Lần đầu cấy tế bào gốc thượng bì trị bệnh bạch biến

Theo thạc sĩ Hoàng Văn Tâm việc lấy tế bào hắc tố, tế bào gai, một số tế bào gốc của chính cơ thể mình ghép vào tổn thương bạch biến mang lại hiệu quả cao.

ThS.BS Hoàng Văn Tâm - Phó Trưởng Khoa Điều trị nội trú ban ngày, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết bệnh bạch biến là một loại bệnh da liễu thường gặp mà trong đó các tế bào sắc tố da bị phá hủy từ đó làm thay đổi màu da. Bệnh biểu hiện bởi những dát, mảng giảm sắc tố so với vùng da xung quanh, không ngứa, không đóng vảy, giới hạn rõ. Đây là bệnh lành tính, không lây, và có ảnh hưởng nhiều về mặt thẩm mỹ.

Tại Việt nam chưa có thống kê về bệnh này nhưng tại Hoa Kỳ có khoảng 1% dân số mắc bệnh này.

Bình thường, các bác sĩ chỉ điều trị bệnh bạch biến ổn định và không thể điều trị khỏi được. Nhưng với phương pháp ghép tế bào gốc thượng bì này có thể mang lại hiệu quả cao hơn.

{keywords}
Cấy tế bào gốc thượng bì trị bệnh bạch biến


Theo bác sĩ Tâm các bác sĩ lấy da ở vùng hông hoặc mặt trước đùi theo tỉ lệ 1/5 (ví dụ vùng bạch biến cần được ghép có diện tích là 10 cm² thì cần lấy 2 cm² ở vùng trước đùi). Nếu tổn thương rộng tỉ lệ này có thể là 1/10. Sau đó miếng da này sẽ được đưa vào trong dung dịch, qua các công đoạn sẽ tách lấy tế bào thượng bì, nuôi dưỡng, đếm tế bào, sau đó sẽ ghép vào vùng da bị bạch biến (vùng da này sẽ được bào mòn bằng tay hoặc dùng laser). Tế bào ghép vào sẽ được dùng gạc cố định lại và tháo ra trong vòng 1 tuần. 

Phương pháp này được chỉ định thực hiện với các trường hợp dưới đây: Bệnh nhân mắc bạch biến ổn định ít nhất 1 năm (trong vòng 1 năm bạn không có tổn thương mới nào hoặc tổn thương cũ không lan rộng). Bệnh nhân không có hiện tượng Kobner: không xuất hiện tổn thương bạch biến ở vùng chấn thương, không có tiền sử sẹo lồi do chấn thương.

Mỗi 1 bệnh nhân mất khoảng 2-4 tiếng để hoàn thành xong tất cả quy trình tùy vào diện tích tổn thương.

Nói về tác dụng phụ của phương pháp này, bác sĩ Tâm cho biết đây là một phương pháp khá an toàn, ít tác dụng phụ. Có thể gặp các tác dụng phụ như: sẹo lồi, nhiễm khuẩn, tăng sắc tố sau viêm… Tỉ lệ gặp tác dụng phụ sẽ liên quan tới lựa chọn bệnh nhân, kinh nghiệm của bác sĩ. Hiện tại, sau khi tiến hành ghép trên khoảng 100 bệnh nhân, ekip phẫu thuật ghép của bệnh viện Da liễu Trung Ương đã làm chủ được hoàn toàn kĩ thuật và hạn chế tối đa tác dụng phụ.

Khi thực hiện, bệnh nhân  sẽ được gây tê tại chỗ với tổn thương nhỏ. Với tổn thương rộng hoặc trẻ em bạn có thể gây mê.

Phương pháp này đạt hiệu quả rất cao có thể lên tới 70-80% đặc biệt trong bạch biến đoạn, và thường rất ít tái phát với bạch biến đoạn, còn với bạch biến thể thông thường tỉ lệ tái phát cao hơn, từ 10-20%. Thông thường bạn chỉ cần ghép 1 lần, tuy nhiên bạn cũng có thể ghép >1 lần để tăng hiệu quả cao hơn. Thời gian để đạt hiệu quả thường sau 1-2 tháng, tối đa sau 6-12 tháng. Vì thế bạn chưa nên lo lắng khi mình ghép được 2 tháng mà chưa thấy hiệu quả.

Phương pháp ghép tế bào gốc này để đạt hiệu quả điều trị cao, tốt nhất là kết hợp với điều trị bằng ánh sáng trị liệu.

Trước đây có một số viện có dùng kĩ thuật trên cho sẹo bỏng, tuy nhiên việc áp dụng cho bạch biến còn hạn chế. Ngoài ra, vật tư chưa có đầy đủ vì một trong những vật tư quan trọng là gạc collagen khô chưa có hãng nào đăng kí ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, máy laser hay ánh sáng trị liệu (tia cực tím, excimer) thì chỉ bệnh viện chuyên khoa Da liễu mới có. Và đặc biệt quan trọng đó là dung dịch nuôi tế bào, máy đếm tế bào và tỉ lệ sống chết của tế bào được ekip làm tiến hành rất kĩ. Vì thế, có thể coi kĩ thuật này được tiến hành chuẩn đầu tiên ở Việt Nam và cho hiệu quả cao, đem lại nhiều hi vọng cho người bệnh.

 Khánh Chi 

Hành động đẹp của phụ xe dành cho vị khách đặc biệt trên chuyến xe cuối năm

Kết thúc buổi truyền hóa chất cuối cùng năm Giáp Thìn, nữ bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn cuối, bị liệt 2 chân lên nhầm xe khách. Chỉ có một mình, chị vội vàng gọi điện cho nhà xe đặt trước đó và nhận được hành động đẹp của người phụ xe.

Hơn 1.400 nhân viên y tế thôn bản được nâng cao kiến thức ứng phó đại dịch

1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Đang cập nhật dữ liệu !