Lợi ích dân tộc là trên hết!

Ngày 30/4/1975 là ngày đã đưa đất nước Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới - độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội sau 21 năm dài chia cắt Bắc Nam.

Xe tăng quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975. (Ảnh tư liệu)

Kỉ niệm 47 năm Ngày thống nhất đất nước cũng chính là dịp để chúng ta cùng hướng tới một mục tiêu lâu dài “hòa hợp, hòa giải”, xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, phồn thịnh với tinh thần lợi ích dân tộc cốt lõi và trên hết.

Sau thế chiến thứ 2, do ảnh hưởng của chiến tranh lạnh và xung đột ý thức hệ giữa 2 phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa mà có 3 dân tộc bị chia cắt gồm: Đức, Triều Tiên và Việt Nam theo các hình thái khác nhau bởi các mưu đồ và sự toan tính giữa các cường quốc. Nếu Việt Nam thống nhất bằng con đường bạo lực năm 1975 để thống nhất đất nước, người Đức thống nhất năm 1990 bằng con đường ngoại giao sau sự cáo chung của Liên Xô và khối XHCN Đông Âu; thì Triều Tiên đến nay vẫn còn bị chia cắt thành 2 quốc gia (Triều Tiên và Hàn Quốc) từ sau cuộc chiến 1950 -1953 và vẫn trong tình trạng chiến tranh.

Nhắc lại một chút lịch sử như vậy để thấy, ý nghĩa của cuộc trường chinh kháng chiến gian khổ suốt 21 năm (1954-1975) của người Việt để đi được đến ngày thống nhất non sông đã phải đánh đổi bằng máu xương của hàng triệu người cả 2 miền đất nước. Sự mất mát là vô cùng to lớn không chỉ người và của cải vật chất, cuộc chiến còn để lại những hố sâu ngăn cách vô hình mà nói như cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, đó cũng là ngày “triệu người vui, triệu người buồn”. Tròn 47 năm thống nhất đất nước cũng là chừng ấy thời gian Đảng, Nhà nước ta đẩy mạnh chính sách hòa hợp, hòa giải dân tộc; với tinh thần chung cùng hướng tới tương lai.

Để đất nước có được độc lập, thống nhất trọn vẹn, nhân dân được sống trong hòa bình như ngày nay, Việt Nam – một trong những quốc gia “sáng chắn bão giông, chiều ngăn nước lửa” đã phải trả cái giá không hề nhỏ. Cụ thể, cả nước có gần 1,15 triệu liệt sỹ (191.605 liệt sỹ trong kháng chiến chống Pháp, 849.018 liệt sỹ trong kháng chiến chống Mỹ, 105.627 liệt sỹ trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc: chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển, đảo…); hơn 4 triệu dân thường đã thiệt mạng hoặc bị thương tật suốt đời do chiến tranh. Nếu nói nước nào mất mát nhiều nhất do chiến tranh, hẳn thế giới sẽ nhớ ngay đến một trong những cái tên chính là Việt Nam. 

Do vậy, nhìn nhận lịch sử dân tộc với những “khúc quanh”, hiểu đủ bản chất của từng cuộc chiến cũng là cách mỗi người Việt thêm yêu đất nước mình, yêu quê hương dân tộc và tiếp tục bồi đắp tinh thần yêu nước, phấn đấu dựng xây một Việt Nam giàu mạnh, hùng cường, văn minh, thịnh vượng. Và để làm được điều đó cả dân tộc phải chung sức đồng lòng, hướng tới những mục tiêu chung vì lợi ích cốt lõi của quốc gia dân tộc. Đúng như lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định: “Đoàn kết toàn dân tộc là cội nguồn sức mạnh, là chìa khóa quyết định thành công của cách mạng Việt Nam”. Do vậy, “đi ngược làm trái” là có tội với lịch sử dân tộc, có tội với tổ tiên!

Do đó suốt 47 năm qua, chính sách hòa hợp, hòa giải của Đảng và Nhà nước ta luôn luôn dựa trên lợi ích cốt lõi của quốc gia, dân tộc là: “Tổ quốc độc lập, thống nhất, giàu mạnh, lãnh thổ toàn vẹn, nhân dân làm chủ, đoàn kết gắn bó máu thịt giữa hơn 98 triệu người trong nước với hơn 5 triệu người Việt ở nước ngoài”. Với phương châm “không đào bới quá nhưng không phủ mờ lịch sử”, ngày 30/4 hàng năm là dịp chúng ta tri ân tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ, tưởng niệm những người xấu số đã ngã xuống của cả 2 miền đất nước. Hễ ai là người Việt Nam đều phải nắm được lịch sử nước nhà, biết nhớ về nguồn cội, biết đặt mình vào lợi ích chung của dân tộc, biết sống xứng đáng với tiền nhân. 

Xin lấy lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng phát biểu thay lời kết: Chúng ta phải coi văn hoá, lịch sử ngang bằng với những lĩnh vực quan trọng nhất như chính trị, kinh tế chứ không phải là một lĩnh vực thêm vào cho đủ. Văn hoá, lịch sử ở đây có sức mạnh nội tại, tự thân và một dân tộc muốn trường tồn là phải dựa trên nền văn hoá, lịch sử của mình.

Việt Hoàng

Hà Nội có nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm chiến thắng “Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không”

Nhiều hoạt động được TP Hà Nội triển khai nhân dịp kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” (18/12/1972 – 18/12/2022)

Việt Nam - Hàn Quốc chính thức nâng cấp quan hệ lên 'Đối tác Chiến lược Toàn diện'

Tại hội nghị thượng đỉnh ở Seoul, hai nhà lãnh đạo Việt Nam và Hàn Quốc đã đồng thuận nâng cấp quan hệ song phương lên 'Đối tác Chiến lược Toàn diện'.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm Hàn Quốc nhân kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước tới Hàn Quốc nhân kỷ niệm 30 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao.

Việt Nam – Hàn Quốc hướng tới nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện

Việt Nam – Hàn Quốc đang hướng tới nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2022 nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Việt Nam – Campuchia tiến tới mục tiêu thương mại song phương đạt 10 tỉ USD

Hai Thủ tướng Việt Nam – Campuchia nhấn mạnh hai nước sẽ tiến tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 10 tỉ USD vào cuối năm nay.

Thành lập cơ chế Hội nghị cấp cao Quốc hội Campuchia, Lào, Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Campuchia, Lào, Việt Nam đã ký tuyên bố chung lần đầu tiên thành lập cơ chế Hội nghị cấp cao Quốc hội ba nước CLV vào ngày 20/11.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp các lãnh đạo cấp cao Campuchia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã gặp gỡ các lãnh đạo cấp cao Campuchia và thảo luận về mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước.

Kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ Việt Nam – Áo

Hội thảo kỷ niệm Kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ giữa Áo và Việt Nam được tổ chức tại Áo với sự tham gia của Đại sứ Việt Nam Nguyễn Trung Kiên.

Kỷ niệm 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước

Bằng hoài bão cứu nước cứu dân mãnh liệt, bản lĩnh và sự mẫn cảm chính trị ở tuổi 21 của một tầm nhìn xa, cách đây 110 năm, ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành đã xuống tàu ra đi tìm đường cứu nước.

Timor-Leste sắp trở thành thành viên thứ 11 của ASEAN

Trong tuyên bố chung ngày 11/11/2022, Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã nhất trí về nguyên tắc để kết nạp Timor-Leste vào ASEAN, trở thành thành viên thứ 11 của khối.

Đang cập nhật dữ liệu !