Nằm 'đếm cừu', nói tục... hậu Covid-19

Sau khi mắc Covid-19 vào đầu tháng 2, chị H. luôn ám ảnh sợ hãi tái nhiễm, sợ hãi Covid-19 “hành” lại khiến chị mất ngủ triền miên và chị đã tự mua thuốc ngủ uống nhưng bệnh ngày càng nặng hơn.

Trầm cảm hậu Covid-19
 
Chị Bùi Thị H. (39 tuổi, Hà Nội) đến khám sức khoẻ tâm thần vì gần đây chị có biểu hiện trầm cảm nặng. Khi mắc Covid-19, chị Hà sốt tới 4 – 5 ngày, nhiệt độ đều trên 39 độ. Bản thân chị nhận thấy 20 năm chưa trận ốm nào mệt như vậy. Sau đó, chị rất sợ Covid-19, sợ tái nhiễm và rơi vào ho, mất ngủ.
 
Chị luôn mất ngủ, có đêm 3- 4 giờ sáng mệt quá thì thiếp đi, giấc ngủ không sâu, hai mắt thâm quầng, mệt mỏi, khó thở. Chị H. đi làm nhưng đầu óc lúc nào cũng biêng biêng nên khiến chị cáu gắt, khó chịu.

Chị H. cho biết mình không kiềm chế được cảm xúc, hay mệt mỏi, thậm chí chửi bậy, nói tục với đồng nghiệp, bạn bè vô cớ điều này từ trước tới nay chưa bao giờ xảy ra.
 
Chị mua đủ các trà ngủ ngon uống cũng không ăn thua. Có hôm mệt quá chị mua thuốc ngủ về uống. Khoảng 1 tuần nay, chị H. luôn có cảm giác chán nản, cuộc sống không còn ý nghĩa.

Chị tâm sự với bạn sợ Covid-19 lần nữa, sợ ốm, sợ đi làm. Trước đó chị hoàn thành tốt công việc thì hiện tại luôn ở trạng thái đơ đơ. Chị H. đã đi khám tổng quát chuyên khoa không ra bệnh. Bác sĩ tư vấn chị nên đi khám sức khoẻ tâm thần.

{keywords}
Bệnh nhân tới khám hậu Covid-19 tại bệnh viện. 

Kết quả, bác sĩ chẩn đoán chị H. trầm cảm sau thời gian dài mất ngủ liên miên.
 
Theo ThS – BS  Hoàng Đình Hữu Hạnh - Phụ trách Đơn vị Rối loạn giấc ngủ Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, thời gian qua số bệnh nhân tới khám vì mất ngủ sau khỏi Covid-19 tăng lên rõ rệt, đặc biệt là ở nữ giới.
 
BS Hạnh cho biết đa số người bệnh bị mất ngủ vì quá lo lắng về Covid-19 và hậu Covid-19. Có bệnh nhân đã khỏi bệnh hai tháng nhưng đêm chỉ nằm “đếm cừu”. Nguy hiểm nhất có bệnh nhân tự mua thuốc điều trị mất ngủ về uống và không hiệu quả còn nặng nề hơn.
 
BS Hạnh cho rằng mất ngủ điều trị không dứt sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ của người bệnh. Người bệnh làm việc không hiệu quả, mệt mỏi, đánh trống ngực và nhiều bệnh nhân mất ngủ, suy nghĩ nhiều quá chuyển sang rối loạn lo âu, trầm cảm.
 
Mất ngủ nếu được phát hiện và điều trị sớm, các rối loạn này sẽ thoái lui. Điển hình tại bệnh viện, nhiều người bệnh mất ngủ cấp tính dưới ba tháng có khả năng hồi phục hoàn toàn khá cao.

Riêng nhóm người bệnh mất ngủ hậu Covid-19 kéo dài trở thành bệnh mạn tính, hiệu quả điều trị thấp hơn.
 
Mất ngủ, lo lắng khám ở đâu?
 
Thạc sĩ, bác sĩ Bùi Diễm Khuê – Giảng viên trường Đại học Y Dược TP.HCM, cho rằng từ trước tới nay mọi người không để ý tới tâm thần, tâm lý, stress, lo âu nhưng đến nay vấn đề tinh thần đã được đặt ra ngang hàng với thể chất sau đại dịch Covid-19. Covid-19 ngoài gây ra ảnh hưởng thể chất thì nó còn ảnh hưởng tới tinh thần của nhiều người.
 
Đặc biệt ở giai đoạn đầu người bệnh cực kỳ căng thẳng khi mắc Covid-19 và để lại di chứng tới nay. Họ bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề vì bị kỳ thị, nhìn nhận của người khác về mình.
 
Theo thạc sĩ Khuê, những người bị bệnh nặng nhập viện, người có người thân mất vì Covid-19 thì ảnh hưởng tâm lý rõ ràng, nhưng người bệnh nhẹ cũng có vấn đề tâm lý. Có thể trước đó họ có triệu chứng tâm lý nhưng chưa nổi trội và sau dịch Covid-19 thì biểu hiện nặng lên.
 
Hiện dịch Covid-19 đã nhẹ nhàng hơn do chủng virus và đã bao phủ vắc xin nhưng cũng có những bệnh nhân vẫn sợ hãi Covid-19, sợ hậu Covid-19 và chỉ bệnh nhẹ họ đã có áp lực nặng nề và để lại các biểu hiện bệnh lý lo âu, trầm cảm, nhẹ hơn thì stress.
 
Để xác định vấn đề tâm lý do Covid-19 hay biểu hiện đã có trước đó rất khó. Nếu người bình thường khoẻ mạnh về tâm thần, sau Covid-19 đột nhiên bệnh nhân có thay đổi lo lắng nhiều, trầm buồn nhiều, ảo tưởng nhiều hơn thì có thể nói do Covid-19.

Tuy nhiên, nguyên nhân chính xác do Covid-19 vẫn còn đang nghiên cứu, chưa rõ trắng đen có thể người bệnh có biểu hiện từ trước và chỉ sau Covid-19 họ mới quan tâm tới sức khoẻ tâm thần hơn.
 
Với những người đã mắc Covid-19 xong vẫn khó thở, mệt mỏi, BS Khuê khuyến cáo bệnh nhân nên tới khám tại các phòng khám hậu Covid-19 để bác sĩ khám và làm thêm các xét nghiệm về rối loạn đông máu, ảnh hưởng của phổi.

Với người mất ngủ, kém tập trung nên khám các chuyên khoa tâm thần kinh cho phù hợp.

Khánh Chi  

'Đèn đỏ' bất thường hậu Covid-19 có cần điều trị?

'Đèn đỏ' bất thường hậu Covid-19 có cần điều trị?

Nhiều chị em than phiền tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau Covid-19, thậm chí có những người một tháng có tới 2 chu kỳ.

 
 

Cho điều hòa, quạt điện phả thẳng vào mặt: Thói quen cần bỏ ngay

Thói quen đang ở ngoài nóng về bật quạt mạnh, điều hòa lạnh sâu thậm chí thổi thẳng gió vào người gây ra rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Nguy cơ dịch chồng dịch, TP.HCM ra văn bản khẩn

UBND TP.HCM yêu cầu ngành y tế thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng, đặc biệt ở các điểm trông giữ trẻ, trường mầm non, tiểu học.

Bộ Y tế: Sắp nhập thuốc điều trị các ca mắc tay chân miệng nặng

Dự kiến, tháng 7 và 8 tới, các loại thuốc điều trị bệnh tay chân miệng nặng sẽ được nhập về Việt Nam.

Mùa vải đã đến, ăn thế nào để không gây hại sức khỏe?

Quả vải có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng lại không nên ăn quá nhiều. Một số trường hợp có thể bị đau bụng, nổi mề đay, nôn nao sau khi ăn loại quả này.

Không muốn rước bệnh, tuyệt đối không ăn dưa muối xổi

Dưa muối xổi là món được nhiều người yêu thích nhưng ăn nhiều không tốt, có thể gây ung thư dạ dày.

Nhiều bệnh viện miền Tây thiếu máu vì khó khăn đấu thầu, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Khó khăn trong đấu thầu, mua sắm vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thiếu từ túi lấy máu, hóa chất sàng lọc máu, kit thu nhận tiểu cầu, Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ không thể cung cấp máu cho nhiều bệnh viện tại miền Tây.

Loại virus nguy hiểm nhất gây bệnh tay chân miệng

So với nhiều tác nhân gây ra bệnh tay chân miệng, Enterovirus 71 là virus nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong sau 4 tiếng người mắc xuất hiện biến chứng.

Bốn thói quen buổi sáng của những người sống lâu nhất thế giới

Khởi đầu buổi sáng với bữa ăn lành mạnh, tách cà phê, nói điều tốt đẹp với người khác... sẽ có ích cho sức khỏe của bạn.

Nguy cơ gia tăng căn bệnh cướp mạng sống nhiều người Việt nhất ngày nắng nóng

Tại Việt Nam, tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, hơn cả ung thư hay tai nạn giao thông. Bác sĩ cảnh báo nguy cơ gia tăng bệnh lý này trong những ngày nắng nóng.

Xếp hạng các nước có số ca bệnh tiểu đường cao nhất: Vị trí của Việt Nam

Số ca bệnh tiểu đường ở Việt Nam chiếm khoảng 6% dân số (nhóm 20 tới 79 tuổi), đứng thứ 141 trên thế giới.

Đang cập nhật dữ liệu !