Hạn bà chằn là đợt khô hạn ngắn ngày
Hỏi: Ở Nam bộ thường sử dụng khái niệm hạn bà chằn để chỉ thời gian khô nắng, xin được giải thích rõ về điều này? Nguyễn Quỳnh Anh (TPHCM)
Hạn bà chằn là đợt khô hạn ngắn ngày (ảnh minh họa) |
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hạn bà chằn (còn gọi là hạn lệ, hạn bông tranh) là cách gọi dân gian của các đợt khô hạn ngắn xảy ra vào mùa mưa ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Hạn bà chằn xảy ra hằng năm, biểu hiện bằng các đợt không mưa liên tục trên 5 ngày hay trên 7 ngày. Thời điểm thường xảy ra hạn bà chằn là vào tháng 8 do ảnh hưởng các luồng gió xoáy nghịch trên cao.
Dưới ảnh hưởng của cao áp Thái Bình Dương, thường xuất hiện vào tháng 8, gió Đông Nam khô hơn đẩy lùi gió Tây mang nhiều hơi nước nên ẩm hơn, rồi thổi qua vùng Đồng bằng Sông Cửu Long gây ra các đợt hạn ngắn.
Hạn bà chằn xảy ra vào kỳ cây lúa trổ đòng và có nhu cầu nước cao của vụ lúa hè thu có thể dẫn đến thiệt hại, nhưng nói chung không gây tác hại nhiều cho nông nghiệp.
Theo khoahocdoisong.vn