Nam giới đi tiểu nhiều hơn con số này mỗi ngày có thể là dấu hiệu của nhiễm độc niệu
Thận là cơ quan bài tiết và trao đổi chất quan trọng trong cơ thể chúng ta, nhưng nếu mọi người không chú ý đến việc bảo vệ và giữ gìn thận trong sinh hoạt thì rất dễ dẫn đến một số bệnh về thận.
Bệnh thận tuy là căn bệnh tương đối phổ biến nhưng để lâu mà bệnh tái phát nếu không chữa trị kịp thời có thể ngày càng trở nên trầm trọng hơn, lâu dần có thể phát triển thành nhiễm độc niệu, vì vậy chúng ta phải chăm sóc sức khỏe thận của mình hàng ngày thật tốt.
Đặc biệt, thận rất quan trọng với nam giới. Nếu thận có vấn đề không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của nam giới mà khả năng sinh sản và chức năng tình dục của nam giới cũng bị suy giảm, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của nam giới.
Nam giới đi tiểu nhiều hơn “con số này” mỗi ngày, đừng bất cẩn, đó có thể là dấu hiệu sớm của bệnh nhiễm độc niệu.
Thận của một người có tốt hay không thực ra có thể được phản ánh qua thói quen đi tiểu của mỗi người, nếu tần suất đi tiểu của một người bất thường thì có nghĩa là chức năng thận của chúng ta có vấn đề.
Chúng ta phải uống nước hàng ngày nên trong sinh hoạt thường xuyên xảy ra tình trạng tiểu rắt, có người đi tiểu nhiều, có người lại đi tiểu ít, trên thực tế, tần suất đi tiểu liên quan mật thiết đến sức khỏe của thận.
Nếu quan sát kỹ, bạn có thể biết được sức khỏe thận của một người chỉ bằng nhìn cách đi tiểu.
Nói chung, đối với một số người có chức năng thận tương đối khỏe mạnh, số lần đi tiểu mỗi ngày là khoảng 4 đến 8 lần. Chúng ta cần uống nước mỗi ngày, uống nước có thể bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể, đối với một nam giới trưởng thành thì lượng nước uống hàng ngày khoảng 2.000 ml, nếu vận động quá nhiều trong sinh hoạt thì nhu cầu nước sẽ nhiều hơn.
Thông thường, số lần đi tiểu sẽ liên quan đến lượng nước mà chúng ta uống, lúc này tần suất đi tiểu bình thường là khoảng 4 đến 8 lần một ngày, nếu số lần đi tiểu nhiều hơn con số này, thì có nghĩa là chức năng thận của chúng ta không bình thường.
Ví dụ, nếu thận có vấn đề về lọc và hấp thụ thì nước trong cơ thể sẽ dễ bị đào thải trực tiếp ra ngoài mà không thể lọc được, lúc này sẽ làm tăng gánh nặng cho thận. Nếu cơ thể không được cung cấp đủ nước thì các chức năng khác nhau của cơ thể sẽ không thể hoạt động bình thường, vì vậy các loại bệnh tật cũng sẽ đến vào thời điểm này.
Ngoài tình trạng này, nếu mặt chúng ta thường xuất hiện phù nề sau khi ngủ dậy vào buổi sáng thì có nghĩa đã gặp vấn đề lớn về thận, lúc này phải tự mình điều chỉnh và chữa trị kịp thời nếu không bệnh ngày càng trầm trọng hơn và có nguy cơ cao bị nhiễm độc niệu.
Nhiều người nghĩ rằng nhiễm độc niệu chủ yếu gặp ở người lớn tuổi, nhưng thực tế 40% bệnh nhân là những người trẻ trong độ tuổi từ 10 đến 30.
Nguyên nhân lớn nhất gây ra điều này là do thói quen sống không lành mạnh của họ. Điển hình như những thói quen dưới đây:
Nhịn tiểu trong thời gian dài: Bài tiết nước tiểu có thể giúp con người đào thải kịp thời lượng nước dư thừa, chất thải do chuyển hóa trong cơ thể và các chất độc khác nhau.
Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ quá bận rộn nên thường nhịn tiểu. Việc nhịn tiểu trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến thận bài tiết chất độc, đồng thời khiến bàng quang và thận luôn trong tình trạng áp lực nhiều, gây tổn thương cho thận.
Chế độ sinh hoạt không hợp lý: Người trẻ thường làm việc và nghỉ ngơi không hợp lý. Giới trẻ có nhiều thời gian, có nhiều thứ để giải trí, mọi người thường xuyên thức khuya vì công việc hoặc các lý do khác, đảo lộn ngày đêm, lâu ngày sẽ dẫn đến phá hủy nhịp sinh học, rối loạn hệ miễn dịch, ảnh hưởng đến chức năng bình thường của hệ thống nội tiết, có thể làm trầm trọng thêm bệnh thận.
Chế độ ăn uống nhiều dầu, muối, đường: Nhiều người trẻ bận rộn với công việc và cuộc sống, thường gọi đồ ăn sẵn chứa nhiều gia vị và dầu mỡ. Ăn nhiều dầu và muối trong thời gian dài sẽ làm tăng gánh nặng trao đổi chất cho thận, trong trường hợp nghiêm trọng, chất béo và ion Na+ quá mức có thể tích tụ trong hệ thống lọc của thận, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
Ngoài ra, người trẻ cũng hay uống những thức uống có nhiều chất phụ gia, phẩm màu và đường như nước có ga, trà sữa... cũng tác động xấu đến thận.
Uống nhiều chất có cồn như rượu, bia: Rượu rất giàu purin, chuyển hóa tạo ra axit uric, hàm lượng natri cũng cao nên uống số lượng nhiều sẽ dẫn đến tăng axit uric máu, tăng gánh nặng cho thận và làm tổn thương thận.
Những người uống ít nhất 7 ly rượu mỗi tuần có nguy cơ tăng creatinine huyết thanh cao hơn 30% so với những người chỉ uống 1 ly mỗi tuần hoặc không uống rượu.
Sử dụng thực phẩm chức năng bừa bãi: Nhiều người tự tìm hiều và mua thực phẩm chức năng mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Trong khi đó, thực phẩm chức năng chứa nhiều chất hóa học khác nhau, lâu ngày sẽ tác động làm tổn thương thận.
Như vậy, chúng ta nên quan sát nhiều hơn những chi tiết nhỏ trong cuộc sống hàng ngày của mình để xem cơ thể có thay đổi bất thường nào không, nhất là số lần đi tiểu để kịp thời nhận biết những thay đổi bất thường. Đồng thời, cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để bảo vệ sức khỏe của thận.
Hạ Thảo