Hàng loạt thửa đất vùng ven Hà Nội sắp đấu giá, giá khởi điểm có nơi trên 64 triệu đồng/m2

Vài chục thửa đất tại 2 huyện vùng ven là Sóc Sơn và Đông Anh (Hà Nội) sẽ được đấu giá vào tháng 10 tới đây. Mức giá khởi điểm các thửa đất khá cao, có nơi trên 64 triệu đồng/m2.

Ngày 2/10 tới, tại UBND huyện Sóc Sơn, 12 thửa đất có mức giá khởi điểm 41 triệu đồng sẽ được đấu giá, bước giá 100.000 đồng.

Cụ thể, theo đơn vị tổ chức đấu giá là Công ty Đấu giá Hợp danh Liên Châu, tài sản đấu giá là 12 quyền sử dụng đất để xây dựng nhà ở, có vị trí tại thôn Hương Đình Đoài và thôn Hương Đình Đông (xã Mai Đình), phía Bắc tiếp giáp tuyến đường ngoài hàng rào cụm công nghiệp tập trung CN2 và nằm gần với Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài.

Loạt thửa đất huyện vùng ven Hà Nội sắp đấu giá, giá khởi điểm có nơi trên 64 triệu đồng/m2... (Ảnh minh họa)

Trong số 12 lô đất ở, 11 lô đất có tổng diện tích hơn 1.045 m2 (mỗi lô có diện tích 95 m2, diện tích xây dựng 76 m2) và một lô còn lại rộng 128 m2, diện tích xây dựng 102 m2. 

Với 11 lô có cùng diện tích 95 m2 người tham gia đấu giá phải đặt trước 779 triệu đồng/lô, một lô 128 m2 phải đặt cọc 1 tỷ đồng. Mật độ xây dựng tối đa của các thửa đất là 80%. Tầng cao tối đa xây dựng đối với 12 thửa đất đấu giá theo quy định là 6 tầng.

Mục đích sử dụng đất là đất ở. Thời hạn sử dụng đất là ổn định, lâu dài. Hình thức sử dụng đất là giao đất có thu tiền sử dụng. Hình thức đấu giá là bỏ phiếu kín trực tiếp theo phương thức trả giá lên. 

Cũng vào đầu tháng 10 tới, 20 thửa đất tại huyện Đông Anh sẽ được đấu giá. Trong đó, đấu giá quyền sử dụng đất của 1 thửa đất tại điểm X4, thôn Lỗ Khê, xã Liên Hà và 19 thửa đất tại điểm X1 xã Đông Hội, Mai Lâm.

Diện tích các thửa đất từ 52,71 m2 đến 129,55 m2. 20 thửa đất có mức giá khởi điểm từ 26,5 triệu đồng/m2 đến 64,3 triệu đồng/m2; bước giá 300.000 đồng.

Về hình thức đấu giá, công ty sẽ tổ chức đấu giá từng thửa đất bằng hình thức bỏ phiếu kín trực tiếp một vòng theo phương thức trả giá lên.

Liên quan tới hoạt động đấu giá đất, nhiều phiên đấu giá đất ở huyện Mê Linh, huyện Đông Anh thời gian qua đã liên tục xác lập mặt bằng giá mới. Các cuộc đấu giá cũng liên tục thu về mức giá chênh từ vài chục đến cả trăm tỷ đồng tiền chênh so với giá khởi điểm.

Kết quả cuộc đấu giá 18 thửa đất tại điểm X4 thôn Đoài, xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh vào ngày 23/7, có 18 khách hàng trúng đấu giá, trong đó giá trúng đấu giá cao nhất là 105,2 triệu đồng/m2. Trong khi giá khởi điểm thấp nhất từ 40,8 triệu đồng/m2, cao nhất là 55,1 triệu đồng/m2, tuỳ theo diện tích và vị trí.

Hay tại huyện Mê Linh, phiên đấu giá đối với 33 lô đất tại điểm X1, Tổ dân phố số 2, thị trấn Chi Đông vào ngày 30/7 đã giúp thu về gần 226 tỷ đồng, chênh gần 100 tỷ đồng so với giá khởi điểm. Giá trúng cao nhất lên tới gần 100 triệu đồng/m2, tiếp tục xác lập mức kỷ lục giá mới. 

Trên thực tế ở nhiều nơi, sau khi trúng đấu giá, tình trạng bỏ cọc diễn ra khá nhiều. Trước những bất cập của việc bỏ cọc trong đấu giá đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề xuất, bổ sung loạt quy định về đấu giá quyền sử dụng đất, nhằm hạn chế tình trạng lợi dụng đấu giá quyền sử dụng đất để đầu cơ, thổi giá.

Theo dự thảo quy định, trường hợp người tham gia đấu giá tự ý hủy kết quả trúng đấu giá không có lý do chính đáng, ngoài tiền đặt trước, người tham gia đấu giá phải nộp khoản tiền tương đương 50% giá trị quyền sử dụng đất trúng đấu giá và các chi phí đấu giá vào tài khoản thanh toán riêng của tổ chức đấu giá mở tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

Trường hợp người tham gia đấu giá tự ý bỏ khoản tiền đặt trước và từ chối tham gia đấu giá thì trong thời gian 5 năm không được tham gia đấu giá quyền sử dụng đất. Người trúng đấu giá không đưa đất vào sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa, Nhà nước sẽ thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai và không bồi thường…

Minh Thư

TP.HCM dùng hơn 6.600 nhà đất chưa sử dụng để bố trí tái định cư

Hơn 6.600 nhà đất chưa sử dụng tại TP.HCM sẽ được dùng làm quỹ nhà tái định cư cho 450 dự án đầu tư công. Gần 5.000 nhà đất khác đã có chủ trương bán đấu giá.

Lãi suất cho vay mua nhà bao nhiêu sẽ kích cầu bất động sản?

Lãi suất điều hành liên tục giảm nhưng lãi suất cho vay mua nhà vẫn chưa hạ nhiều như năm 2021-2022. Theo chuyên gia đánh giá, lãi suất cho vay phải hạ thêm 1 - 2% mới có tác động tốt hơn tới thị trường bất động sản.

Chung cư Hà Nội tăng giá 73% sau 4 năm, thấp nhất 35 triệu đồng/m2

Dù thị trường bất động sản khó khăn chung, nhưng giá chung cư tại Hà Nội không giảm mà còn tăng liên tiếp 18 quý. Giá bán sơ cấp trung bình đạt 53 triệu đồng/m2, sắp tới sẽ giảm hay tăng tiếp? .

Các khoản vay nghìn tỷ có vấn đề của ái nữ Vạn Thịnh Phát, Đồng Tâm ở Sacombank

Sacombank vi phạm trong cho vay đối với CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản Dấu Ấn Sài Gòn, doanh nghiệp do bà Trương Huệ Vân, ái nữ của gia tộc Vạn Thịnh Phát, làm đại diện theo pháp luật.

Đại gia bị chặn giao dịch BĐS Nguyễn Cao Trí, mạng lưới kinh doanh cực khủng

Dù khá kín tiếng nhưng ông Nguyễn Cao Trí được biết đến là một doanh nhân hàng đầu trong ngành công nghiệp thực phẩm và dịch vụ ăn uống (F&B), sở hữu chuỗi nhà hàng Capella đình đám và loạt bất động sản khủng.

'Điểm nóng' phân lô bán nền của Lâm Đồng giao dịch giảm mạnh

Là một trong hai “điểm nóng” phân lô bán nền của tỉnh Lâm Đồng, thị trường bất động sản TP. Bảo Lộc có chiều hướng trầm lắng, giao dịch giảm.

Thanh tra Chính phủ phát hiện loạt vi phạm về đất đai, sân golf ở Yên Bái

Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP) kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân chưa thực hiện đúng quy định trong quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, sử dụng đất đai tại Yên Bái giai đoạn 2010 – 2020.

Lãi suất liên tục giảm, khi nào bất động sản 'nóng' trở lại?

Lãi suất hạ nhiệt phần nào tác động đến thị trường bất động sản, nhất là đến tâm lý thị trường, thanh khoản có sự cải thiện. Thị trường bất động sản từ nay đến cuối năm sẽ thay đổi ra sao?

Hà Nội mạnh tay xử lý dự án ven đô ‘ôm' đất rồi bỏ hoang

Cử tri huyện Quốc Oai, Đan Phượng đề nghị UBND TP Hà Nội xem xét việc triển khai thực hiện nhiều dự án nếu không thì thu hồi sau nhiều năm dự án “ôm đất” bất động.

Phá băng bất động sản, Chính phủ phải là người chi tiêu nhiều nhất

Thị trường đang thiếu vốn vay lãi suất thấp và nhà đầu tư có tâm lý chờ đợi. Theo chuyên gia, việc bơm tiền cho doanh nghiệp BĐS như ‘đổ tiền vào túi không đáy’. Thay vào đó, chi tiêu của Chính phủ cần nhiều nhất, như vốn mồi để kéo thị trường.