'Ngã ngửa' dự án tòa nhà hình rồng Hà Nội từng bị loại 'từ vòng gửi xe' ở Việt Nam

Tòa tháp có thiết kế uốn lượn vừa đạt giải nhất Thiết kế kiến trúc & Thiết kế toàn cầu 2022 ở hạng mục kết hợp sử dụng lại chính là phương án tham dự một cuộc thi ở Việt Nam nhưng không đạt giải

Một số trang tin có dẫn lại nguồn từ ArchDaily về thông tin và hình ảnh tòa nhà Dragon Tower vừa giành giải nhất Thiết kế kiến trúc & Thiết kế toàn cầu 2022 ở hạng mục kết hợp sử dụng; tòa tháp được dự đoán sẽ là địa danh mang tính biểu tượng của TP Hà Nội và Việt Nam.

Theo giới thiệu, tòa tháp được thiết kế để trở thành tòa nhà dài nhất thế giới, khu phức hợp rộng 700.000 m2 sẽ cung cấp hành lang cấp bộ, phòng họp và không gian công cộng, bao gồm nhà trẻ, thư viện, siêu thị, nhà hàng và trung tâm học tập. Một hồ chứa nước và các sân thượng xanh được đưa vào thiết kế để tăng hiệu quả và khả năng tiếp cận của tòa nhà.

{keywords}
Hình ảnh tòa nhà Dragon Tower vừa giành giải nhất thiết kế Kiến trúc & Thiết kế toàn cầu 2022 đăng trên ArchDaily.

Dự án tượng trưng cho bề dày lịch sử Việt Nam và hoài bão cho tương lai, với Hà Nội là trung tâm văn hóa và kinh tế. Tòa tháp được kết hợp bởi hai phần: Tầng trệt là địa hình nhân tạo giữ thanh văn phòng trên cao tạo thành hình rồng. Lấy cảm hứng từ núi Cô Tiên (Nha Trang - Khánh Hòa), một trong những điểm nhấn tự nhiên chính của Việt Nam, các bậc thang xanh kết nối các công năng sử dụng bổ sung với các quảng trường chính….

Đây là dự án của Tập đoàn thiết kế Dewan (Dewan Architects + Engineers).

Điều bất ngờ rằng, thiết kế của tòa nhà vừa đoạt giải này lại là phương án dự thi cuộc thi ý tưởng quy hoạch, kiến trúc tổng thể Khu trụ sở các bộ, ngành Trung ương tại khu vực Tây Hồ Tây vào năm ngoái, nhưng không đạt giải.

Trao đổi với PV Infonet, ông Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam – ông cũng chính là Chủ tịch hội đồng chấm tuyển cuộc thi ý tưởng quy hoạch, kiến trúc tổng thể Khu trụ sở các bộ, ngành Trung ương tại khu vực Tây Hồ Tây cho biết: Thiết kế tòa nhà này là 1 trong số 15 phương án dự thi ở cuộc thi ý tưởng quy hoạch, kiến trúc tổng thể Khu trụ sở các bộ, ngành Trung ương tại khu vực Tây Hồ Tây.

“Phương án này không có giải ở cuộc thi đó, còn họ dùng thiết kế đó đi thi ở đâu là việc của họ, tôi không có ý kiến.

Thế nhưng, thiết kế không đạt giải ở cuộc thi thì rõ ràng không phải là biểu tượng của Hà Nội bởi khi chấm thi có cả hội đồng rất nhiều người, gồm cả chuyên gia quốc tế và trong nước đều đánh giá công trình đó không phù hợp với cuộc thi nên thiết kế rồng hay phượng gì đó cũng không biểu tượng cho trung tâm này”, ông Chính khẳng định.

{keywords}
Ý tưởng thiết kế tòa nhà này đã tham dự cuộc thi ý tưởng quy hoạch, kiến trúc tổng thể Khu trụ sở các bộ, ngành Trung ương tại khu vực Tây Hồ Tây (Hà Nội, Việt Nam) năm 2021 nhưng không đạt giải.

Cũng theo Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam, nếu đưa thông tin “tòa tháp được dự đoán sẽ là địa danh mang tính biểu tượng của TP Hà Nội và Việt Nam” sẽ gây nhầm tưởng cho người đọc tưởng rằng Hà Nội sẽ có công trình này hay Việt Nam đang xây dựng công trình này.

“Chúng tôi đã loại thiết kế này ra rồi thì không có chuyện xây dựng ở Hà Nội. Họ đưa đi dự thi họ sẽ phải chịu trách nhiệm. Họ nói công trình này sẽ là biểu tượng của Hà Nội thì không có chuyện đó, có được giải đâu mà xây”, ông Chính nói.

Ông Chính cho biết: “Khi ý tưởng này tham dự cuộc thi ý tưởng quy hoạch, kiến trúc tổng thể Khu trụ sở các bộ, ngành Trung ương tại khu vực Tây Hồ Tây, Hội đồng chấm thi đều nói không được. Lý do, không ai ở Việt Nam lại làm cái công trình dài như thế; thứ hai về mặt thiên nhiên như gió tự nhiên, ánh sáng, nhiệt lượng… hay nói cách khác là cách tổ chức khả năng cho phòng mát mẻ, không tốn điện năng cũng không đạt và ý tưởng công trình này cũng không đại diện cho nền văn hóa mà chúng ta muốn bởi đưa ý tưởng hơi quá thì không ai làm. Hội đồng chấm thi đã loại ngay từ vòng 1, không đưa vào xét chọn ở vòng sau vì không đạt mục tiêu của cuộc thi đặt ra”.

“Tất nhiên, cũng đánh giá quan điểm, ý tưởng, cách làm của họ cũng có cái tốt nhưng nhìn chung, nhìn tổng thể thì Hội đồng đánh giá công trình không đi vào thực tiễn được, không thể xây dựng được kiểu như thế”, ông Chính thông tin thêm.

Minh Thư

Mua nhà đất hay gửi tiền ngân hàng lấy lãi lợi hơn?

Mua nhà đất hay gửi tiền ngân hàng lấy lãi lợi hơn?

Nắm số tiền 3 tỷ trong tay, chị Thu Uyên ở Hà Nội đang băn khoăn không biết nên tìm miếng đất ở vùng ven đầu tư lúc này hay là gửi vào ngân hàng hưởng lãi.

Xây gần 500 căn nhà trái phép, cổ phiếu giảm sàn, chủ đầu tư giải thích gì?

CTCP đầu tư LDG - chủ đầu tư dự án xây gần 500 căn nhà trái phép, lên tiếng sau quyết định khởi tố vụ án của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai.

Phí làm hồ sơ nhà đất tại TP.HCM tăng từ 1/6, có loại gấp 8 lần

TP.HCM sẽ áp dụng mức thu phí mới khi người dân thực hiện thủ tục đăng ký thế chấp nhà đất và thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất kể từ ngày 1/6.

Bất động sản 'bay' mất vị trí thứ 2 hút vốn ngoại, doanh nghiệp giải thể tăng

Từ tháng 4/2023, bất động sản đã mất vị trí thứ 2 trong trong bảng xếp hạng các lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Riêng trong tháng 5, có đến 554 doanh nghiệp bất động sản giải thể…

Loạt dự án nhà ở xã hội Hà Nội mở bán năm nay, 'nóng' không kém Trung Văn

Nhiều dự án nhà ở xã hội như dự án HUD Vân Canh, CT-05 và CT-06 Khu đô thị mới Thanh Lâm - Đại Thịnh 2, Rice City Long Biên… nằm trong danh sách các dự án dự kiến triển khai sớm trong năm nay tại Hà Nội.

Chung cư ở 5 năm bán lời tiền tỷ, chuyên gia lý giải nguyên nhân

Các căn hộ chung cư ở thị trường thứ cấp chắc chắn về pháp lý, đa số các dự án đều đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng… Đó là nguyên nhân khiến nhiều người chọn mua chung cư có sẵn khiến giá luôn ở mức cao, khó giảm.

Điều hiếm gặp tại DN xây 500 căn nhà sai phép, Chủ tịch bị bán giải chấp

Chủ đầu tư dự án xây gần 500 căn nhà trái phép ở Đồng Nai không có cổ đông lớn sau khi Chủ tịch HĐQT Nguyễn Khánh Hưng bị bán giải chấp thêm gần 5 triệu cổ phiếu.

Bộ Xây dựng: Chi phí xây dựng 1m2 nhà ở xã hội cao nhất 8,8 triệu

Theo tính toán của Bộ Xây dựng, để xây dựng 1m2 chung cư (cao từ 36-50 tầng, có tầng hầm) thì chi phí từ 15,6 - 18,3 triệu đồng; chung cư nhà ở xã hội là từ 5,6 – 8,8 triệu đồng/m2.

Nhà ở xã hội ra hàng 'nhỏ giọt', chỉ bán 4 căn hộ trong đợt mở bán mới nhất

Những lần gần đây tòa nhà B2 thuộc dự án Khu chung cư nhà ở xã hội Khu công nghiệp Hòa Khánh (Đà Nẵng) mở bán “nhỏ giọt”, mỗi đợt tiếp nhận rất ít hồ sơ.

Loạt dự án nhà ở xã hội động thổ sau hơn 1 năm, chỉ 1 dự án được xây dựng

Sau hơn 1 năm động thổ loạt dự án nhà ở xã hội và nhà lưu trú công nhân, đến nay TP.HCM chỉ có một dự án được khởi công xây dựng.

Đất nền ven đô rục rịch giao dịch sau ‘cởi trói’ phân lô, tách thửa

Thị trường đất nền ghi nhận sự quan tâm của nhà đầu tư, túc tắc có giao dịch. Tuy nhiên, chuyên gia nhận định, khó có thể xảy ra “nóng” hay “sốt” như trước đây.