Liều lĩnh mang thận đi rao bán, không cần biết hệ lụy
Vì hoàn cảnh khó khăn nên Trần Hữu T. bán thận với giá 70 triệu đồng. Còn Tiến H. vì nợ 500 triệu đồng nên rao bán thận với giá 300 triệu đồng. Những người bán thận này đều rất cần tiền.
Bán thận giá 70 triệu đồng, không cần biết hệ lụy
Qua tìm hiểu mua thận, phóng viên tiếp xúc với khá nhiều người với những hoàn cảnh khác nhau muốn bán thận.
Trần Hữu T. vì hoàn cảnh khó khăn nên phải bán thận. Khi được hỏi nhóm máu, T. cũng chả biết. Giọng T. rất nhẹ nhàng. T. kể năm nay T. 30 tuổi, chưa lập gia đình.
T. làm nghề bán điện thoại. Khi tôi gặng hỏi lý do bán thận, giọng T. bảo “vì hoàn cảnh chị à” và không nói nữa.
Chị ơi, em bán giá 300 triệu đồng, chị mua dùm em đi, chủ nợ đang đòi em khiếp quá Lơ ngơ bán thận 70 triệu đồng, không cần biết hệ lụy
H, một người bán thận
T. cho biết sức khỏe hiện nay rất tốt. Khi tôi đề cập T. có sẵn sàng sang Trung Quốc ghép thận không? Lúc đầu, T. còn ngập ngừng và hỏi tại sao không ghép tại Việt Nam?
Một thời gian sau, liên lạc lại T. bảo: “Em bán thận với giá 70 triệu đồng, em đồng ý sang Trung Quốc với chị nhưng mọi chi phí chị phải lo hết nhé”.
“Nhưng muốn ghép thận, chị cũng cần một số giấy tờ đấy”. “Giấy gì hả chị?”. “Thì phải cần giấy xác nhận em là họ hàng của chị, rồi bố mẹ em cùng đồng ý cho em hiến thận”. “Một mình mẹ được không chị?” T. ngập ngừng hỏi.
Nghe T. nói chuyện, tôi không khỏi ái ngại cho T. Em không biết giá một quả thận trên được ngầm rao bán là bao nhiêu mà sẵn sàng bán nó chỉ với 70 triệu đồng. Em cũng không biết các thủ tục cần thiết là gì. Chỉ biết bán để lấy tiền.
Còn Tiến H. thì khác. H. năm nay 28 tuổi, nhóm máu B, chuyên đi đưa sim cho các đại lý. Nhưng H. còn tham gia cá độ bóng đá, vì vậy nợ nần chồng chất. H. đang vay lãi và nợ tới 500 triệu đồng. Tiền lãi mẹ đẻ lãi con. Cứ 1 triệu đồng, H. phải trả 5 ngàn đồng/ngày.
Bác Nguyễn Quốc Hải từng được ghép thận mua từ một thanh niên 23 tuổi mà bác không biết tên tuổi. |
Lúc đầu, khi tôi hỏi giá bán thận, H. bảo: “Em đang nợ 500 triệu đồng, em không rõ nên bán bao nhiêu, nhưng chị xem thế nào để giúp em 1 số tiền để em trả nợ”. “Em là người bán thì phải cho chị biết bao nhiêu, chứ chị là người mua bao giờ cũng muốn mua rẻ. Em cứ cân nhắc giá rồi báo chị nhé”.
Chỉ 2 ngày sau, H. liên tục nhắn tin, gọi điện cầu cứu “Chị ơi, em bán giá 300 triệu đồng, chị mua dùm em đi, chủ nợ đang đòi em khiếp quá”.
Tôi cũng đành khất vì giá em đưa ra quá cao.
Từ chối H, tôi gặp một người bán thận tự xưng tên là Hữu Thi, 22 tuổi, quê ở Nam Định lên Hà Nội làm nghề sắt. Lúc nào gọi, Thi cũng kêu bận, phải làm đến 7 giờ tối. Thi hẹn gặp tôi vào 7h tối Chủ Nhật.
Thi trông khá khoẻ mạnh, cao 1m77, vóc người cân đối. Thi bảo do hoàn cảnh cuộc sống khó khăn nên cần bán một quả thận gấp.
Thậm chí, trước đó Thi còn nhắn tin nhờ tôi nạp giúp Thi thẻ cào điện thoại vì Thi khó khăn, nếu không nạp thì cũng không còn tiền trong tài khoản để nghe điện.
Khi hỏi về hoàn cảnh, bao giờ Thi cũng lảng tránh trả lời, chỉ duy nhất hỏi nếu chị đồng ý mua thì trả giá, nếu Thi thấy được sẽ đồng ý bán.
Vì cần tiền nên Thi, H. và T. sẵn sàng bán quả thận của mình.
Bên cạnh những người săn lùng người mua thận như Thi, H, T, lại có người lên diễn đàn để rao bán thận và cũng tâm sự với những dòng “rớm máu”.
“Trước khi viết lên những dòng này, tôi đã nghĩ rất nhiều không phải để lên trang nhất của google, biết mình ngu ngốc nhưng cuộc sống của tôi không được như ý muốn và bế tắc khó còn lối thoát. Mong người đọc hãy đừng bình luận.
Tôi đọc trên web thấy có nhiều người bán thận lấy tiền với nhiều mục đích khác nhau, ai cũng cần tiền, tôi cũng vậy. Tôi đang là sinh viên Aptech hẳn hoi nhưng không đủ tiền để đóng học phí nên đã bị đình chỉ.
Trước đó, tôi không còn nhận được hỗ trợ của gia đình nữa nên rất khó khăn. Với lại tôi cũng nợ nần nên không thể nào có đủ tiền để trang trải được dù đang đi làm thêm nhưng chả được bao nhiêu với người lao động phổ thông.
Dù biết sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng tôi vẫn quyết định. Tôi đã từng đi hiến máu nên biết nhóm máu của mình là nhóm máu O. Tôi 24 tuổi, sức thanh niên nên vẫn khỏe mạnh bình thường không mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Cần hiến 1 quả thận vậy gia đình, cá nhân hoặc ai biết người nào có đủ điều kiện thực hiện ghép thận có cùng nhóm máu với tôi hãy liên lạc với tôi qua email hoặc yahoo vì hiện tại tôi không dùng điện thoại.
Rất mong được gặp trực tiếp người bệnh cần ghép vì tôi không muốn làm giàu cho những kẻ cơ hội. Nếu được, sẽ tiến hành các xét nghiệm rồi sẽ thỏa thuận với nhau sau. Tôi thực sự nghiêm túc”.
Hàng loạt bệnh nhân chờ hiến thận
Tôi đã gặp bác Nguyễn Quốc Hải (Hoàn Kiếm, Hà Nội), người từng sang Trung Quốc ghép thận cách đây 7 năm với chi phí trọn gói là 30 ngàn USD. Bác Hải cho biết: “Hiện sức khỏe của tôi ổn định, hàng tháng, tôi vẫn phải dùng thuốc chống thải ghép và theo dõi sức khỏe. Tôi chỉ biết người hiến thận cho tôi là một người Trung Quốc, 23 tuổi, còn lại mọi thông tin về người này tôi hoàn toàn không biết”.
Nhưng không phải ai cũng may mắn như bác Hải. Có mặt tại Khoa thận lọc máu, Bệnh viện Việt Đức, phóng viên không khỏi chạnh lòng. Trong phòng lọc máu rộng thênh thang, từng dãy người bệnh suy thận đang nằm lọc máu. Các giường chật kín. Khuôn mặt ai cũng phờ phạc, ủ rũ. Máy vẫn chạy đều đều, bệnh nhân thì nằm đó lặng lẽ.
Những bệnh nhân suy thận đang được lọc máu tại Khoa thận lọc máu, Bệnh viện Việt Đức. |
Không thể lọc máu mãi, đến lúc nào đó, nếu không có thận để ghép, người bị suy thận sẽ phải đương đầu với một tương lai mà ai cũng biết…
Tính đến nay, cả nước đã có trên 620 bệnh nhân được ghép thận. Nhưng không phải ai cũng may mắn có tiền mua thận để ghép hoặc được người chết não hiến tạng.
Theo Phó giáo sư – TS Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc bệnh viện Hữu nghị Việt Đức: Trên thế giới, tỉ lệ bệnh nhân được ghép tạng được cho từ 90% người chết não, 10% từ người sống. Tuy nhiên, ở Việt Nam là rất hiếm.
Bệnh viện Việt Đức đã tiến hành 12 ca ghép thận từ bệnh nhân chết não. Nhiều người đợi được cho tạng nhưng người cho thì ít.
Bác sĩ Quyết chia sẻ: “Ghép tạng là hành động cao cả, làm phúc lớn. Nếu có tạng để ghép, sẽ tiết kiệm được tiền bạc. Người suy tạng có cơ hội sống và làm việc. Người bị bệnh không phải bỏ ra chi phí lớn như đi ra nước ngoài để ghép vì ghép ở trong nước chỉ bằng 1/3 chi phí so với ghép ở nước ngoài”.
Hiện nay, ghép thận, chạy thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc là ba phương pháp điều trị cho người bệnh suy thận mãn. Ghép thận là phương pháp điều trị tốt nhất, có thể đảm đương hoàn toàn chức năng của hai thận đã bị tổn thương là điều hòa huyết áp, tạo máu, loại thải các chất độc, giúp bền vững hệ xương, điều chỉnh những rối loạn trong cơ thể...
Theo Nguyễn Tâm/VTC
*Tiêu đề do BTV Infonet đặt lại
Hơn 1.400 nhân viên y tế thôn bản được nâng cao kiến thức ứng phó đại dịch
1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.
Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID
Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.
1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt
Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.
Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé
Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.
Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp
'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.
Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ
Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.
Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'
Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.
Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng
Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.
Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'
Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.
Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?
Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.