Lên rừng, xuống biển, giữa Thủ đô: Đâu đâu cũng “chặt, chém”

Các địa điểm du lịch miền Bắc, không chỉ các bãi biển mà ngay cả nhiều khu di tích, hiện tượng chèo kéo, hét giá “cắt cổ” khách du lịch cũng xảy ra như… cơm bữa.

Chiêu trò “chém” ở biển

Nổi tiếng khu vực phía Bắc là 2 bãi biển ở Hải Phòng và Quảng Ninh. Thế nên những dịp nghỉ hè, những ngày lễ, du khách kéo về đây nghỉ ngơi rất đông. Theo một hướng dẫn viên chuyên dẫn đoàn đi tham quan Hạ Long kể lại, nạn chặt chém ở Hạ Long, Quảng Ninh bao nhiêu năm nay vẫn không thay đổi.

“Khi khách đến Bãi Cháy sẽ có vô số khoản phải móc hầu bao như tiền thuê phao, thuê áo tắm, thuê ghế ngồi với giá không hề rẻ. Dừa ở Bãi Cháy thì được hét giá 70.000 đồng/quả. Thế nên anh em làm du lịch chúng tôi thường đùa nhau gọi Bãi Cháy thành Bãi… chém là vì thế”, anh hóm hỉnh đùa.

Lên rừng, xuống biển, giữa Thủ đô: Đâu đâu cũng “chặt, chém” - ảnh 1
Bãi Cháy nay có tên là... Bãi chém

Ngoài chuyện giá phòng tăng gấp 2, gấp 3 so với ngày thường thì chiêu chặt chém phổ biến nhất ở Hạ Long chính là những bè cá. Khi khách đi tham quan trên tàu, nhiều chủ tàu câu kết với các bè cá đưa khách vào chọn hải sản. Những bè cá kiểu này không chỉ hét giá trên trời mà còn cân “điêu” cho khách.

“Thậm chí nhiều chủ bè còn ép khách mua bằng được bằng các chiêu như: khi khách mới hỏi cá và chưa có ý định mua, chủ bè đã đập chết cá luôn; hay thả luôn ngao, sò vào nước ngọt để ngao, sò không sống được bắt buộc khách đã hỏi là phải mua mặc kệ chưa quyết định và chưa mặc cả giá”, anh này cho hay.

Tình trạng chặt chém kiểu này cũng diễn ra tương đối phổ biến ở Hải Phòng, Cát Bà. Theo hướng dẫn viên này, du khách cần tìm hiểu giá cả, mặc cả thật kỹ trước khi quyết định mua. Nếu có người quen ở địa phương thì nên nhờ họ chọn lựa giúp. Tuy nhiên, tốt nhất, thích ăn hải sản và mua về làm quà thì có thể mua ở chợ Vân Đồn để có giá cả hợp lý.

Cũng theo anh này, dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 cũng đồng thời diễn ra Lễ hội Carnaval Hạ Long nên thay vì đổ xô đến Hạ Long, Tuần Châu và phải chịu cảnh chặt chém, chèo kéo khách khó chịu, du khách có thể lựa chọn những địa điểm khác như Cô Tô, Quan Lạn, vừa được đi thuyền trên biển, cảnh đẹp, hoang sơ và giá cả dịch vụ cũng phù hợp với nhiều gia đình hiện nay.

Đến Vườn quốc gia nộp phí... môi trường

Mấy năm gần đây, Vườn quốc gia (VQG) Ba Vì trở thành điểm du lịch được nhiều người yêu thích. Không khí trong lành, dễ chịu, lại chỉ cách trung tâm TP Hà Nội mấy chục cây số và thuận đường đi lại nên khá nhiều người chọn đây là điểm để nghỉ ngơi, thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng, vất vả. Cảnh đẹp thiên nhiên của khu vực này còn trở thành địa điểm chụp ảnh lý tưởng của các cặp vợ chồng sắp cưới hay của những người yêu thích chụp ảnh.

Tuy nhiên, dạo gần đây, VQG Ba Vì lại dính đến tai tiếng chặt chém gây không ít khó chịu cho du khách khi đặt chân đến nơi đây. Một tay máy nghiệp dư vừa từ VQG Ba Vì về đầy bức xúc rằng sẽ không quay trở lại nơi này nữa. Theo lời anh này kể lại, nhóm của anh sau khi chụp ảnh xong, có trải bạt ra ngồi nghỉ ngơi một lúc. Tự nhiên có một số người tự xưng là bảo vệ đến đòi thu 400.000 đồng với lý do thu tiền phí “bảo vệ môi trường”. Thấy mấy thanh niên trong nhóm thắc mắc số tiền này, 2 người bảo vệ (tự xưng) này lý giải họ thu 200.000 đồng/lần trải bạt. Nhóm trải bạt 2 lần nên phải thu 400.000 đồng.

Mặc dù số tiền trên không phải là quá lớn song hết sức vô lý và khiến không ít người ngã ngửa vì bất ngờ bởi khi đến VQG Ba Vì du lịch, không có bất cứ biển báo nào cấm không được trải bạt nghỉ ăn trưa. Hay trong tất cả các bảng thông báo, vé, hướng dẫn... cũng không có điều khoản nào ghi bảo vệ khu vực này được phép thu tiền thêm khi các nhóm ăn uống, trải bạt nghỉ ngơi tại đây. Nhóm sau khi cãi lý một hồi và đòi lên gặp Ban Quản lý thì 2 tay bảo vệ “rởm” cũng lập tức… “chuồn”.

Lên rừng, xuống biển, giữa Thủ đô: Đâu đâu cũng “chặt, chém” - ảnh 2
Trải bạt ngồi nghỉ ở Vườn Quốc gia Ba Vì phải nộp phí bảo vệ môi trường

Thủ đô cũng “bon chen” không kém

Một tour guide kể lại, ở giữa Thủ đô cũng bị chặt chém chứ đừng nói đi đâu xa. Một kinh nghiệm “xương máu” dành cho những tour guide mới vào nghề là phải cẩn trọng ngay từ ở sân bay Nội Bài. Anh này nhớ lại, năm đó anh đi đón một khách người Úc sang Việt Nam du lịch. Thông thường, các hướng dẫn viên khi đón khách sẽ ghi tên khách lên một tấm biển giơ lên để người đó nhận ra.

Một anh chàng lái taxi đã copy đúng tên khách, chép bằng bút dạ và cũng cầm biển giơ lên. Tuy nhiên khu vực dành cho hướng dẫn viên đón khách ở phía gần cửa ra, trong khi đó, tay taxi này lại vượt lên đứng trước đó một đoạn.

Vị khách người nước ngoài nên cũng không chú ý, thấy biển tên mình cứ tưởng là người của công ty du lịch đã đặt trước nên đi theo tay taxi này. Cậu lái taxi đó đã chở khách đi vòng vèo trước khi về đúng địa chỉ khách sạn và thu của khách đến gần 1 triệu đồng.

Cũng theo tour guide này, phổ biến ở các khu vực phố cổ là những phụ nữ bán hàng rong chèo kéo khách, xung quanh khu vực Hồ Gươm, hàng chục thợ chụp ảnh bám đuôi khách mời chụp ảnh. Một lần chính mắt anh chứng kiến một cậu thanh niên đánh giày cho một du khách Tây đã hét giá đòi 50$. Hay cánh xích lô chở khách lòng vòng khu vực phố cổ cũng đòi 500.000 đồng trong khi giá thực tế chỉ 50.000 đồng, nghĩa là hét giá lên gấp 10 lần nếu khách không mặc cả rõ ràng từ trước.

Không chỉ khách nước ngoài đến Hà Nội mới bị chặt chém mà người ngoại tỉnh, sinh viên đang học tại Hà Nội cũng có khi rơi vào bẫy này.

Tour guide nói trên cho rằng, một trong những điều quan trọng khi đi du lịch là phải tìm hiểu kỹ giá cả, biết cách mặc cả, trả giá để không tự biến mình thành nạn nhân của những vụ chặt chém mùa du lịch.

H.Thanh

Tử vong do tai nạn giao thông liên quan rượu bia: 6/10 người trong độ tuổi 15 - 29

Thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho thấy cứ 10 nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu bia thì có 6 người trong độ tuổi từ 15 đến 29.

Học viện nông nghiệp Việt Nam ra mắt câu lạc bộ hoa, cây cảnh sinh viên

Trong khuôn khổ Lễ hội Xuân 2025, tối 17/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức ra mắt Câu lạc bộ hoa, cây cảnh sinh viên VNUA.

Ngành hoa cây cảnh Việt Nam, cơ hội cho người trẻ

Gần 45.000 ha trồng hoa, cây cảnh với sản lượng đạt hơn 45.000 tỷ đồng mỗi năm, kim ngạch xuất khẩu hoa vượt mốc 100 triệu USD, Việt Nam khẳng định vị thế trong ngành hoa cây cảnh khu vực và quốc tế.

Từ nghe tiếng Anh bập bõm, nam sinh bứt phá lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge

Những ngày đầu học tại ngôi trường mới, Đăng gặp khó khăn vì vốn tiếng Anh ít ỏi, không thể theo kịp các bài học trên lớp. Tự động viên và đặt ra mục tiêu để cố gắng, Đăng dần cải thiện thành tích, bứt phá và lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge.

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó

Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Đang cập nhật dữ liệu !