Tái nhiễm Covid-19, trải nghiệm của người trong cuộc

Nhiều người dù đã mắc Covid-19, tiêm vắc xin đủ mũi vẫn tái nhiễm với chủng Omicron, mỗi người có một triệu chứng khác nhau. 


Đã nhiễm Covid-19 một lần vào tháng 8/2021, tiêm đủ 3 mũi vắc xin nhưng chị Lê V.N.N, 37 tuổi, trú tại quận 5, TP.HCM vẫn dương tính lần nữa với biến chủng Omicron.
 
Chị N. kể nhiễm Covid-19 lần 1 chị bị sốt nhẹ, mất khứu giác, vị giác và một tháng sau mới lấy lại được vị giác, khứu giác. Sau nhiễm Covid-19 lần 1, chị N. cũng bị mất sức, rụng tóc, mất ngủ. Đặc biệt, tóc rụng trơ cả đỉnh đầu.
 
Làn sóng Omicron mới này, chị N. cố gắng giữ gìn cho mình an toàn. Tuy nhiên, ba con đi học nên khó tránh khỏi lây nhiễm. Các bé cũng nhiễm từ tháng 8/2021 thì bây giờ đều nhiễm lại.

Cảm giác hai lần nhiễm, chị N. cho biết lần trước thì cả nhà vào bệnh viện dã chiến ở quận 2 còn lần này thì tự cách ly tại gia đình. Lần một, cảm giác hoảng sợ, chứng kiến người thân qua đời vì Covid-19 thì lần này cảm giác bình tĩnh hơn, đón nhận nó và tự theo dõi sức khoẻ.

Bản thân chị N. nhiễm xong chỉ mệt mỏi, đau rát họng và nhiều đờm. Chị không bị sốt hay nôn ói.
 
3 bé nhà chị N. đều dưới 12 tuổi, chưa tiêm vắc xin. Lần 1 nhiễm Covid-19 chủng Delta chỉ có 1 bé bị sốt, các bé còn lại khoẻ mạnh. Tuy nhiên, nhiễm lần này lại có triệu chứng sốt. Cả ba bé đều sốt cao. Bé lớn 11 tuổi sốt cao 39,5 độ C, uống thuốc hạ sốt cũng chỉ hạ xuống tới 38,5 độ C. Chị N. kiên trì hạ sốt cho con, tìm bác sĩ tư vấn online hỗ trợ.

Hai bé nhỏ 5 tuổi và 9 tuổi sốt nhẹ hơn kèm nôn ói. Chị N. cho biết cảm giác sốt ruột vô cùng. Lần 1 nhẹ nhàng vậy mà lần hai các bé bị vật dữ dội. Hai vợ chồng chị thay phiên nhau trông các con. Tâm lý cũng dễ chịu hơn lần 1, điều trị tại nhà nên cứ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa Nhi làm theo. 

{keywords}
Ảnh test nhanh Covid-19 dương tính.

 
Cũng đang trải nghiệm tái nhiễm lần 2, chị Hồ T.L. (Biên Hoà, Đồng Nai) tâm sự chị tiền sử bị ung thư và tháng 11/2021 đã nhiễm Covid-19 1 lần. Khi mắc Covid-19 lần 1 chị L. chỉ mất vị giác và khứu giác. Sau Covid-19, chị bị hậu Covid-19 người lúc nào cũng mệt mỏi, mất sức sống, hụt hơi. Chị đã phải phục hồi Covid-19 bằng bấm huyệt nên đỡ. Bây giờ bị lại, chị L. vô cùng lo lắng bị “hành”.
 
Chị L. kể triệu chưng lần này là chủng Omicron, chị thấy đau rát họng từ 2 hôm trước ban đầu còn nghĩ viêm Amidan vì test nhanh không lên. Tình trạng đau họng kéo dài tới ngày thứ 3, chị L. mới test lúc đó thẻ test lên hai vạch dương tính rất rõ. Cảm nhận tái nhiễm lần hai, chị L. cũng hồi hộp chẳng kém lần 1 vì bản thân có bệnh nền từ trước.

PGĐ bệnh viện Covid-19: Hậu Covid-19 biến chứng nặng là chuyện xa xưa rồi!

PGĐ bệnh viện Covid-19: Hậu Covid-19 biến chứng nặng là chuyện xa xưa rồi!

Lúc chưa tiêm bao phủ vắc xin, cộng với quá tải y tế thì hậu Covid-19 có thể xảy ra. Hiện nay đã tiêm bao phủ vắc xin toàn dân, chủng Omicron virus chỉ nằm ở cổ họng thì không thể xuống phổi gây xơ phổi

Theo TS Phạm Hùng Vân – Nguyên Giảng viên trường Đại học Y Dược TP.HCM đa phần các trường hợp tái nhiễm đều có triệu chứng nhẹ hơn trước. TS Vân cho rằng người bệnh tái nhiễm cũng theo dõi điều trị theo triệu chứng của bệnh.

Ngoài ra, người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc kháng virus Molnupiravir trong trường hợp có bệnh nền, chưa tiêm đủ mũi vắc xin, bệnh có nguy cơ có diễn biến nặng. Còn người trẻ tiêm đủ vắc xin cũng không cần thiết phải sử dụng kháng virus.

TS Vân cho biết nguyên tắc vẫn là chỉ cần uống thuốc hạ sốt nếu sốt cao hay đau nhức nhiều, chú ý bồi dưỡng cơ thể qua dinh dưỡng, uống thêm vitamin D.
 
Để phát hiện được những người có thể có nguy cơ trở nặng thì giải pháp cũng là bằng cách theo dõi dấu hiệu giảm SpO2. Nếu chỉ số vẫn trên 95% thì nên yêu cầu họ đi bộ trong thời gian 5 đến 10 phút để phát hiện được những người giảm SpO2 tiềm ẩn (lúc này SpO2 sẽ giảm dưới 95%) và điều trị kịp thời.
 
Người mắc biến thể Delta trước đây là ở thời điểm do chưa có thuốc tiêm chủng ngừa, do vậy mà có một tỷ lệ cao những người có yếu tố nguy cơ bị diễn tiến nặng.
 
Còn hiện tại, TS Vân cho rằng người nhiễm Omicron đa số đã được tiêm chủng ngừa nên tỷ lệ người bị diễn tiến nặng rất thấp. Người bệnh chủ yếu là ớn lạnh, mệt mỏi, sốt nhẹ, đau rát cổ họng và tồn tại trong vài ngày rồi khỏi.

Triệu chứng mất mùi và mất vị giác thì ở người nhiễm Omicron thường không có so với người nhiễm Delta. TS Vân cho rằng nhiễm Covid-19 hiện tại giống các triệu chứng không khác gì bị nhiễm siêu vi.

Khánh Chi  

Cả nhà bồng bế nhau đi khám hậu Covid-19, các chuyên gia lên tiếng

Cả nhà bồng bế nhau đi khám hậu Covid-19, các chuyên gia lên tiếng

Những ngày qua thông tin về hậu Covid-19 đang “sôi sục” trong cộng đồng. Ai cũng lo sợ hậu Covid-19 nên cố gắng làm sao để đi khám được.

Rối loạn tiêu hoá chỉ vì bổ sung quá nhiều C

Rối loạn tiêu hoá chỉ vì bổ sung quá nhiều C

Thời điểm tốt nhất để uống nước cam là từ 1 – 2 giờ sau bữa ăn sáng hoặc ăn trưa và uống ngay sau khi vắt. Người lớn chỉ uống khoảng 200ml mỗi ngày và 100ml đối với trẻ em là đủ.

Sợ hậu Covid-19 hơn F0, nhiều người tự ám thị với mình

Sợ hậu Covid-19 hơn F0, nhiều người tự ám thị với mình

Nhiều người tự nhận mình bị hậu Covid-19 với các triệu chứng mệt mỏi, khó thở, bồi hồi... đây là do tâm lý ám thị với chính mình.

Xét nghiệm âm tính đã khỏi bệnh chưa?

Xét nghiệm âm tính đã khỏi bệnh chưa?

Nhiều người chủ quan xét nghiệm âm tính đã nghĩ rằng mình khỏi bệnh và không tiếp tục theo dõi sức khoẻ thêm.

Trẻ 17 tháng tuổi phải lọc máu khi mắc tay chân miệng

Chỉ trong 4 giờ chuyển viện lên TP.HCM, trẻ chuyển nặng từ bệnh tay chân miệng độ 3 sang độ 4, suy hô hấp.

Cho điều hòa, quạt điện phả thẳng vào mặt: Thói quen cần bỏ ngay

Thói quen đang ở ngoài nóng về bật quạt mạnh, điều hòa lạnh sâu thậm chí thổi thẳng gió vào người gây ra rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Nguy cơ dịch chồng dịch, TP.HCM ra văn bản khẩn

UBND TP.HCM yêu cầu ngành y tế thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng, đặc biệt ở các điểm trông giữ trẻ, trường mầm non, tiểu học.

Bộ Y tế: Sắp nhập thuốc điều trị các ca mắc tay chân miệng nặng

Dự kiến, tháng 7 và 8 tới, các loại thuốc điều trị bệnh tay chân miệng nặng sẽ được nhập về Việt Nam.

Mùa vải đã đến, ăn thế nào để không gây hại sức khỏe?

Quả vải có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng lại không nên ăn quá nhiều. Một số trường hợp có thể bị đau bụng, nổi mề đay, nôn nao sau khi ăn loại quả này.

Không muốn rước bệnh, tuyệt đối không ăn dưa muối xổi

Dưa muối xổi là món được nhiều người yêu thích nhưng ăn nhiều không tốt, có thể gây ung thư dạ dày.

Nhiều bệnh viện miền Tây thiếu máu vì khó khăn đấu thầu, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Khó khăn trong đấu thầu, mua sắm vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thiếu từ túi lấy máu, hóa chất sàng lọc máu, kit thu nhận tiểu cầu, Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ không thể cung cấp máu cho nhiều bệnh viện tại miền Tây.

Loại virus nguy hiểm nhất gây bệnh tay chân miệng

So với nhiều tác nhân gây ra bệnh tay chân miệng, Enterovirus 71 là virus nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong sau 4 tiếng người mắc xuất hiện biến chứng.

Bốn thói quen buổi sáng của những người sống lâu nhất thế giới

Khởi đầu buổi sáng với bữa ăn lành mạnh, tách cà phê, nói điều tốt đẹp với người khác... sẽ có ích cho sức khỏe của bạn.

Nguy cơ gia tăng căn bệnh cướp mạng sống nhiều người Việt nhất ngày nắng nóng

Tại Việt Nam, tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, hơn cả ung thư hay tai nạn giao thông. Bác sĩ cảnh báo nguy cơ gia tăng bệnh lý này trong những ngày nắng nóng.

Đang cập nhật dữ liệu !