Mỹ rút toàn bộ nhân viên ngoại giao, đóng cửa đại sứ quán ở Syria
Mỹ rút toàn bộ nhân viên ngoại giao, đóng cửa đại sứ quán ở Syria
Nga -Trung bảo vệ quyết định phủ quyết về Syria
Đại sứ quán Nga ở Libya bị tấn công vì Syria
7 đại sứ quán Syria trên thế giới bị đập phá
![]() |
Trụ sở Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Damacus, Syria. |
“Đây là tình huống hoàn toàn không thể chấp nhận được và cần phải có phản ứng thống nhất từ cộng đồng quốc tế", Ngoại trưởng Anh, William Hague phát biểu trước quốc hội.
Thứ 7 tuần trước (4/2) Nga và Trung Quốc đã phủ quyết một nghị quyết lên án Syria của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc được các nước phương Tây và Liên đoàn Ảrập nhiệt tình ủng hộ.
Ngoại trưởng Mỹ, Hillary Rodham Clinton lên án việc phủ quyết là một "trò hề".
Ngay ngày đầu tuần, Mỹ đã đóng cửa đại sứ quán ở Syria. Đại sứ Mỹ Robert Ford cùng toàn bộ nhân viên ngoại giao và các công dân Mỹ liên quan đến đại sứ quán đã rời khỏi Syria. Bộ ngoại giao Mỹ đã đưa ra cảnh báo về đi lại đối với tất cả các công dân nước này ở Syria "lập tức rời đi". Cơ quan này cũng cho biết đại sứ quán Ba Lan giờ đây sẽ đảm nhiệm vai trò gìn giữ quyền lợi của Mỹ ở Syria.
Trong khi bày tỏ các mối quan ngại về an ninh, quyết định đóng cửa đại sứ quán gửi đi một tín hiệu về sự chuyển đổi chính sách về Syria sau khi các nỗ lực ngoại giao của Liên hợp quốc sụp đổ. Bộ ngoại giao Mỹ đã nỗ lực rất lớn để duy trì đại sứ quán ở Syria làm cơ sở để giám sát tình hình ở nước này và tạo ra một kênh mở cho lực lượng đối lập ở Syria.
Mỹ muốn ông Assad từ bỏ quyền lực và tạo đà cho một chính phủ dân chủ được bầu bán. Người phát ngôn bộ Ngoại giao Mỹ, Victoria Nuland tuyên bố mặc dù không còn có mặt ở Syria ông Ford sẽ vẫn tiếp tục công việc và giữ gìn quan hệ bền chặt với người dân Syria, những người đã biểu tình kêu gọi thay đổi gần 1 năm nay.
Trong những ngày gần đây, phát ngôn từ phía chính quyền của tổng thống Obama về Syria và một vài đồng minh còn xót lại đã trở nên gay gắt và cứng rắn hơn. Tuy nhiên, Nhà Trắng vẫn tiếp tục tuyên bố loại trừ khả năng tiến hành một chiến dịch quân sự giống như ở Libya để hỗ trợ nhóm quân phiến loạn.
Tổng thống Obama trong một bài trả lời phỏng vấn trên kênh NBC ngày 5/2 đã nói rằng việc giải quyết vấn đề này không cần dùng đến biện pháp can thiệp quân sự bên ngoài là rất quan trọng.
Khi cuộc nổi dậy và đàn áp tiến gần đến thủ đô trong vài tuần trở lại đây, các quan chức Mỹ đã lên tiếng lo ngại về việc đảm bảo an ninh cho các toà nhà ngoại giao đang trở nên khá lỏng lẻo.
Các nhà ngoại giao Mỹ đã đàm phán với chính quyền Syria để được phép tăng nhân sự và tăng cường các biện pháp an ninh để đảm bảo an toàn cho đại sứ quán nhưng đã không nhân được sự đồng ý.
Trong tháng 12, một vụ đánh bom bằng ôtô kép đã cướp đi vài chục mạng người, hầu hết trong số này là các nhân viên an ninh. Chính quyền Syria thì đổ lỗi cho vụ nổ lên đầu al-Qaeda.
“Việc gia tăng bạo lực gần đây đã thổi bùng lên những lo ngại rằng đại sứ quán không còn được bảo vệ an toàn khỏi những cuộc tấn công có vũ trang", bà Nuland nói: "Chúng tôi cùng các nhà ngoại giao khác đã bày tỏ lo ngại về an ninh với chính phủ nhưng họ đã không đáp lại một cách thích đáng".
Ông Ford, người chắp lời cho những chỉ trích của Mỹ về chính quyền Syria từ những ngày khởi đầu của cuộc nổi dậy đã từng bị triệu tập về nước tháng 10/2011 theo sau những lo ngại về an ninh cho ông này.
Hoa Tạ