Lào Cai: Nhờ chương trình OCOP, thu nhập của người lao động được tăng lên

Mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhưng các cơ sở sản xuất sản phẩm đạt chứng nhận OCOP ở Lào Cai vẫn hoạt động bình thường, doanh thu tăng từ 10-30% so với trước khi được công nhận sản phẩm OCOP, lao động không bị mất việc làm.

Ngay sau khi Thủ tướng ban hành quyết định 490 phê duyệt Chương trình mỗi xã, phường, thị trấn một sản phẩm (OCOP) tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo quyết liệt để triển khai Chương trình như thành lập bộ máy quản lý, bổ sung nhiệm vụ triển khai Chương trình OCOP vào Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các cấp, chỉ đạo xây dựng Đề án, tổ chức cho các cơ sở sản xuất đăng ký dự thi sản phẩm và đánh giá sản phẩm OCOP thường niên.

Đồng thời, ban hành chính sách hỗ trợ cho sản phẩm đạt sao OCOP như sản phẩm 3 sao thưởng 15 triệu đồng, sản phẩm 4 sao được thưởng 30 triệu đồng; sản phẩm 5 sao cấp Quốc gia được thưởng 80 triệu đồng… tạo ra phong trào phát triển sản phẩm OCOP tại địa phương.

Những nỗ lực trên đã đưa Lào Cai vào nhóm các tỉnh thực hiện chương trình sớm nhất cả nước, đứng thứ 4 sau Quảng Ninh, Quảng Nam, Bắc Kạn.

{keywords}
Nhờ chương trình OCOP, thu nhập của người lao động ở Lào Cai được tăng lên

Sau 3 năm (2018-2020) triển khai chương trình OCOP tỉnh Lào Cai đã đạt được những kết quả nhất định trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo còn 11,46%. Cùng với đó, thu nhập bình quân đầu người đạt 70,6 triệu đồng, số xã đạt chuẩn nông thôn mới 54/127 xã, tiêu chí nông thôn mới đạt 15 tiêu chí/xã.

Các cơ sở sản xuất, dịch vụ OCOP đã xây dựng được chuỗi liên kết với các hộ gia đình để thu mua nguyên liệu phục vụ cho sản xuất sản phẩm tiêu biểu như đối với Chè có 4.914 ha, 6.033 hộ tham gia; Actiso 65ha với 150 hộ tham gia; Su su Sa Pa 120 ha với 250 hộ tham gia; Tương ớt Mường Khương 120 ha với 755 hộ tham gia; Miến đao Bản Xèo 67 ha với 250 hộ tham gia; Bưởi Múc 40 ha, 130 hộ tham gia; Gạo séng cù 320 ha với 360 hộ tham gia.

Số lao động làm việc thường xuyên trong các cơ sở hiện nay là 674 người, tăng 66 người so với trước khi được công nhận, có 299 lao động là đồng bào dân tộc thiểu số tham gia sản xuất sản phẩm OCOP. Thu nhập của người lao động được tăng lên, từ 4.651.000 đồng lên 5.200.000 đồng/người/tháng.

Để phát triển sản phẩm OCOP, tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo thực hiện quyết liệt Nghị định số 98 của Chính phủ về phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đến nay có 69 doanh nghiệp, HTX tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, với quy mô gần 10.600 ha, liên kết với gần 21.500 hộ nông dân, giá trị liên kết trên 926 tỷ đồng. Các sản phẩm ngành hàng quan trọng ưu tiên hỗ trợ như Chè, Quế, Gạo chất lượng cao, cây dược liệu, rau trái vụ, cây quả ôn đới, gia súc gia cầm bản địa và cá hồi, cá tầm.

Sở Nông nghiệp và PTNT Lào Cai đánh giá, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhưng các cơ sở sản xuất sản phẩm đạt chứng nhận OCOP vẫn hoạt động bình thường, doanh thu tăng từ 10-30% so với trước khi được công nhận sản phẩm OCOP, lao động không bị mất việc làm, lương của lao động làm việc được cải thiện.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn một số khó khăn như số lao động thường xuyên làm việc tại các cơ sở sản xuất còn ít so với nguồn lực lao động tại khu vực nông thôn, bình quân chung khoảng 15 lao động/01 cơ sở. Thu nhập của người lao động làm tại các cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP còn thấp so với bình quân thu nhập của các ngành khác.

Giải quyết việc làm thông qua các mô hình liên kết còn chưa được nhiều do sản lượng tiêu thụ nguyên liệu của đa số các cơ sở còn nhỏ lẻ. Sự liên kết giữa doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất và nông dân còn lỏng lẻo, chưa gắn kết được lợi ích và trách nhiệm của các bên với nhau. Nhiều hộ nông dân chưa quen với việc sản xuất theo hợp đồng, chưa tuân thủ quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn sản xuất hàng hóa, chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt mà chưa thấy được lợi ích lâu dài về sản xuất, tiêu thụ ổn định.

Các doanh nghiệp nhỏ, hợp tác xã, tổ hợp tác và người sản xuất còn chưa quan tâm, tìm hiểu sâu về sản xuất bền vững  dẫn đến mối liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại và nông dân còn lỏng lẻo, chưa gắn kết được lợi ích và trách nhiệm của các bên với nhau. 

Một số cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP quy mô còn nhỏ, tính hàng hóa chưa cao, do vậy đã tác động đến phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Các sản phẩm đánh giá trong thời gian vừa qua đa số là sản phẩm sẵn có, còn các sản phẩm và ý tưởng mới chưa được các địa phương quan tâm định hướng phát triển.

Thảo Nguyên

Doanh nghiệp Việt nỗ lực ‘mở lối đi riêng’ ở thị trường Hàn Quốc

Doanh nghiệp Việt Nam đã nỗ lực ghi dấu ấn tại Triển lãm Thực phẩm Quốc tế Seoul Food 2025 với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.

Betrimex mở Trung tâm R&D nghiên cứu và phát triển ngành dừa tại TP.HCM

Trung tâm R&D hiện đại của ngành dừa sẽ giúp Betrimex thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa tầm nhìn chiến lược trở thành trung tâm đổi mới, nghiên cứu và phát triển các giải pháp sáng tạo từ dừa.

SHB nhận giải Ngân hàng có sáng kiến giải pháp thanh toán tốt nhất Việt Nam

Không ngừng ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, liên tục đổi mới sáng tạo, mang đến các giải pháp tài chính số toàn diện, nâng cao trải nghiệm khách hàng, SHB được vinh danh là “Ngân hàng có sáng kiến giải pháp thanh toán tốt nhất Việt Nam”.

Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’

Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

SHB dành 11.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp SME vay ưu đãi

Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) thông báo triển khai Chương trình ưu đãi lãi suất với quy mô 11.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ bổ sung nguồn vốn lưu động, đầu tư sản xuất kinh doanh và mua phương tiện vận tải.

SHB và dấu ấn tiên phong thành công trong triển khai nhận sáp nhập

SHB đã có những bước tiến trong quá trình nhận sáp nhập Habubank và tái cấu trúc, cùng với tầm nhìn dài hạn và chiến lược phát triển mạnh mẽ.

Tạo điều kiện để đưa kinh tế đêm ‘thăng hoa’

Với thế mạnh ẩm thực, văn hóa, Việt Nam cần chiến lược cụ thể cho kinh tế đêm, quy hoạch chi tiết sản phẩm, dịch vụ, trải nghiệm để sớm đưa kinh tế đêm thành một ngành kinh tế mũi nhọn.

Ra mắt dự án Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island tại Cát Bà

Sun Group vừa giới thiệu dự án “Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island”, tọa lạc tại “trái tim” Cát Bà - nơi thu trọn khung cảnh biển trời vịnh Lan Hạ. Dự án được phát triển dựa trên triết lý xanh, hài hòa với thiên nhiên.

SHB mở gói vay ưu đãi 16.000 tỷ hỗ trợ người trẻ mua nhà, lãi suất chỉ từ 3,99%

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp tín dụng hỗ trợ người trẻ (dưới 35 tuổi) mua nhà, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) triển khai gói cho vay ưu đãi với mức lãi suất được cho là hấp dẫn trên thị trường hiện nay.

Sun Group giới thiệu dự án Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island Cát Bà

Vị trí đắc địa cùng triết lý phát triển bền vững của dự án BĐS đầu tiên Sun Group giới thiệu ở Cát Bà kích hoạt khí thế của gần 2.000 chuyên viên kinh doanh, trong sự kiện “Kích hoạt kỷ nguyên Xanh” sáng 21/2 tại TP Hải Phòng.