Tụt huyết áp, ngạt thở vì đi xông hơi

Xông hơi được áp dụng khá phổ biến trong cuộc sống, tuy nhiên nếu không đúng cách sẽ có nhiều rủi ro: mất nước, tăng, tụt huyết áp, ngất, ngạt…thậm chí sốc nhiệt.

Đây là thông tin được PGS. TS. BS Võ Tường Kha, Giám đốc BV Thể thao Việt Nam, cho biết bên lề sự kiện thành lập Chi hội đông y và y học thể thao Bệnh viện Thể thao Việt Nam chiều 21/10.

Theo Giám đốc Bệnh viện Thể thao, xông hơi là biện pháp đã được sử dụng từ rất lâu đời nhằm phòng và điều trị bệnh. Phương pháp này đặc biệt hữu ích đối với VĐV và người tập luyện thể thao.

Bởi khi vận động thể dục thể thao sản sinh chất chuyển hoá trung gian trong quá trình chuyển hoá năng lượng, sản sinh ra các chất gây đau cơ, nhức khớp thậm chí gây ra thoát khí tương, gây ra ngộ độc thần kinh (biểu hiện kiệt sức, lơ mơ).

Việc xông hơi sau khi thi đấu, tập luyện thể thao có tác dụng hồi phục thể lực, thải độc, thải những chất chuyển hoá trung gian đó qua hơi thở, qua mồ hôi và qua nước tiểu.

PGS. TS. BS Võ Tường Kha

Xoa bóp, xông hơi được áp dụng khá phổ biến trong cuộc sống, tuy nhiên PGS. TS Võ Tường Kha cảnh báo về mặt cảm quan thì có tác dụng nhưng trong y học cổ truyền nếu xông hơi không đúng cách lại có thể mang lại nhiều rủi ro với sức khỏe. Thậm chí xông hơi không đúng có có thể gây mất nước nghiêm trọng rất nguy hiểm.

“Có rất nhiều tình huống với nhiều nguy cơ nếu chỉ định xông hơi không đúng. Theo đó, xông hơi có thể gây ra mất nước, tụt huyết áp, ngất, giảm khối lượng tuần hoàn, cũng có thể tăng huyết áp, tụt huyết áp, thiếu máu não, ngạt thở…thậm chí có trường hợp sốc nhiệt”, PGS. TS Võ Tường Kha thông tin.

Gần đây nhất là trường hợp một nam bệnh nhân (48 tuổi, Hà Nội) được đưa đến viện cấp cứu do ngạt sau khi xông hơi tại gia đình. Người đàn ông này theo thói quen hai ngày cuối tuần sẽ đạp xe một vòng quanh Hồ Tây mỗi sáng sớm. 7h về đến nhà, ông sẽ tự xông hơi bằng thảo dược.

Hôm đó, như mọi khi ông cũng vào phòng xông hơi như bình thường. Khoảng 5 phút, vợ ông hoảng hốt nghe tiếng động lớn, bà vội vàng lao vào phòng thì thấy chồng mình đã ngã ra sàn, bất tỉnh.

Hay trước đó, người đàn ông 65 tuổi (TP Hồ Chí Minh) đã tử vong sau khi ông này đến xông hơi tại một phòng khám đông y ở khu dân cư Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP.HCM.

Theo đơn tố cáo của con gái nạn nhân khoảng 10 giờ ngày 29/11-2020, ông H. đến phòng khám đông y để khám và được cho vào phòng xông hơi. Đến 11 giờ, phòng khám thông báo ông bị bỏng nặng, được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện huyện Nhà Bè, sau đó tiếp tục được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy. Dù được cấp cứu tích cực nhưng ông H. không qua khỏi

Lâu hơn nữa vào giữa năm 2018, anh  H.Đ (sinh năm 1982, Nam Sách, Hải Dương) cũng tử vong sau khi đi xông hơi ở khách sạn tại địa phương.

Người thân của nạn nhân này cho biết, Đ. được đưa lên điều trị tại Viện Bỏng quốc gia trong tình trạng bất tỉnh, toàn bộ vùng mặt, đùi, cánh tay, ngực đều bị bỏng do hơi nóng. Do hít phải khí nóng nên phổi cũng bị thương nặng.

Sau 20 ngày điều trị tích cực tại viện này, nhưng do vết thương quá nặng nên Đ. đã không qua khỏi. Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy nạn nhân này tử vong do thương tổn đa phủ tạng. 

Đó là những trường hợp rất đáng tiếc khi áp dụng đông y trong chữa bệnh, phục hồi thể lực trong cuộc sống nói chung và sau khi tập luyện thể thao nói riêng. Nguyên nhân một phần do người dân chưa được trang bị đầy đủ các kiến thức, áp dụng các phương pháp đông y vào thực tiễn.

Giám đốc BV Thể thao Việt Nam cho biết, không thể phủ nhận vai trò to lớn của nền đông y nước nhà với truyền thống 1.000 năm. Thực tế có rất nhiều phương thuốc, bài thuốc đông y trong dân gian, thậm chí có những bài thuốc cổ phương đã được nghiên cứu để nâng cao thể lực, hồi phục thể lực, phục hồi chức năng, điều trị chấn thương.

Tuy nhiên việc ứng dụng đông y trong thể thao thì hiện nay vẫn còn để ngỏ. 4 nhiệm vụ đông y có thể đóng góp được bao gồm: nâng cao thể lực; hồi phục sau thi đấu, tập luyện thể thao; hồi phục chức năng; liệu pháp tâm lý.

Được thành lập từ năm 2014 với cơ quan chủ quản ban đầu thuộc Hội đông y TP Hà Nội, đến nay sau 9 năm thành lập Chi hội Đông y và y học thể thao Bệnh viện Thể thao Việt Nam chính thức trực thuộc Trung ương Hội đông y Việt Nam đã khám và điều trị khỏi 22.500 bệnh nhân với 250.000 lượt trong đó có 240 vận động viên và người tập luyện thể dục thể thao.

Nhiều bệnh viện miền Tây thiếu máu vì khó khăn đấu thầu, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Khó khăn trong đấu thầu, mua sắm vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thiếu từ túi lấy máu, hóa chất sàng lọc máu, kit thu nhận tiểu cầu, Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ không thể cung cấp máu cho nhiều bệnh viện tại miền Tây.

Loại virus nguy hiểm nhất gây bệnh tay chân miệng

So với nhiều tác nhân gây ra bệnh tay chân miệng, Enterovirus 71 là virus nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong sau 4 tiếng người mắc xuất hiện biến chứng.

Bốn thói quen buổi sáng của những người sống lâu nhất thế giới

Khởi đầu buổi sáng với bữa ăn lành mạnh, tách cà phê, nói điều tốt đẹp với người khác... sẽ có ích cho sức khỏe của bạn.

Nguy cơ gia tăng căn bệnh cướp mạng sống nhiều người Việt nhất ngày nắng nóng

Tại Việt Nam, tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, hơn cả ung thư hay tai nạn giao thông. Bác sĩ cảnh báo nguy cơ gia tăng bệnh lý này trong những ngày nắng nóng.

Xếp hạng các nước có số ca bệnh tiểu đường cao nhất: Vị trí của Việt Nam

Số ca bệnh tiểu đường ở Việt Nam chiếm khoảng 6% dân số (nhóm 20 tới 79 tuổi), đứng thứ 141 trên thế giới.

Cải thiện dinh dưỡng và sức khỏe cho người lao động tại Ajinomoto Việt Nam

Bên cạnh việc triển khai các dự án giúp cải thiện dinh dưỡng cho cộng đồng, Ajinomoto Việt Nam cũng chú trọng đầu tư cho các hoạt động giúp nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần của người lao động tại công ty.

Dấu hiệu đau tim xuất hiện trước một tháng

Các vấn đề về hô hấp có thể là dấu hiệu sớm cho thấy cơn đau tim sắp xảy ra.

Hy hữu ở Việt Nam: 40 năm mang cơ quan sinh dục cả nam và nữ

Người bệnh có hình thể là nữ, có buồng trứng, có âm vật và tinh hoàn ẩn ở vùng bẹn trái. Sau gần 40 năm không can thiệp, bệnh nhân bất ngờ phát hiện bị ung thư tinh hoàn.

Số ca mắc ung thư ở Việt Nam tăng, chuyên gia chỉ 5 lý do

Ung thư là nguyên nhân gây tử vong thứ hai sau bệnh tim mạch. Mỗi năm, thế giới có khoảng 19 triệu người mắc ung thư, trong đó Việt Nam là 182.000 ca.

Lý do măng cụt được ví là 'nữ hoàng' trái cây

Không chỉ là loại trái cây ngon, măng cụt còn là một dược liệu quý giá trong phòng và hỗ trợ điều trị một số bệnh.

Đang cập nhật dữ liệu !