Cách khắc phục tình trạng ăn không ngon, ngủ không yên nhiều người mắc hậu Covid-19
Trong chế độ dinh dưỡng, cựu F0 cần ưu tiên ăn đủ chất đạm. Một người cân nặng khoảng 50 kg ăn trung bình 200g thịt, cá; 300-400g các loại rau quả, mỗi ngày.
Chị Mai Hà (Ba Đình, Hà Nội) cho biết sau 13 ngày chị mới về một vạch. Không giống như các thành viên khác trong gia đình ngủ lăn lóc thì chị lại bị mất ngủ triền miên. Tối nào chị cũng đếm cừu đến mỏi miệng mà không thể nào ngủ được. Gần tuần nay, chị bắt đầu phải uống thuốc ngủ mỗi tối.
“Không biết có phải do mất ngủ mà người tôi rất mệt mỏi, ăn kém, sụt cân, mất mùi. Giờ không biết tôi phải làm sao để khắc phục tình trạng chán ăn này. Tôi nên ăn uống như thế nào để nhanh hồi phục sức khoẻ”, chị Mai Hà băn khoăn.
Tương tự anh Văn Mạnh (Sơn Tây, Hà Nội) cũng rơi vào tình trạng sức khoẻ giảm sút sau khi mắc Covid-19. Người đàn ông này cho biết trước đây sức khoẻ anh bình thường, ăn tốt ngủ tốt nhưng khỏi Covid-19 anh “ăn không ngon, ngủ không yên”.
“Ăn vẫn như nhai rơm còn ngủ thì hai ba giờ sáng mắt vẫn không thể nào nhắm được. Tôi đã dùng đủ mọi cách nhưng vẫn rất khó để đi vào giấc ngủ, nếu có ngủ được thì giấc ngủ cũng chập chờn, không sâu giấc”, anh Văn Mạnh cho hay.
Ăn không ngon, ngủ không yên sau khỏi Covid-19 phải làm sao? |
PGS TS BS. Lâm Vĩnh Niên, Trưởng khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, BV Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh cho biết, phần lớn trường hợp mất vị giác, khứu giác do Covid-19 sau khi khỏi sẽ tự phục hồi sớm, tuy nhiên một số ít trường hợp kéo dài hơn. Hiện chưa có biện pháp nào điều trị đặc hiệu cho tình trạng này.
Theo đó, F0 vừa khỏi bệnh có thể tăng cường dinh dưỡng, áp dụng chế độ ăn cân bằng, giàu protein, đủ năng lượng để giai đoạn phục hồi diễn tiến thuận lợi. Nhiều người tăng quá mức các loại gia vị, như tăng muối, đường, ăn quá cay, quá nóng, quá nồng... để mong lấy lại vị giác, khứu giác. Những cách này thực tế chưa cho thấy hiệu quả và không tốt cho sức khỏe.
Ngoài ra, trong chế độ dinh dưỡng, cựu F0 cần ưu tiên ăn đủ chất đạm. Một người cân nặng khoảng 50kg ăn trung bình 200g thịt, cá một ngày. Ăn phong phú các loại rau quả, mỗi ngày 300-400g.
Nếu chưa ăn được nhiều trong mỗi bữa chính, có thể bổ sung các bữa phụ, thêm thực phẩm dinh dưỡng như sữa, món ăn nguồn gốc từ sữa.
Omicron 'tàng hình' sẽ kết thúc đại dịch?
Hiện có nhiều ý kiến cho rằng chủng Omicron tàng hình lây lan nhanh sẽ là biến thể virus cuối cùng để kết thúc đại dịch Covid-19.
Đối với tình trạng mất ngủ, TS. Lương y Phùng Tuấn Giang, Chủ tịch Viện nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam cho biết thêm, cách tốt nhất để có được giấc ngủ ngon trong giai đoạn dịch bệnh này là chủ động điều chỉnh lại lối sống mà đã bị thay đổi do đại dịch.
Ngoài ra, theo y học cổ truyền, mất ngủ thuộc phạm vì chứng “thất miên”. Có rất nhiều nguyên nhân gây mất ngủ. Tùy theo từng thể bệnh mà có những nguyên nhân khác nhau. Âm dương không cân bằng, ngũ tạng thất hoà, tinh khí hư tổn là nguyên nhân chủ yếu của loại bệnh này. Vì vậy, việc điều trị chủ yếu quan tâm đến các tạng phủ tâm, tỳ, thận, đởm.
Một số cách phòng chống mất ngủ theo y học cổ truyền
Xoa bóp - bấm huyệt cục bộ hoặc toàn thân có tác dụng tạo cảm giác thư thái, nhẹ nhàng trước khi đi ngủ.
Khí công - dưỡng sinh: Thực hiện các bài tập luyện ý, luyện thở, luyện hình thể hằng ngày phù hợp với từng người có tác dụng giúp tình thần thư thái, cơ thể khoẻ mạnh. Từ đó giúp làm tăng thời lượng và chất lượng giấc ngủ.
Tránh tình trạng nhàn rỗi quá mức, thường dẫn đến hiện tượng ngủ gà vào ban ngày, mất ngủ vào ban đêm. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý người bệnh không nên hoạt động quá sức, dễ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, căng thăng về thể chất và tinh thần gây mất ngủ.
Sử dụng một số món ăn bài thuốc có tác dụng an thần, giúp phòng chống mất ngủ như:
- Thảo quyết minh sao đen, sắc uống hoặc hãm trà uống hằng ngày.
- Tâm sen sao vàng, mỗi ngày 15g sắc nước uống trong ngày.
- Trà hoa nhài, hãm nước uống hằng ngày.
- Hoa hiên, đường phèn, sắc nước uống trước khi đi ngủ.
- Chè long nhãn, hạt sen.
- Lá vông: mỗi ngày một nắm đun nước uống hoặc nấu canh ăn.
- Hoa thiên lý, làm rau ăn hằng ngày…
N. Huyền
Khỏi Covid-19, tôi phát hiện mình có bầu thì nên bỏ hay giữ thai?
Nếu mắc Covid-19 mà lại có thai trong 3 tháng đầu thì sẽ làm tăng tỷ lệ sảy thai, thai lưu nhưng với những trường hợp bà mẹ mắc Covid-19 ở thể nhẹ thì không ảnh hưởng gì đến thai nhi.
Bác sĩ phát hoảng với F0 ở nhà tự uống thuốc bừa bãi
Đa phần các túi thuốc được bệnh nhân gửi đến nhờ bác sĩ tư vấn đều có kháng sinh. Nhiều hiệu thuốc bán thuốc kê đơn, mặc kệ tình trạng người bệnh như thế nào…
Khám hậu Covid-19: 'Quan trọng là tổn thương phổi, chữa cái gì thì không ai biết'?
Theo các bác sĩ, việc lạm dụng khám hậu Covid-19, chụp phổi không hề tốt, chỉ tuỳ từng trường hợp mới cần thiết chụp CT phổi...