Mỹ nên làm gì với đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông?

Những hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc trái phép xây dựng trên Biển Đông đang trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với các nước trong khu vực và Mỹ về việc thực thi quyền tự do hàng hải và hàng không.

Tạp chí National Interest nhận định trong khi Trung Quốc có thể qua lại quanh Alaska thuộc chủ quyền quốc gia của Mỹ, Washington lại không làm được như vậy đối với các hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông. Thậm chí, các tàu chiến của Trung Quốc còn ngang nhiên đi qua lãnh hải đảo Attu thuộc chuỗi đảo Aleutian. Hành động của Bắc Kinh đã một lần nữa thách thức chính sách mà Mỹ đang thi hành trên Biển Đông. 

Hôm 12/5, tờ Wall Street Journal đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã đề nghị giới chức nước này "lựa chọn các phương án" nhằm thực thi quyền và tự do hải hàng cũng như hàng không trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) trên Biển Đông. Phương án mà Bộ trưởng Carter đưa ra là  thực hiện các chuyến bay tuần tra trên không phận những hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông đồng thời điều động tàu chiến của Mỹ hoạt động trong vùng biển 12 hải lý quanh các hòn đảo này. 

Mỹ nên làm gì với đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông? - ảnh 1

Mô hình đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng trái phép trên Biển Đông. (Ảnh: SCMP)

Vào cuối tháng Năm, chiếc máy bay tuần tra P-8 của Mỹ cùng với một đoàn phóng viên CNN đã liên tiếp nhận được lời cảnh báo "rời khỏi khu vực bãi Đá Chữ Thập ngay lập tức" từ Trung Quốc ngay cả khi chiếc máy bay này đã bay ra khỏi vùng 12 hải lý của bãi Đá Chữ Thập. Trước đó, Trung Quốc đã chiếm đóng trái phép bãi Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam và cho cải tạo, xây dựng một hòn đảo nhân tạo rộng 2,7 triệu m2 cùng sự xuất hiện của một đường băng dài hơn 3,1 m, một cầu cảng đủ lớn để phục vụ hoạt động của các tàu chiến khủng. 

Tuy nhiên, hôm 31/7, trang web Politico cho hay Nhà Trắng đã từ chối kế hoạch của Đô đốc Harry Harris, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ về việc điều động lực lượng tàu chiến hoạt động trong khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc trái phép tạo ra. Trong khi đây vốn là những thực thể không đủ điều kiện để thành lập một vùng lãnh hải. 

Theo giới chức quân sự, quyết định của Nhà Trắng đã ngầm chấp nhận những tuyên bố đầy phi lý về việc kiểm soát tuyến đường biển quanh các hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc tạo ra trên Biển Đông. Thượng nghị sĩ John McCain nhận định Mỹ đã phạm phải một "sai làm nghiêm trọng" khi công nhận những tuyên bố "chủ quyền phi thực tế" mà Trung Quốc tạo ra. 

Việc xác định bãi Đá Chữ Thập là một khối đá nhô lên trên mặt biển hay chỉ xuất hiện khi thủy triều xuống và biến mất khi thủy triều dâng vẫn chưa được làm rõ. Và sau khi Trung Quốc cố tình thay đổi hiện trạng, việc xác định trạng thái tự nhiên của bãi Đá Chữ Thập càng trở nên khó khăn. 

Theo luật biển quốc tế, một quốc gia có chủ quyền với các bãi đá tự nhiên được phép quản lý vùng hải phận 12 hải lý quanh các bãi đá này. Ngoài ra, các bãi chìm ở giữa đại dương không đủ điều kiện để tuyên bố bất cứ chủ quyền biển nào. Do đó, các đảo nhân tạo và đồn bốt cũng không đủ điều kiện để xác định chủ quyền trên biển hay quyền chủ quyền theo luật pháp quốc tế mặc dù chủ sở hữu các thực thể này vẫn có thể duy trì vùng quản lý lưu thông tàu thuyền trong phạm vi 500 m để đảm bảo an toàn hàng hải. 

Theo National Interest, bất kể địa lý tự nhiên của các hòn đảo mà Trung Quốc chiếm đóng trên Biển Đông, Bắc Kinh không có quyền tuyên bố chủ quyền với những thực thể này. Khi Mỹ không công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với các thực thể, Washington không có nghĩa vụ chấp hành những yêu cầu áp dụng với hoạt động trong vùng lãnh hải trên lý thuyết. Ngoài ra, vùng lãnh hải phản ánh chức năng chủ quyền của một quốc gia đối với mỗi bãi đá hoặc hòn đảo chứ không chỉ đơn thuần là chức năng địa lý. 

Nếu Mỹ không công nhận bất cứ quốc gia nào có chủ quyền đối với một thực thể, nó sẽ đương nhiên được đối xử như "những vùng đất vô chủ". Do đó, tàu chiến của Mỹ không những có quyền đi qua khu vực 12 hải lý xung quanh các hòn đảo mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông mà còn tự do thực hiện quyền tự do biển khơi theo Điều 87 trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển và thực hiện cả các chuyến bay giám sát phía trên những thực thể này. 

Trên thực tế, dù Mỹ không công nhận quyền sở hữu của Trung Quốc đối với các bãi đá, Washington cần nhận ra rằng một số quốc gia vốn có đường bờ biển nằm tiếp giáp với những thực thể mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép, có quyền hợp pháp do đó Hải quân cần xem xét khu vực này như một vùng lãnh hải giả định. 

Quan trọng hơn, giả dụ một quốc gia nào đó có thể có chủ quyền hợp pháp đối với một thực thể, các nước khác cũng không bị bắt buộc phải trao cho quốc gia đó quyền đơn phương áp dụng và thực thi các biện pháp can thiệp vào hoạt động lưu thông hàng hải, cho đến khi chủ quyền hợp pháp được công nhận. 

Nói cách khác, việc thừa nhận thi hành luật lệ của bất cứ quốc gia nào liên quan đến các thực thể đang có tranh chấp chủ quyền đồng nghĩa với việc công nhận tính hợp pháp của tuyên bố chủ quyền mà quốc gia đó đưa ra. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những chuyến bay thương mại khi mà các nước đang quản lý hoạt động không lưu thông qua Cơ quan Hàng không dân dụng quốc tế và các đài kiểm soát không lưu trên toàn thế giới. 

Cuối cùng, xét về phương diện chính trị, hàng trăm tảng đá, rạn san hô, bãi đá ngầm và cồn cát ở Biển Đông đang được phân định chủ quyền, nếu cộng đồng quốc tế công nhận quyền lý thuyết tối đa đối với các thực thể này, đại dương và vùng trời trên khắp thế giới sẽ bị phân cách thành nhiều khu vực và thực tế là quyền tự do hàng hải và hàng không sẽ không được thực thi. 

Do đó, Mỹ và cộng đồng quốc tế cần phải hành động ngay lập tức để thực hiện giám sát thường xuyên trên biển và trên không ở Biển Đông cũng như các vùng lân cận quanh những hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc tạo ra. Nói cách khác, chỉ có sự hiện diện thường ngày ngay hôm nay mới bảo đảm được tương lai và ổn định cho tương lai. 

Nội dung được thực hiện qua tham khảo Tạp chí National Interest. National Interest được thành lập vào năm 1985. Tạp chí thường tập trung vào vấn đề chính sách đối ngoại và những lợi ích quốc gia của Mỹ.

MINH THU (lược dịch)

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !