Lễ rước Chử Đồng Tử - Tiên Dung trên sông Hồng
|
Video rước nước trên Sông Hồng. |
Lễ hội chính thức diễn ra vào ngày 10/2 âm lịch hàng năm. Đi đầu đoàn rước là con rồng dài trên 20m được ba chục thanh niên khỏe mạnh thay nhau múa theo điệu trống thúc liên hồi khiến cuộc rước thật tưng bừng. Tiếp theo sau là hai hàng phụ nữ trang phục đủ sắc màu rực rỡ tay cầm cờ hội, chống chiêng, cùng ngựa hồng, ngựa bạch, gươm trường bát bửu, phường đồng văn, đội múa sinh tiền, đội múa nón, đội nhạc lễ.
Đến ngày 11/2, diễn ra lễ rước nước trên sông Hồng. Đây là một nghi thức thể hiện nền văn minh sông nước vùng châu thổ sông Hồng.
![]() |
Đến hẹn lại lên, 10/2 âm lịch hằng năm, du khách thập phương lại nô nức về dự lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung diễn ra ở huyện Khoái Châu, Hưng Yên. |
![]() |
Độc đáo nhất là nghi thức rước nước từ sông Hồng về lễ thánh. Đám rước uy nghi, với rồng vàng dẫn đầu hội rước cờ, trống, phường bát âm, múa sênh tiền... Sau khi lấy nước ở sông Hồng về, các kiệu trở về đền hóa lễ thánh. |
![]() |
Đây là một trong 16 lễ hội lớn nhất cả nước, gắn với truyền thuyết Chử Đồng Tử - Tiên Dung, một tình yêu đầy lãng mạn giữa chàng trai nghèo họ Chử và con gái vua Hùng thứ 18. |
![]() |
Đám rước chuẩn bị lên bờ với đoàn múa rồng đi trước, các đội trống, kèn, múa sênh tiền, kiệu long đình... ba kiệu rước Chử Đồng Tử, công chúa Tiên Dung, Tây Sa đi sau... đi sau. |
![]() |
Theo tục lệ, nước được dùng để cúng phải là nước lấy ở giữa sông Hồng. Người đại diện cho dân làng lấy nước là cụ già có đức độ trong làng. |
![]() |
Người dân đứng vây kín sân đình chờ đợi đám rước đi qua. |
![]() |
Đội múa đĩ con bồng khuấy động tại sân đình, khiến không khí càng thêm rộn ràng. |
![]() |
Dâng nước là hình thức tâm linh cầu nguyện một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt bội thu. |
![]() |
Các bô lão trông làng khiêng nước cẩn thận để vào trong đình. |
Lê Hiếu