Miền Trung còn 6.701 ngư dân ở vùng biển nguy hiểm do ATNĐ

Áp thấp nhiệt đới (có thể thành bão số 13) vẫn diễn biến phức tạp, vẫn còn 427 tàu với 6.701 ngư dân ở vùng biển nguy hiểm do áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) là số liệu mới nhất được Trung tâm PCLB miền Trung - Tây Nguyên (đóng tại Đà Nẵng) báo cáo lúc 6h sáng 6/11. Trong ngày 5/11, đã có 2 tàu cá với 15 ngư dân gặp nạn trên biển.

Trung tâm PCLB miền Trung - Tây Nguyên tổng hợp báo cáo nhanh của các Văn phòng Ban chỉ huy PCLB - TKCN và Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cho biết, tính đến đêm qua 5/11, các tỉnh, TP từ Đà Nẵng đến Khánh Hoà đã thông báo, hướng dẫn cho 38.756 tàu với 166.697 ngư dân biết vị trí, hướng di chuyển của ATNĐ để chủ động trú tránh.

Miền Trung còn 6.701 ngư dân ở vùng biển nguy hiểm do ATNĐ - ảnh 1
Vẫn còn nhiều tàu cá của ngư dân miền Trung đang ở trên vùng biển nguy hiểm do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão số 13 (Ảnh: HC)

Đáng chú ý vẫn còn 427 tàu với 6.701 ngư dân ở khu vực giữa biển Đông và quần đảo Trường Sa (từ vĩ tuyến 80 đến vĩ tuyến 150) là khu vực được Công điện số 86/CĐ-TW của Ban chỉ đạo PCLB TƯ - Uỷ ban Quốc gia TKCN xác định là vùng biển nguy hiểm do ATNĐ (có khả năng mạnh lên thành bão số 13).

Trong đó Quảng Nam vẫn còn 64 tàu/1.963 ngư dân (không đổi so với ngày 5/11). Quảng Ngãi 175 tàu/3.277 ngư dân (trong đó có 14 tàu/122 ngư dân ở Nam quần đảo Hoàng Sa; 161 tàu/3.155 ngư dân ở  quần đảo Trường Sa). Bình Định 176 tàu/1.351 ngư dân (giảm 314 tàu/ 3.431 ngư dân so với ngày 5/11; trong đó có 81 tàu/637 ngư dân ở quần đảo Trường Sa; 25 tàu/187 ngư dân ở vĩ tuyến 11-140 Bắc; 70 tàu/527 ngư dân ở quần đảo Hoàng Sa). Phú Yên 11 tàu/100 ngư dân (giảm 55 tàu/478 ngư dân đã ra khỏi vùng nguy hiểm). Khánh Hoà còn 01 tàu/10 ngư dân.

Theo Trung tâm PCLB miền Trung - Tây Nguyên, hiện Văn phòng Ban chỉ huy PCLB - TKCN và Bộ chỉ huy BĐBP các địa phương kể trên đang tiếp tục xác định vị trí và khẩn cấp kêu gọi tàu thuyền, ngư dân ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc về ngay đất liền trong thời gian sớm nhất để trú tránh bão.

Cũng theo ghi nhận của Trung tâm PCLB miền Trung - Tây Nguyên, trong ngày 5/11 đã có hai tàu cá của Khánh Hoà và Bình Định bị nạn trên biển. Theo đó, tàu cá Khánh Hoà KH 96778TS với 12 ngư dân bị hỏng máy thả trôi từ lúc 9h40 ngày 5/11.

Trực ban BĐBP tỉnh Khánh Hoà cho biết, lúc 6h25 sáng 6/11, tàu cá KH 96778TS ở vị trí có toạ độ 7,460 Bắc - 108,480 Đông, tần số liên lạc 80440 USB. Bộ chỉ huy BĐBP Khánh Hoà đã báo cáo tình hình của tàu này cho Phòng Cứu hộ cứu hộ Bộ Tư lệnh BĐBP.

Đến 16h chiều 5/11, tiếp tục có thêm tàu cá Bình Định BĐ 95566TS (công suất 245CV, do ông Nguyễn Bình, trú xã Hoài Hương, huyện Hoài Nhơn làm chủ tàu, trên tàu có 3 ngư dân) bị hỏng máy khi đang hành nghề tại vị trí có tại tọa độ 9,130 Bắc - 112,30 Đông và đang phải thả trôi theo hướng Nam.

Ban chỉ huy PCLB - TKCN Bình Định đã yêu cầu BĐBP tỉnh, Đài Thông tin duyên hải Quy Nhơn phát thông tin cấp cứu và báo cáo Uỷ ban Quốc gia TKCN hỗ trợ, giúp đỡ tàu này.

HẢI CHÂU

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !