Nâng cao năng lực truyền thông báo chí trong quản lý rác thải nhựa
Ô nhiễm nhựa và rác thải nhựa đại dương là một vấn đề cấp bách hiện nay. Có tới hơn 900 loài sinh vật biển bị ảnh hưởng trực tiếp bởi rác nhựa. Chưa kể đến việc gây hậu quả đến sức khỏe của con người.
Với đường bờ biển dài hơn 3.000 km và vùng lãnh hải dài hơn 12 hải lý, Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm đa dạng sinh học của các vùng biển nhiệt đới, sở hữu nguồn thủy sản phong phú, và các hệ sinh thái biển đa dạng; cũng như rừng ngập mặn, rạn sạn hô và thảm cỏ biển. Tuy nhiên, tình trạng suy thoái tài nguyên và ô nhiễm đại dương nghiêm trọng đã và đang diễn ra, mặc dù Việt Nam mới chỉ khai thác một phần tiềm năng kinh tế biển. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ô nhiễm đại dương là ô nhiễm rác thải nhựa.
Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới, ước tính Việt Nam đã thải trên 31 triệu tấn rác thải sinh hoạt và gần 5 triệu tấn rác thải nhựa chỉ trong năm 2018. Nhựa chiếm đến 64% tỉ lệ vật liệu dùng dùng trong ngành bao gói và dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên, trong khi đó chỉ có khoảng 14% lượng rác thải nhựa được thu gom, tái chế; còn lại đang được chuyển vào các bãi rác lộ thiên và thải trực tiếp ra môi trường...
Ông Lưu Anh Đức, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương” tại Việt Nam, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam - Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm đại dương, đặc biệt là rác thải nhựa, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đã nỗ lực cùng các cơ quan chức năng của các bộ, ban, ngành liên quan cùng chính quyền địa phương triển khai các giải pháp nhằm quản lý, giảm thiểu rác thải nhựa đại dương.
Theo ông Đức, ô nhiễm nhựa và rác thải nhựa đại dương là một vấn đề cấp bách hiện nay. Theo thống kê của một số công trình nghiên cứu và một số nhà khoa học thì có hơn 70% tổng số rác thải nhựa được đổ ra các bãi rác hoặc vứt bỏ trực tiếp ra môi trường tự nhiên, trong đó có đại dương. Có tới hơn 900 loài sinh vật biển bị ảnh hưởng trực tiếp bởi rác nhựa. Chưa kể đến việc gây hậu quả đến sức khỏe của con người.
Ô nhiễm nhựa và rác thải nhựa đại dương là một vấn đề cấp bách hiện nay. |
Việt Nam hiện đang phải đối mặt với tình trạng sản xuất và tiêu thụ nhựa, đặc biệt là bao bì nhựa ngày càng tăng và đứng trước nhiều vấn đề liên quan đến quản lý rác thải nhựa, mà đặc biệt là rác thải nhựa đại dương.
Kinh tế tuần hoàn là một giải pháp cốt lõi, nhằm hướng đến phát triển bền vững, Tức là phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường. Mô hình này đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng và cho thấy hiệu quả rõ rệt. Do đó cần phải sự tham gia mạnh mẽ của truyền thông trong việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, và tạo cơ hội chia sẻ ghánh nặng cho các bên, đồng thời là cơ hội để doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm của mình đối với cộng đồng và môi trường.
Buổi tập huấn đã góp phần nâng cao kiến thức chuyên ngành, kinh nghiệm viết bài tuyên truyền chính sách, pháp luật của Nhà nước trong quản lý rác thải nhựa cho phóng viên, biên tập viên của các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.
Đồng thời góp phần nâng cao kiến thức chuyên ngành, kinh nghiệm viết bài tuyên truyền chính sách, pháp luật của Nhà nước trong quản lý rác thải nhựa cho phóng viên, biên tập viên của các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.
Việt Hòa