Lực lượng đặc biệt trong chiến dịch

Trong những ngày tháng 4-1975, đã ghi nhận được rất nhiều chiến công xuất sắc của trinh sát kỹ thuật.

Đến cuối tháng 3-1975, trên chiến trường miền Nam, Quân Giải phóng đã có một lực lượng trinh sát kỹ thuật chuyên trách khá hùng hậu, bao gồm Đoàn 21 thuộc Phòng Quân báo, Cục Tham mưu, Bộ tư lệnh Miền (B2); 4 đại đội thuộc Phòng Quân báo, Cục Tham mưu của 4 quân đoàn, nhiều đội, tổ thuộc các quân khu, sư đoàn, lữ đoàn, trung đoàn, tỉnh đội… Đoàn 21 đứng chân ở chiến trường miền Đông Nam Bộ, được xác định tương đương cấp tiểu đoàn, gồm đoàn bộ có đủ 3 thành phần tham mưu, chính trị, hậu cần, 4 đại đội thu tin sóng ngắn, 1 đại đội thu tin sóng cực ngắn, 1 đại đội thu tin siêu tần số, 1 đại đội mã thám-thông báo, 1 đại đội huấn luyện, 1 trạm sửa chữa khí tài, tổng cộng khoảng 700 cán bộ, chiến sĩ. 

Theo yêu cầu của cấp trên, Trung đoàn 75 trinh sát kỹ thuật thuộc Cục Tình báo-Bộ Tổng tham mưu đứng chân ở miền Bắc cũng đã cử vào chi viện cho chiến trường một lực lượng rất mạnh, nòng cốt gồm Tiểu đoàn 35 (đến lúc đó đã 2 lần được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân, đi theo Quân đoàn 2) và 2 đội cơ động thuộc Tiểu đoàn 2 (một đi theo Quân đoàn 2, một đi theo Quân đoàn 3). Toàn bộ lực lượng trinh sát kỹ thuật, cả ở miền Nam lẫn miền Bắc đều tập trung lực lượng, phương tiện nắm địch để thiết thực phục vụ bộ đội ta tiến hành các trận quyết chiến chiến lược. Vì thế, trong những ngày tháng 4-1975, đã ghi nhận được rất nhiều chiến công xuất sắc của trinh sát kỹ thuật.

Hạ tuần tháng 4, sau khi liên tục cơ động nắm địch, phục vụ tốt Quân đoàn 4 tác chiến giải phóng Lâm Đồng-Di Linh, Đoàn 21 đã di chuyển về hướng Long Khánh. Tại đây, lực lượng của đoàn chia làm nhiều mũi, tiếp tục phục vụ đắc lực các sư đoàn: 7, 9, 341 đánh Xuân Lộc từ ngày 9 đến 20-4, giải phóng Hàm Tân vào ngày 23-4 rồi phục vụ Đoàn 232 (tương đương cấp quân đoàn) đánh địch ở Bến Cầu (Tây Ninh); Bến Lức, Quéo Ba, Tân An, Thủ Thừa (Long An), nối thông hành lang Tây Ninh-Kiến Tường, giải phóng nhiều khu vực, đánh giao thông trên Đường số 4, chuẩn bị tiến đánh Sài Gòn.

Lực lượng đặc biệt trong chiến dịch - ảnh 1

Ký họa của Phạm Ngọc Liệu

Lực lượng chuyên theo dõi chiến trường Cam-pu-chia của Trung đoàn 75 ở miền Bắc là Đại đội 1 thuộc Tiểu đoàn 3 (đơn vị Anh hùng LLVT nhân dân) cũng liên tục nắm được nhiều tin tức quan trọng: Đầu tháng 4, quân Khơ-me Đỏ áp sát thủ đô Phnôm Pênh, Tổng thống nước Cộng hòa Khơ-me là Lon Nol tuyên bố từ chức và bỏ trốn; ngày 12-4, Ngũ Giác Đài ra lệnh rút Bộ chỉ huy cố vấn quân sự Mỹ ở Cam-pu-chia; ngày 17-4, quân Khơ-me Đỏ chiếm được Phnôm Pênh… Những tin tức về việc Mỹ chấp nhận bỏ cuộc ở Cam-pu-chia cho thấy rõ chúng sẽ không can thiệp trở lại và sẽ bỏ mặc chế độ Sài Gòn.

Ngày 18-4, trinh sát kỹ thuật có tin Tổng thống Mỹ Giê-rôn Pho ra lệnh di tản gấp người Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam.

Ngày 20-4, lực lượng trinh sát kỹ thuật ở phía sau đã xác định xong về cơ bản binh lực địch phòng thủ Sài Gòn, bao gồm Sư đoàn 22 bộ binh (mới tái lập), Sư đoàn 25 bộ binh, Sư đoàn 5 bộ binh, Sư đoàn 18 bộ binh (chỉ còn 2 chiến đoàn), Sư đoàn 5 không quân, Lữ đoàn 369 thủy quân lục chiến, Lữ đoàn 1 dù, Lữ đoàn 3 thiết giáp… cùng nhiều đơn vị lẻ là tàn quân của Quân đoàn 1 và Quân đoàn 2. Với mỗi đơn vị, đều có đủ thông tin về thành phần lực lượng, nhiệm vụ, vị trí sở chỉ huy và các vị trí đóng quân.

Đoàn 21 và các lực lượng trinh sát kỹ thuật khác ở phía trước cùng các mũi, hướng áp sát Sài Gòn, từ chiều 24-4 triển khai nắm địch đầy đủ, chính xác tới cấp đại đội trong khu vực đảm trách; từ chiều 26-4 vừa cơ động vừa nắm địch, kịp thời phát hiện từng vị trí địch co cụm, phục vụ bộ đội tiến công giải phóng Sài Gòn-Gia Định và các tỉnh Nam Bộ.

16 giờ 50 phút ngày 28-4, trinh sát kỹ thuật thu được nội dung các cuộc trao đổi trên mạng “Phong Thần” của không quân địch, thể hiện sự hoảng loạn tột độ trước việc phi đội máy bay A37 do phi công Nguyễn Thành Trung dẫn đầu xuất kích từ Sân bay Thành Sơn (Phan Rang), bay vào ném bom xuống Sân bay Tân Sơn Nhất rồi rút về an toàn. Trong chiều 28-4, lực lượng trinh sát kỹ thuật của Quân đoàn 4 thu được bức điện tên Trung tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư lệnh Quân đoàn 3-Quân khu 3 gửi về Bộ Tổng tham mưu địch, báo tin Đường số 15 đã bị cắt đứt, Trảng Bom và Long Thành đã bị Quân Giải phóng chiếm lĩnh, căn cứ Long Bình đang bị pháo kích mạnh, hắn có ý định chạy về Gò Vấp. Đặc biệt, 17 giờ cùng ngày, Đoàn 21 thu được một bức điện dài 300 nhóm phát đi từ Bộ Tổng tham mưu Quân đội Sài Gòn. 

Sau 6 giờ đồng hồ khai thác, xác định được đây là kế hoạch tử thủ Sài Gòn, ra lệnh bảo vệ các cây cầu như: Bình Triệu, Bình Lợi, Sài Gòn (trên Xa lộ Biên Hòa), nếu không bảo vệ được thì cố gắng bám trụ tới giờ G rồi phá hủy cầu để ngăn chặn các đợt tiến công của Quân Giải phóng có thể sẽ diễn ra vào ngày 29-4. Tin này báo lên cấp trên sớm 10 tiếng đồng hồ so với giờ G của địch. Ngay sau khi các đoàn Quân Giải phóng tiến vào Sài Gòn qua các cây cầu vẫn còn nguyên vẹn này, Thượng tá Nguyễn Ngọc Bích, Trưởng phòng Quân báo B2 đã chuyển lời biểu dương của Thủ trưởng Cục Tham mưu B2 tới toàn thể cán bộ, chiến sĩ của Đoàn 21.

Chiều 29-4, Đoàn 21 thu được tin Bộ Tổng tham mưu địch đã mất liên lạc với Quân đoàn 3-Quân khu 3 từ đêm 28-4, Tổng thống chính quyền Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh ra lệnh giữ Trung tâm thông tin Quán Tre ít nhất là tới 9 giờ 30 phút ngày 30-4, củng cố tinh thần sĩ quan, binh lính, quyết giữ Đường số 4 (nối Sài Gòn với Đồng bằng sông Cửu Long) và Đường số 15 (nối Sài Gòn với Vũng Tàu). Tin này được báo cáo lên trên với nhận xét địch đang tan rã lớn, đang chuẩn bị cho một cuộc di tản cuối cùng và có thể sẽ chấp nhận đầu hàng trước 9 giờ 30 phút ngày 30-4.

Vào những giờ phút cuối cùng của cuộc Tổng tiến công vào Sài Gòn-Gia Định, nguồn tin trinh sát kỹ thuật ở phía sau giảm nhưng nguồn tin trinh sát kỹ thuật ở phía trước lại tăng. Các tổ thu tin sóng cực ngắn bám sát các mũi, hướng tiến công, kịp thời thu thập thông tin về địch, thiết thực phục vụ bộ đội chiến đấu thắng lợi.

9 giờ ngày 30-4, trinh sát kỹ thuật thu được từ mạng đài của hải quân địch tin Sài Gòn coi như đã thất thủ. 9 giờ 5 phút, trinh sát kỹ thuật thu được từ mạng đài của Lữ đoàn 3 thiết giáp địch đóng quân ở thị xã Biên Hòa thông tin Dương Văn Minh nói với phóng viên Hãng tin AP rằng, ông ta đề nghị ngừng bắn để bàn giao chính quyền cho Quân Giải phóng. Cùng thời gian này, trinh sát kỹ thuật thu được từ mạng đài của Trung tâm điện lực Sài Gòn nội dung lời kêu gọi ngừng bắn của Dương Văn Minh và thu được tin Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh (phụ tá của Trung tướng Vĩnh Lộc, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Sài Gòn-kẻ đã bỏ trốn vào sáng 30-4, sau khi nhận chức chưa đầy một ngày) nhân danh Tổng Tham mưu trưởng yêu cầu các cấp chỉ huy Quân đội Sài Gòn cho thuộc cấp ngừng bắn, tìm cách liên lạc với Quân Giải phóng.

9 giờ 30 phút ngày 30-4, trinh sát kỹ thuật có tin các tàu hải quân địch ở 3 căn cứ: Cần Thơ, Đồng Tâm, Phú Quốc được lệnh chạy tới điểm tập kết (có tọa độ cụ thể) và những con tàu đầu tiên đang chuẩn bị chạy về hướng đảo Gu-am; trước đó thì nhiều máy bay địch bay sang Sân bay U-ta-pao ở Thái Lan.

10 giờ ngày 30-4, Tổng hành dinh ở Hà Nội đang sốt ruột chờ tin về tình hình chiến sự từ chiến trường miền Nam thì Thượng tá Nguyễn Thanh, Trưởng phòng 70 thuộc Cục Tình báo lên báo cáo Trung đoàn 75 mới thu được một bức điện trên mạng ngoại giao của một phóng viên Nhật Bản, theo đó thì từ 8 giờ, nhiều đơn vị Quân Giải phóng có xe tăng dẫn đầu đã tiến vào nội thành Sài Gòn. Vài phút sau, lại có tin từ Trung đoàn 75 là Dương Văn Minh đã đề nghị ngừng bắn để thương lượng. 10 giờ 50 phút, Cục Tình báo tiếp tục báo cáo rằng, Trung đoàn 75 nắm được tin quân ta đã chiếm lĩnh dinh Độc Lập. 

Sau này, trong một buổi tọa đàm tổng kết chiến tranh, Đại tướng Hoàng Văn Thái nhận xét: “Trong những giờ phút quân ta áp sát Sài Gòn, địch và ta ở vào thế giáp chiến, trận địa nhiều lúc chẳng còn ranh giới rõ rệt, các thông tin báo cáo về Sở chỉ huy Bộ Quốc phòng-Tổng Tư lệnh ở Hà Nội ít dần thì trinh sát kỹ thuật đã có tin vào lúc 8 giờ, các cánh quân có xe tăng dẫn đầu của Quân Giải phóng đang tiến vào nội thành Sài Gòn từ nhiều hướng. Tin đó giúp Sở chỉ huy Bộ Quốc phòng-Tổng Tư lệnh nắm được tình hình, biết quân ta thực hiện kế hoạch đến đâu, địch phản ứng ra sao… Những tin như vậy, không có đơn vị nào báo cáo về sớm hơn”.

Theo VŨ SÁNG/SKNC/QDND.vn

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !