Quát khản cổ mà con vẫn 'nghịch như quỷ sứ', nhiều phụ huynh lầm tưởng mình vẫn còn quá dễ dãi
Con quá nghịch không nghe lời có thể do cha mẹ đã đặt ra quá nhiều giới hạn, nguyên tắc khiến con trẻ ngột ngạt?
Con bạn đang nhảy trên ghế lần thứ 50 mặc dù bạn đã ra sức kêu gào yêu cầu chúng không làm như vậy. Con đòi bạn kẹo ngay trước giờ đi ngủ và bạn nói “không” và con bạn lập tức vung chân đá bạn.... Bạn có gặp phải những tình cảnh này hằng ngày không?
Khi con cái bộc lộ những hành vi xấu nhất của chúng, không thể thực hiện các yêu cầu cơ bản, thậm chí đá hoặc ném đồ vào cha mẹ, liệu đó đó phải vì các bậc phụ huynh đang quá dễ dãi? Và cách để giảm bớt sự dễ dãi đó là đặt ra nhiều giới hạn hơn?
Thực ra việc đặt ra nhiều giới hạn hơn chỉ sẽ làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn.
Ảnh minh họa |
Jen Lumanlan, chuyên gia giáo dục về phương pháp nuôi dạy con cái, sự phát triển của trẻ em cho biết, khi cô làm việc với các bậc cha mẹ đang bực tức và không biết làm gì trước hành vi ngỗ ngược của con, một trong những điều đầu tiên cô làm là xem xét các giới hạn mà họ đang đặt ra. Kết quả đáng kinh ngạc cho thấy hầu như họ bị sốc khi thấy mức độ thường xuyên của cha mẹ đặt ra quá nhiều yêu cầu, giới hạn.
Trên thực tế, các nhà tâm lý học nhận thấy rằng ở tuổi trưởng thành, nhiều trẻ có những liên tưởng tiêu cực đặc biệt với từ “không”, liên kết nó với sự kỷ luật của cha mẹ khi trẻ còn nhỏ.
Cha mẹ có thể thử nghiệm bằng cách nói với đồng nghiệp, bạn bè rằng bạn sẽ nói 10 từ "không", 10 từ "có" và sau đó hỏi cảm giác của họ.
Kết quả cho thấy những từ "không" khiến đối phương cảm thấy chán nản, nhưng những từ "có" khiến họ cảm thấy được hoan nghênh, vui mừng.
Các chuyên gia đưa ra lời khuyên rằng, cha mẹ nên đặt ít giới hạn.
Khi cắt giảm giới hạn, cha mẹ sẽ không phải sử dụng từ "không" quá nhiều lần. Điều này thay đổi khiến trẻ bị thu hút và khiến con hợp tác hơn. Khi con cảm thấy được thoát khỏi chế độ kiểm soát của cha mẹ, con sẽ không ở trong tư thế chiến đấu mà thay vào đó là sự hợp tác.
Đây là các mẹo cha mẹ nên làm trước khi đặt ra ranh giới, nguyên tắc:
Hãy suy nghĩ trước: Trong việc nuôi dạy con cái, bạn phải đi trước một bước. Hãy lập kế hoạch và có chiến lược.
Kiểm tra ngôn ngữ cơ thể và nét mặt: Cha mẹ hãy xem lại cử chỉ cơ thể, biểu hiện khuôn mặt của mình trong gương như một cách tập dượt trước.
Đảm bảo lời nói ấm áp không đáng sợ nhưng chắc chắc nghiêm nghị: La hét, quát to sẽ gây kích thích khiến trẻ sợ hãi, giảm sự kết nối vời cha mẹ.
Xem xét độ tuổi của con: Trẻ 1 tuổi làm quen mọi thứ, trẻ 2 tuổi không thể chia sẻ mà không phản kháng, trẻ 3 tuổi nói không thường xuyên, trẻ 4 tuổi hỏi tại sao liên tục, trẻ 5 tuổi ngang bướng ... Tuỳ vào sự phát triển của con để đặt ra nguyên tắc.
Hãy dứt khoát, thống nhất: Sự tự tin, nhất quán trong các quyết định là rất quan trọng. Nếu cha mẹ không chắc liệu mình có nên cho con nhảy lên giường không thì các tình huống sau đó sẽ khó khăn hơn. Luôn kiên định với quyết định của mình.
Sử dụng sự hài hước: Hãy thử một giọng nói vui, tạo ra nhân vật bí ẩn nào đó khi con nghịch ngợm. Hành động này khiến con cảm thấy không có nhiều sự nguy hiểm mà sẵn sàng bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của chúng.
Con trai cầm cây đánh những người đi ngang, phản ứng của người mẹ bị chỉ trích: Hèn gì ý thức đứa trẻ tệ đến vậy!
Có người thấy được thì vội vàng né sang một bên, có người không chú ý thì liền bị bé trai đánh vào chân, vào người.
Hoàng Dung (lược dịch)