Phụ huynh Hà Nội “thở phào” vì học sinh lớp 1, lớp 2 không cần bài kiểm tra trực tuyến cuối năm

Những ngày này nhiều phụ huynh và học sinh Hà Nội băn khoăn lo lắng vì thành phố tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội thì học sinh sẽ kiểm tra trực tuyến cuối năm học thế nào.

Chiều 6/8, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh ra công điện số 18 về việc tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn toàn TP.

Theo đó, Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện cách ly toàn xã hội đến 6h ngày 23/8 trên phạm vi toàn thành phố để phòng, chống dịch Covid-19.

Tuy nhiên, hiện nay nhiều trường trên địa bàn Hà Nội học sinh khối lớp 1, lớp 2 vẫn chưa được thực hiện bài khảo sát cuối năm học.

Để thi trực tuyến hiệu quả thì các trường cần chuẩn bị kỹ về cơ sở vật chất, đường truyền internet cũng như cần tập huấn giáo viên, hướng dẫn phụ huynh để có thể đồng hành cùng con. Vậy nhưng học sinh lớp 1, lớp 2 quá nhỏ để thực hiện việc này.

Vì thế nhiều trường lên phương án khi nào học sinh quay lại trường sẽ thực hiện kiểm tra cuối năm. Tuy nhiên, đến thời điểm này thì tất cả chưa biết khi nào học sinh mới có thể quay lại trường.

Về vấn đề này, đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết hiện đã yêu cầu các phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường tiểu học trên địa bàn nếu chưa hoàn thành việc kiểm tra đánh giá định kỳ các môn học cuối học kỳ 2 và không đủ điều kiện kiểm tra trực tuyến thì có thể vận dụng các thông tư của Bộ GD&ĐT quy định về đánh giá học sinh tiểu học để hoàn thành việc đánh giá, xếp loại học sinh.

Sở cũng chỉ đạo giao quyền cho giáo viên dựa vào kết quả học kỳ 1, kết quả giữa kỳ 2 và kết quả đánh giá thường xuyên để đánh giá kết quả năm học 2020 - 2021 đối với học sinh lớp 1, lớp 2.

Như vậy, học sinh lớp 1, lớp 2 ở Hà Nội sẽ không nhất thiết phải làm bài kiểm tra học kỳ 2 bằng hình thức trực tiếp hay trực tuyến. 

Theo kế hoạch việc đánh giá kết quả cho học sinh lớp 1 , lớp 2 sẽ được giáo viên thực hiện trước ngày 15/8 để kịp thời chuẩn bị năm học mới 2021-2022.

{keywords}
Ảnh minh họa

Liên quan đến vấn đề này, chị Hà Thị Thương (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết nhận được tin con không nhất thiết phải thực hiện bài kiểm tra trực tuyến mà chị như "trút được gánh nặng".

"Hôm trước cô giáo chủ nhiệm có phổ biến thi trực tuyến mỗi gia đình phải chuẩn bị 2 camera, 1 cái đặt thẳng theo máy tính con làm bài, 1 máy đặt ở góc xa để giáo viên nhìn được cả căn phòng đảm bảo không có sự can thiệp của phụ huynh trong bài kiểm tra.

Học sinh phải ngồi ngay ngắn, không được quay ngang ngửa, đứng lên trong khi làm bài. Nếu làm xong trước cũng không được nộp bài mà phải ngồi yên chờ có hiệu lệnh...

Tôi thấy với một đưa trẻ lớp 1 không cần phải căng thẳng như thế, với lại dù sao kiểm tra trực tuyến bằng tập viết cũng rất khó đánh giá", chị Thương nói.

Đồng tình với quan điểm của chị Thương, anh Nguyễn Văn Hùng (quận Hà Động) cũng cho rằng với học sinh lớp 1 không nhất thiết phải kiểm tra trực tuyến vì có thể lấy kết quả học kỳ 1 nhân đôi làm kết quả học kỳ 2 và đánh giá bằng các kết quả kiểm tra thường xuyên là được đỡ căng thẳng và áp lực cho học sinh.

"Trước khi tạm dừng đến trường học sinh cũng học đến tuần thứ 32/35 tuần. Nhiều trường cũng đã dạy hết chương trình cho học sinh để dành thời gian ôn lại kiến thức giúp việc kiểm tra định kỳ được tốt. Thế nên giáo viên là người nắm rất rõ năng lực, phẩm chất của từng học sinh.

Việc giao quyền cho giáo viên chủ nhiệm đánh giá (dựa vào cả quá trình học tập, rèn luyện và dựa vào kết quả kiểm tra học kỳ 1) mà không cần tổ chức kiểm tra trực tuyến là hợp lý", anh Hùng nói.

Hoàng Thanh

Thị trấn cấm trẻ em dùng điện thoại cho tới khi học cấp 2

Phụ huynh và các trường học tại thị trấn Greystones (Ireland) tự nguyện tuân thủ chính sách “không smartphone”, cấm trẻ em dùng điện thoại cho tới khi đủ tuổi.

Sinh viên giỏi của Trung Quốc phải lao động chân tay

Trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục, đất nước tỷ dân lại có thêm 11,58 triệu cử nhân vào mùa hè này.

Lỗ hổng lớn trong hướng nghiệp: 'Có người 40 tuổi vẫn loay hoay chọn lại nghề'

Các giáo viên cho biết không ít học sinh lớp 12, sắp tốt nghiệp vẫn chưa biết bản thân muốn theo đuổi ngành nghề gì. Thậm chí, có những người đến 30 – 40 tuổi liên tục phải chọn lại ngành nghề.

Bi kịch thủ khoa đại học: 9 năm thất nghiệp, bị chẩn đoán mắc bệnh tâm thần

Trung Quốc - Sau những vấp ngã, Lưu Kỳ ngày càng trở nên khép kín và không chịu giao tiếp xã hội, kể cả cha mẹ trong 9 năm. Cậu được chẩn đoán mắc chứng trầm cảm và tâm thần phân liệt mức độ nhẹ.

Tranh cãi trường học yêu cầu phụ huynh không cho con làm thêm kiếm tiền dịp hè

Trường THPT Quốc Tuấn (An Lão, TP Hải Phòng) đã yêu cầu phụ huynh không để con đi làm thêm vào dịp hè.

Bí quyết chinh phục IELTS 6.5 của học sinh lớp 5

Trần Nguyễn Minh Thư, học sinh lớp 5 ở TP Hà Tĩnh xuất sắc đạt 6.5 trong kỳ thi IELTS (trong đó, Listening 7.5, Reading 7.0, Writing 6.0, Speaking 5.5). Minh Thư là học sinh tiểu học đầu tiên ở tỉnh đạt được điểm số này.

Điều tra vụ bé 2 tuổi tử vong sau khi gửi ở điểm giữ trẻ không phép

Bé trai 20 tháng tuổi ở An Giang có biểu hiện sốt sau khi được gửi đến điểm giữ trẻ không phép. Sau hơn 1 giờ cấp cứu ở bệnh viện huyện, trẻ đã không qua khỏi.

Bám hàng rào thấp thỏm chờ con thi vào trường công 'hot' nhất Hà Tĩnh

Sáng 27/5, 1.200 học sinh tham gia thi vào trường THCS Lê Văn Thiêm, tương đương 1 chọi 5,7. Nhiều phụ huynh chờ con thi với tâm trạng hồi hộp, lo âu không kém gì các sĩ tử.

Hà Nội: Không cấm nhưng hạn chế tối đa hoạt động trải nghiệm tự phát

Ngày 26/5, Sở GD-ĐT Hà Nội có công văn gửi các cơ sở giáo dục về việc ứng phó với nắng nóng, đảm bảo an toàn khi tổ chức hoạt động ngoại khóa và sinh hoạt hè cho học sinh năm 2023.

Lễ tổng kết hàng chục mâm cỗ của trường học ở Quảng Ninh khiến dân mạng trầm trồ

Hình ảnh Lễ tổng kết của học sinh lớp 9 một trường THCS ở Quảng Ninh gây sự chú ý bởi quy mô hoành tráng.

Đang cập nhật dữ liệu !