Loạt 'tranh trừu tượng' của lũ trẻ ở nhà khiến bố mẹ 'dở khóc dở cười'
Dù việc các bé vẽ lên tường khiến bố mẹ chỉ biết "khóc thét' nhưng biết đâu đây cũng là cách để chúng ta phát hiện ra tài năng hội họa của các con.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh, các gia đình thực hiện giãn cách xã hội nên trẻ em chỉ có thể vui chơi trong nhà. Vì thế, việc tạo ra sân chơi lành mạnh, bổ ích cho trẻ là “bài toán khó” đối với các bậc làm cha, làm mẹ.
Đối với những gia đình có trẻ nhỏ, việc các bé tô vẽ, dán tranh khắp tường nhà là câu chuyện muôn thuở bởi trẻ em luôn thích sáng tạo, ưa khám phá và thoải mái thể hiện tài năng của mình. Thế nhưng, việc các bé biến các bức tường trở thành những bức “tranh trừu tượng” trong nhà khiến các bậc phụ huynh phải “dở khóc dở cười".
Mới đây, trên một trang mạng xã hội, có một phụ huynh đã đăng tải khoảnh khắc con gái của mình tô vẽ lên tường cùng lời chia sẻ: “Chuyện ở nhà trông con. Bố vẽ, con tô. Cũng kín tường rồi các con ạ”.
Những bức hình cho thấy bé gái đang tô màu cho các con vật được vẽ trên tường, nào con gà, con sâu, con lợn… Bức tường đã kín mít với nhiều hình thù khác nhau.
Cô con gái đang miệt mài thực hiện tác phẩm của mình |
Bé gái tô màu rất vừa vặn, đúng hình các con vật. |
Sau khi chia sẻ, nhiều bậc phụ huynh cũng bày tỏ sự đồng cảm của mình với những gia đình có con nhỏ. Một số cha mẹ khác cũng không ngần ngại “khoe” bức tranh của con mình trên tường.
Những nhân vật hoạt hình được trẻ vẽ giống y như thật. |
Đừng nói các con chỉ biết nghịch ngợm, bức tranh này cũng đủ chứng minh tài năng hội họa của bé. |
Theo một số phụ huynh, việc cho phép con vẽ lên tường cũng là cách để phát hiện ra tài năng và thúc đẩy tính sáng tạo, tưởng tượng cho trẻ. “Cứ cho các con vẽ thoải mái, con đang phát triển trí thông minh, khả năng tập trung. Vẽ chán sơn lại tường là xong” - một phụ huynh chia sẻ.
Nào vẽ, nào dán… trên tường nhà, không thiếu thứ gì. |
Nét vẽ nguệch ngoạc kín cả bức tường khiến cha mẹ phải "khóc thét". |
Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến cho rằng, các bậc phụ huynh nên rèn cho “họa sĩ nhí” chỉ được vẽ trên giấy hoặc đưa con đi học vẽ. Như vậy, những cảnh “dở khóc dở cười” như thế này mới không còn xảy ra, nhất là với những bậc phụ huynh ưa sạch sẽ thì đây đích thị là ác mộng.
Thiên An