Mất vị giác nửa năm, tái nhiễm Omicron đột nhiên lấy lại vị giác

Nhiều trường hợp chỉ tái nhiễm sau 2 tuần và đặc biệt có người mất vị giác cả nửa năm khi tái nhiễm lại tìm lại được vị giác.

Theo BS Trương Hữu Khanh, Cố vấn chuyên khoa Nhiễm, BV Nhi đồng 1, hiện có nhiều bệnh nhân hoang mang khi thấy mình tái nhiễm trở lại. Họ cho rằng tái nhiễm sẽ nặng hơn lần trước. Về cơ bản đa phần tái nhiễm biểu hiện nhẹ hơn.

BS Khanh lấy 1 ví dụ có trường hợp bệnh nhân bác sĩ Khanh tư vấn qua tin nhắn Zalo từ đợt dịch của TP.HCM năm 2021. Bệnh nhân đã khỏi bệnh nhưng mất vị giác, khứu giác kéo dài không lấy lại được.

Bệnh nhân có thử các phương pháp nhưng không hiệu quả. Đến đầu tháng 3 vừa qua, bệnh nhân lại tái nhiễm. Lúc đó người bệnh vô cùng lo lắng nhưng thật bất ngờ, Omicron không quá nặng và đặc biệt là vị giác, khứu giác lại trở lại như trước.

BS Khanh cho rằng đến nay virus SARS-CoV-2 vẫn muôn hình, muôn vẻ và khó nói trước được về nó. Quan điểm của BS Khanh vẫn cố gắng phòng để mình không nhiễm và khi nhiễm bình tĩnh ứng xử với nó sẽ tốt. Kể cả trường hợp tái nhiễm, tái nhiễm sẽ điều trị theo triệu chứng.

Theo BS Nguyễn Trung Cấp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương những người bệnh tái nhiễm là một lần nhiễm virus mới và phát bệnh. Do đó họ vẫn phát tán virus bình thường và vẫn có khả năng lây nhiễm cho những người khác nếu không có biện pháp phòng lây nhiễm hiệu quả.

Thông thường, những trường hợp tái nhiễm sẽ có diễn biến lâm sàng nhẹ hơn so với người chưa được tiêm vắc xin mà nhiễm bệnh lần đầu.

{keywords}
Ảnh minh hoạ. 

Tuy nhiên vẫn có một tỷ lệ bệnh nhân nhất định có thể có diễn biến nặng.

Việc điều trị khi bị tái nhiễm, theo BS Cấp tuỳ vào diễn biến bệnh cụ thể trên mỗi bệnh nhân. Những người có diễn biến nhẹ thì chỉ cần đảm bảo vệ sinh, dinh dưỡng; điều trị các triệu chứng (nếu có).

Những người không may có diễn biến nặng thì sẽ được điều trị theo cơ chế bệnh sinh của mỗi tổn thương và áp dụng các biện pháp hồi sức nếu bệnh nhân có tình trạng nguy kịch.

PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Trưởng khoa Y tế Công cộng, Đại học Y dược TP.HCM cho biết việc tái nhiễm trên cùng một biến chủng là rất hiếm, nhưng tái nhiễm do một biến chủng mới của Covid-19 lại phổ biến.

Theo ghi nhận của các quốc gia như Anh, Mỹ thì khi tái nhiễm người bệnh đều không có nhiều triệu chứng như lần 1. PGS Dũng cho rằng với tỷ lệ đã tiêm vắc xin và kháng thể của lần nhiễm trước dù gặp biến chủng mới người bệnh cũng không cần quá lo lắng.
 
Nhiều người bệnh tái nhiễm cũng thắc mắc khi tái lại có thể sử dụng thuốc Molnupiravir không? PGS Dũng cho rằng người bệnh hoàn toàn có thể uống.

Sử dụng Molnupiravir trong các lần tái nhiễm cách xa nhau không gây ảnh hưởng xấu tới cơ thể. Người bệnh cần lưu ý sử dụng thuốc đủ 5 ngày liên tiếp, không tự ngưng thuốc hoặc sử dụng quá nhiều ngày.

Bởi vì khi virus xâm nhập vào cơ thể thì cơ thể cần thời gian sinh kháng thể, 5 ngày sau là cơ thể đã có kháng thể để tiêu diệt nốt phần virus còn sót lại.

PGS.TS Đỗ Văn Dũng cho hay, người bệnh đừng vội lo lắng hay tìm thêm những loại thuốc khác nhằm thay thế Molnupiravir vì khi sử dụng đủ liều Molnupiravir đồng nghĩa với việc cơ thể của bệnh nhân đã có được sự điều trị tốt nhất và cơ thể đã có thể sản sinh ra các kháng thể tự nhiên để tiêu diệt lượng virus còn sót lại trong cơ thể. 

Ở Việt Nam hiện chưa có thống kê nào về tỷ lệ tái nhiễm, tái dương tính Covid-19. Nhưng theo  PGS Dũng, một nghiên cứu của Qatar cho thấy người đã nhiễm chủng Omicron BA.1 thì sẽ được bảo vệ khỏi sự tái nhiễm với dòng phụ BA.2 và ngược lại.

Khả năng bảo vệ không tuyệt đối 100% nên cá biệt vẫn có người bị nhiễm Omicron hai lần, nhưng rất hiếm.

Khánh Chi 

Mắc Omicron rồi có lo tái nhiễm Delta không?

Mắc Omicron rồi có lo tái nhiễm Delta không?

Theo báo cáo của Sở Y tế TP.HCM và tại Hà Nội, hiện nay biến chủng Omicron chiếm ưu thế, đặc biệt là biến chủng Omicron BA.2 hay còn gọi biến chủng Omicron tàng hình. 

Cách khắc phục tình trạng ăn không ngon, ngủ không yên nhiều người mắc hậu Covid-19

Cách khắc phục tình trạng ăn không ngon, ngủ không yên nhiều người mắc hậu Covid-19

Trong chế độ dinh dưỡng, cựu F0 cần ưu tiên ăn đủ chất đạm. Một người cân nặng khoảng 50 kg ăn trung bình 200g thịt, cá; 300-400g các loại rau quả, mỗi ngày.

'F0, F1 đi làm là chuyện bình thường'

'F0, F1 đi làm là chuyện bình thường'

Theo PGS. TS Nguyễn Huy Nga, khi chuyển bệnh Covid-19 sang bệnh lưu hành thì F0, F1 đi làm là chuyện bình thường.

Lý do măng cụt được ví là 'nữ hoàng' trái cây

Không chỉ là loại trái cây ngon, măng cụt còn là một dược liệu quý giá trong phòng và hỗ trợ điều trị một số bệnh.

Đau đầu nhiều năm, phát hiện khối u ở não to hơn quả trứng vịt

Người phụ nữ ở TP.HCM mang khối u ở màng não to hơn quả trứng vịt, có rất nhiều mạch máu nuôi.

Thuế thuốc lá thấp khiến tỷ lệ người hút thuốc cao

Nhân Ngày thế giới không thuốc lá (31-5) và Tuần lễ quốc gia không khói thuốc (diễn ra từ 25 đến 31-5), các chuyên gia lại một lần nữa nhấn mạnh, cần phải có những giải pháp tối ưu trong phòng, chống tác hại thuốc lá để bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Bốn cách được quảng cáo giúp giải độc gan nhưng có thể làm hại bạn

Theo bác sĩ, các phương pháp giải độc gan không giúp cải thiện chức năng gan, trong khi có thể dẫn tới nhiều tác dụng có hại cho cơ thể.

Cả nước hết sạch vắc xin 5 trong 1, Bộ Y tế nói gì?

Cả nước không còn vắc xin 5 trong 1 của Chương trình tiêm chủng mở rộng. Một số vắc xin khác chỉ còn đủ dùng trong một vài tháng tới.

Rượu vang để được trong bao lâu?

Nhiều người thắc mắc liệu rượu vang còn sót lại hay một chai rượu để đã lâu thì có thể uống được nữa không? Dấu hiệu nào cho thấy rượu đã bị hỏng, uống vào có ảnh hưởng sức khỏe?

Chuyên gia Nhật khuyên tránh xa 5 loại thực phẩm nếu muốn sống thọ

Theo quan điểm của nhà dinh dưỡng học Tomioka, một số món quen thuộc như xúc xích, nước ngọt, ngũ cốc có đường là lựa chọn không tốt.

Bé 8 tuổi phải mổ cấp cứu vì gia đình mải đi du lịch

Bé trai 8 tuổi đau bụng nhưng cả gia đình đi du lịch nên chưa cho đi khám. Sau ba ngày đau liên tục, trẻ mới được vào viện, chẩn đoán viêm phúc mạc do viêm ruột thừa vỡ, phải chuyển mổ cấp cứu.

Xét nghiệm máu có tầm soát được loại ung thư 23.000 người Việt mắc mỗi năm?

Một số người dân tin rằng có thể phát hiện ung thư phổi khi xét nghiệm máu. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng cần thận trọng về điều này.

Căn bệnh có thể biến chứng vào tim, 50% người mắc không hay biết

Nếu không điều trị hiệu quả, bệnh có thể gây ra nhồi máu cơ tim, xuất huyết não và nhiều biến chứng lên tim, thận, mắt, mạch máu...

Đang cập nhật dữ liệu !