúng ta đang nói về các loại đạn, chúng ta đang nói về việc hỗ trợ phòng thủ cho Ukraine và chúng ta sẽ làm như vậy với tư cách là đối tác của NATO”, Reuters dẫn lời ông Morrison nói trước phóng viên. 

Cũng theo ông Morrison, Australia sẽ nhanh chóng chuyển giao vũ khí cho Ukraine, nhưng chi tiết bằng cách nào thì không được nhắc tới.

Ngoài ra, Australia còn cam kết hỗ trợ nhân đạo cho các tổ chức quốc tế số tiền 25 triệu USD để hỗ trợ người dân Ukraine có nơi để ở, lương thực, chăm sóc y tế, nước uống và giáo dục.

Hôm 27/2, Australia còn thi hành các lệnh trừng phạt tài chính và cấm đi lại đối với Tổng thống Putin và các thành viên thuộc Hội đồng An ninh Nga.

Đáng nói, vào ngày 26/3, Đức ra thông báo thay đổi nguyên tắc thi hành suốt thời gian dài là không xuất khẩu vũ khí sang các khu vực có chiến sự. Theo đó, Đức cam kết chuyển 1.000 vũ khí chống tăng và 500 tên lửa đất đối không Stinger cho Ukraine.

Cũng vào ngày 26/2, Đức còn chấp thuận việc giao 400 bệ phóng tên lửa chống tăng cho Ukraine thông qua Hà Lan. Các bệ phóng tên lửa chống tăng này được Hà Lan mua từ Đức. Chính Hà Lan đã yêu cầu Đức bật đèn xanh để giao tên lửa cho Ukraine.

Một nguồn tin từ chính phủ Đức cho hay bên cạnh vũ khí, 14 xe bọc thép cũng sẽ được bàn giao cho Ukraine. 

Người đứng đầu Cao ủy Liên Hợp Quốc về Người tị nạn (UNHCR) Filippo Grandi cho biết hơn 500.000 người Ukraine đã di chuyển sang các nước láng giềng để tránh xung đột. Phần lớn người dân Ukraine chạy sang Ba Lan tị nạn với con số là khoảng 350.000 người, theo lực lượng biên phòng Ba Lan.

Không có giao tranh, khu vực đặc biệt lính Nga – Ukraine đang cùng canh gác

Không có giao tranh, khu vực đặc biệt lính Nga – Ukraine đang cùng canh gác

Khác với tình hình căng thẳng trong vùng chiến sự, binh sĩ Nga - Ukraine lại đang cùng bảo vệ Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. 

Minh Thu (lược dịch)

Mexico phát hiện 45 chiếc túi đựng thi thể người trong khe núi

Lực lượng chức năng Mexico phát hiện 45 chiếc túi giấu trong khe núi chứa các bộ phận thi thể được cho là của 7 người được báo cáo mất tích.

Chàng trai mang cả xe tải tiền mặt, vàng miếng đi hỏi vợ

TRUNG QUỐC - Một nam giới ở tỉnh Chiết Giang đã dùng xe tải chở 9,98 triệu NDT tiền mặt cùng nhiều miếng vàng, đồng hồ xa xỉ tới nhà bạn gái để làm sính lễ.

Ông Trump và Thống đốc Florida công kích nhau

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump nói chỉ cần 6 tháng để hoàn thành những công việc mà ông DeSantis mất tới 8 năm, trong khi Thống đốc Florida nói rằng ông Trump cần dừng những hành vi "trẻ con".

Những bãi 'tắm tiên' lừng danh thế giới

Với những người không muốn bị bó buộc trong quần áo khi đi biển, họ có thể đến những bãi “tắm tiên” được CNN đánh giá là lí tưởng nhất thế giới dưới đây.

Chuỗi nhà hàng Mỹ bị kiện do nữ quản lý gốc Việt tử vong trong kho lạnh

Thân nhân của bà Nguyet Le, 63 tuổi, đang đâm đơn kiện chuỗi nhà hàng đồ ăn nhanh Arby's ở Mỹ sau cái chết của người phụ nữ xấu số này bên trong một kho lạnh.

Đang học trực tuyến thì bất ngờ phát hiện kẻ thiêu sống bà cụ

MỸ - Thủ phạm bị bắt sau khi hình ảnh y tấn công và thiêu sống nạn nhân bị một người khác phát hiện qua ứng dụng Zoom.

Nga cáo buộc CIA bí mật giám sát hàng nghìn điện thoại iPhone

Nga cáo buộc CIA đã lén cài đặt phần mềm giám sát lên hàng nghìn chiếc iPhone được sử dụng bởi công dân Nga và các nhà ngoại giao nước ngoài làm việc tại nước này.

Thiếu niên gây xôn xao vì lái siêu xe nửa triệu đô từ trường về nhà

AUSTRALIA - Một nam sinh 16 tuổi bị bắt gặp lái siêu xe Lamborghini hiếm, có giá 500.000 USD đang gây xôn xao. Nhiều người qua đường cho biết, thiếu niên này lái siêu xe từ trường về nhà.

Dự luật trần nợ công vượt 'cửa ải' Quốc hội, Mỹ thoát nguy cơ vỡ nợ

Thượng viện Mỹ vừa phê chuẩn dự luật về trần nợ công, chỉ một ngày sau khi Hạ viện có động thái tương tự, giúp đất nước tránh nguy cơ bị vỡ nợ ngay trong tuần này.

Tỷ phú Elon Musk lấy lại vị trí người giàu nhất thế giới

Với giá trị tài sản ròng khoảng 192 tỷ USD, tỷ phú công nghệ Elon Musk đã giành lại vị trí người giàu nhất thế giới từ tay tỷ phú Bernard Arnault.

Đang cập nhật dữ liệu !