Làm thế nào Stalin tạo ra được nguồn dự trữ vàng của Liên Xô?

Sự sụp đổ của Đế quốc Nga khiến đất nước hầu như không còn vàng và dự trữ ngoại hối. Phải mất nhiều nỗ lực và nhiều thập kỷ để không chỉ bù đắp những tổn thất mà còn tạo ra nguồn dự trữ, nhờ đó đất nước tiến hành công nghiệp hóa quy mô lớn.

Sau khi những người Bolshevik lên nắm quyền, dự trữ vàng của Liên Xô vượt quá 1.000 tấn. Chính phủ lâm thời đã làm hết sức mình bằng cách vận chuyển khoảng 500 tấn kim loại quý ra nước ngoài. Những người Bolshevik cũng bắt đầu phung phí số tiền mà họ được thừa hưởng từ những người chủ cũ của đất nước.

Trước những khó khăn trong việc vay vốn của phương Tây, chính phủ mới buộc phải thanh toán cho việc nhập khẩu những mặt hàng thiết yếu bằng vàng dự trữ quốc gia. Chỉ 60 đầu máy hơi nước được mua ở Anh và Thụy Điển đã tiêu tốn của ngân khố 200 tấn vàng. 100 tấn đã được chuyển đến Đức như một khoản bồi thường. Kết quả là đến năm 1922, kho bạc đã giảm thêm 500 tấn.

Tất nhiên, những người Bolshevik đã cố gắng bù đắp các lỗ hổng trong ngân sách bằng cách chiếm đoạt từ “các tầng lớp sở hữu”, nhưng việc mua thực phẩm, hàng hóa sản xuất, thiết bị quân sự và thiết bị cũng tiêu tốn những khoản tiền này. Kết quả là đến năm 1928, dự trữ vàng của đất nước gần như cạn kiệt - chỉ còn khoảng 150 tấn.

Bổ sung nguồn dự trữ vàng bằng mọi giá

Trong những năm đầu của chính quyền Liên Xô, không có cơ hội thực sự để bổ sung dự trữ vàng của đất nước. Lý do chính là những người Bolshevik không thể kiểm soát hoàn toàn việc khai thác vàng. Chỉ một phần nhỏ kim loại quý khai thác từ Nga được đóng cho kho bạc.

Năm 1930, chính quyền bắt đầu tịch thu vàng từ bộ phận dân chúng giàu có - trong năm này, Ngân hàng Nhà nước Liên Xô đã làm giàu cho mình 8 tấn kim loại. Và vào năm 1932, Liên Xô đã thu được “thặng dư” với giá 12 tấn. Tuy nhiên số lượng này vẫn được cho là chưa đủ. 

Vào tháng 1/1931, chính phủ Liên Xô đã thành lập “Torgsin” - “Hiệp hội toàn liên minh về thương mại với người nước ngoài trên lãnh thổ Liên Xô”. Trong các cơ sở của Torgsin, khách nước ngoài cũng như những công dân giàu có của Liên Xô có thể đổi vàng, bạc, đá quý và đồ cổ để lấy thực phẩm và các mặt hàng tiêu dùng khác.

Và việc đều diễn ra suôn sẻ. Năm 1932, 22 tấn vàng đã được đưa đến Torgsin, một năm sau con số này tăng lên 45 tấn. Năm 1936, Torgsin giải thể và trao tổng cộng 222 tấn vàng nguyên chất cho nhà nước.

Tất cả vì công nghiệp hóa

Vàng có vai trò đặc biệt quan trọng trong công nghiệp hóa đất nước. Nhu cầu về vàng ngày càng tăng. Stalin thực tế đã nhận thức rõ điều này, nên đã đưa ra nhiều phúc lợi cho những người khai thác vàng. Đồng thời, mọi trở ngại đối với việc khai thác vàng tự do đã bị loại bỏ. Hầu như bất kỳ công dân nào cũng được phép tham gia khai thác vàng, ngoại trừ những tội phạm. Trong một thời gian ngắn, số lượng thợ mỏ ở Liên Xô đã lên tới 120 nghìn người.

Năm 1927, Stalin giao cho Soyuz Zoloto nhiệm vụ chiếm vị trí đầu tiên trên thế giới về khai thác vàng, vượt xa cả những mỏ giàu nhất Nam Phi. Tuy nhiên, kế hoạch khai thác kim loại tiền tệ đạt 258,9 tấn - cho kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1929-1933) đã không thực hiện được. Rất nhanh các sai lầm đã được sửa chữa sau đó. Đến năm 1936, so với năm 1932, sản lượng vàng đã tăng 4,4 lần - từ 31,9 lên 138,8 tấn.

Sau đó, tốc độ khai thác vàng đạt kỷ lục 320 tấn mỗi năm. Tuy nhiên, số lượng này cũng không đủ để giúp Liên Xô vượt qua các mỏ vàng của Nam Phi (400 tấn mỗi năm). Nhưng vàng đã giúp đưa công nghiệp hóa vào cuộc sống. Chính quyền quản lý không chỉ để đầu tư vào ngành công nghiệp, mà còn để tiết kiệm trong những trường hợp cần thiết.

Vào đầu Thế chiến II, kho bạc Liên Xô có khoảng 2.800 tấn vàng. Chính nguồn dự trữ vàng này cùng với nguồn nhân lực của đất nước đã thành công đặt nền móng cho công nghiệp trong chiến tranh và góp phần vào sự phục hồi nhanh chóng của đất nước từ đống đổ nát.

Nguồn dự trữ vàng biến động qua các thời kỳ lãnh đạo

Sau chiến tranh, chính phủ Liên Xô ngừng bán vàng ra nước ngoài, hơn nữa, nhờ những biện pháp tịch thu và bồi thường, dự trữ vàng bắt đầu tăng trở lại. Vào cuối thời kỳ Stalin, dự trữ vàng và ngoại hối của Liên Xô lên tới 2.500 tấn.

Tuy nhiên, trong vài thập kỷ sau đó, dự trữ vàng của Liên Xô bắt đầu giảm. Sau khi Khrushchev bị loại bỏ, chỉ còn 1.600 tấn, và vào cuối thời Brezhnev, chỉ còn 437 tấn trong kho bạc.

Các nhà lãnh đạo Liên Xô đầu những năm 80 - Andropov và Chernenko - mặc dù có thời gian ngắn nắm quyền, nhưng đã có thể tăng dự trữ vàng thêm 300 tấn. Nhưng dưới thời Gorbachev, dự trữ vàng lại giảm nhanh chóng.

Cuộc điều tra của nhóm Yegor Gaidar cho thấy, dự trữ vàng và ngoại hối của Liên Xô, bao gồm cả tiền tiết kiệm của các doanh nghiệp và công dân bình thường có trên tài khoản của Vnesheconombank, đã bị Thủ tướng Valentin Pavlov và người tiền nhiệm Nikolai Ryzhkov sử dụng “lãng phí”.

Vấn đề trở nên trầm trọng hơn bởi thực tế là việc cung cấp thực phẩm, hàng tiêu dùng, thuốc men cho các thành phố lớn chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu. Tuy nhiên không có gì để thanh toán số hàng nhập khẩu đất nước bị đe dọa với sự sụp đổ về nguồn cung, đóng cửa một phần đáng kể các doanh nghiệp và thậm chí là nạn đói.

Kết thúc một kỷ nguyên

Tình hình với ngân sách vào thời điểm Liên Xô sụp đổ thực sự rất thảm khốc. Dự trữ vàng đã giảm khoảng 5,5 lần so với giữa những năm 1980. Năm 1991, có một thời kỳ mà quỹ vàng và ngoại hối dành cho chính phủ không quá 26 triệu USD. Liên bang Nga chỉ được thừa kế 290 tấn vàng và vô số khoản nợ bên ngoài, lên tới con số 63 tỉ USD.

Vào mùa thu năm 1991, chính quyền mới đã cố gắng làm rõ tình hình với cái gọi là “vàng của đảng”. Tên của các quan chức lớn của Liên Xô đã được tiết lộ, những người đã chuyển hàng triệu USD vào tài khoản nước ngoài, ngoài ra không có gì hơn. Không ai biết hàng tỷ USD đã đi đâu.

Điều thú vị là vào những năm 2000, chính phủ Liên bang Nga đã lên kế hoạch tăng dự trữ vàng và ngoại hối của đất nước lên 900 tấn, nhưng sau đó không thể thực hiện được ý định này. Khi ông Vladimir Putin lần đầu tiên nhậm chức tổng thống, chỉ có 384 tấn vàng nằm trong kho bạc. Nhưng sau một thời gian ngắn, con số này đã tăng lên đến 850 tấn.

Hạ Thảo (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !