Làm sao ngăn trẻ trầm cảm bắt chước cách tự làm đau để 'giải thoát' trên mạng?

PGS. TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội bày tỏ sự lo ngại về tình trạng giới trẻ, đặc biệt là trẻ em mắc trầm cảm lại bắt chước cách tự làm đau trên mạng.

Nguy hiểm khi trẻ em học "cách chữa" trầm cảm trên mạng

Ths. BS Lê Công Thiện, Trưởng phòng Tâm thần trẻ em và vị thành niên, Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai đã đưa ra cảnh báo về bệnh trầm cảm ở lứa tuổi học đường ngày một gia tăng.

Theo đó, vị bác sĩ dẫn con số thống kê đáng báo động của WHO về tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm ở trẻ em hàng năm là 0,3-7,8% với trẻ dưới 13 tuổi, 1-2% với trẻ ở tuổi 13 và từ 3-7% ở tuổi 15. Trẻ em ở các quốc gia có thu nhập thấp hoặc trung bình có tỷ lệ trầm cảm cao hơn so với các nước có thu nhập cao.

Tại Việt Nam chưa có con số tổng thể trên toàn quốc nhưng ghi nhận tại các bệnh viện có chuyên khoa tâm thần cho thấy số trẻ vị thành niên được gia đình đưa đi khám, kiểm tra do gặp các vấn đề tâm lý, đặc biệt là mắc trầm cảm ngày một gia tăng.

Bác sĩ Lê Công Thiện cho biết sự khởi phát trầm cảm ở trẻ em không chỉ từ những biến cố lớn mà còn có thể do những sự kiện căng thẳng nhỏ trong đời sống như bỏ học, bố mẹ mất việc, gia đình mâu thuẫn, gia đình khó khăn tài chính, người thân ốm...

Ngoài ra, có một xu hướng khiến các nhà chuyên môn hết sức lo ngại đó là tình trạng trẻ vị thành niên khi gặp các sang chấn tâm lý đã lên mạng tìm kiếm những nội dung, clip, những hội nhóm để học cách chữa trầm cảm.

Bên cạnh những hội nhóm cung cấp thông tin có ích thì cũng có không ít nhóm kín trên mạng xã hội chia sẻ những "cách chữa" sai lầm mà ngay cả Ths.BSNT Đỗ Thùy Dung, Phòng Tâm thần trẻ em và vị thành niên, Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cũng phải thốt lên: "Tôi đọc được cũng cảm thấy tiêu cực”.

Những hướng dẫn "tự chữa" phản khoa học này vô tình khiến người bệnh không cải thiện được tình trạng bệnh, thậm chí còn ảnh hưởng tới sức khỏe, nguy hiểm đến tính mạng.

Ths. BSNT Đỗ Thùy Dung thăm khám cho bệnh nhân.

Bác sĩ Thùy Dung cho biết, ở những hội nhóm của những bệnh nhân mắc các bệnh lý sức khoẻ tâm thần này lại có rất đông thành viên tham gia. Ở đó, có bài đăng hữu ích nhưng cũng có bài chia sẻ thông tin, clip tiêu cực.

Điển hình trong số đó là những bài chia sẻ về hoàn cảnh bản thân khi không tìm được tiếng nói từ gia đình, tích tụ bất mãn trong cuộc sống nhưng không chia sẻ được với ai. Có người chia sẻ clip tự cắt tay và cho rằng cách đó giúp dễ chịu hơn. Thậm chí có những bình luận thể hiện ý muốn tự tử và đã từng xem những clip hướng dẫn cách chết như thế nào để êm ái nhất.

“Dù các bài đăng này chỉ là chia sẻ suy nghĩ, việc làm của các bạn rối loạn tâm thần nhưng nó vô tình khiến các bạn trẻ khác học theo, nguy hại hơn là khi người đọc được là trẻ em ở độ tuổi nhận thức chưa đầy đủ”, BS Thùy Dung lo ngại nói.

Phương án dự phòng cho những trẻ trầm cảm lang thang trên mạng

Làm thế nào để ngăn ngừa các bạn trẻ nói chung, trẻ em nói riêng học hỏi và làm theo những cách tự “giải thoát”, "chữa lành nỗi đau” có tính chất tiêu cực từ trên mạng xã hội? 

Trao đổi với phóng viên Infonet, PGS. TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội bày tỏ sự lo ngại về tình trạng trẻ em mắc trầm cảm bắt chước cách tự làm đau cơ thể trên mạng xã hội.

Ông Sơn cho rằng, có rất nhiều nguyên nhân để giải thích cho câu chuyện này. Điều đó có thể bắt nguồn từ sự tò mò, hiếu kỳ, tính lây lan của các phương tiện truyền thông mới, tới áp lực học hành, sự cô đơn trong xã hội hiện đại...

“Chính vì thế, giải quyết vấn đề này cũng cần có những giải pháp tổng thể. Theo đó, cần nâng cao nhận thức của người sử dụng mạng xã hội, đặc biệt là trẻ em và cha mẹ, thầy cô về sự độc hại của các clip, các chia sẻ, cách thức hướng dẫn tiêu cực này.

Công tác tuyên truyền cũng cần phổ biến những kinh nghiệm hay, bài học tốt, tấm gương tiêu biểu để định hướng nhận thức của các em”, PGS. TS Bùi Hoài Sơn cho hay.

Trẻ em cần được hướng dẫn lựa chọn các nội dung lành mạnh trên mạng internet. (Ảnh minh họa)

Về mặt cơ chế, chính sách, ông Sơn cho rằng chúng ta cần có những biện pháp để xử phạt, loại bỏ những thông tin, clip độc hại này. Xử phạt nghiêm khắc, mang tính làm gương đối với những hành vi đưa lên mạng hay chia sẻ các clip trên sẽ giúp ngăn chặn một phần tác dụng tiêu cực của chúng.

“Các cơ quan chức năng như Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công an... và các địa phương cần có sự phối hợp để tạo ra một cơ chế phòng ngừa, xử phạt đối với những hành vi không phù hợp này.

Trong khi đó, gia đình, cũng cần dành nhiều thời gian hơn cho con cái, tăng cường các hoạt động trải nghiệm, thực hành tốt bài học làm gương để giáo dục con trẻ.

Chúng ta luôn biết rằng "trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai". Khi chúng ta chăm chút những hạt giống tốt lành từ bây giờ bằng cả trái tim, tình thương yêu, chia sẻ, giúp tránh xa những độc hại của cuộc sống,... thì chúng ta sẽ có một tương lai tươi sáng cho đất nước”, PGS. TS Bùi Hoài Sơn nhấn mạnh.

Để dự phòng trầm cảm cho trẻ em, tránh việc trẻ lang thang trên mạng học theo những bài đăng tiêu cực, bác sĩ Lê Công Thiện cũng cho rằng, trẻ cần phải được quan tâm, chia sẻ từ phía gia đình, bạn bè, nhà trường và cộng đồng. Đặc biệt các thành viên trong gia đình cần phải nâng cao hiểu biết về các triệu chứng của trầm cảm. Nhà trường và gia đình cần phát hiện sớm các triệu chứng của trầm cảm, bởi điều trị càng sớm thì khả năng khỏi bệnh càng cao.

N. Huyền 

Vạch trần 24 hình thức lừa đảo trên không gian mạng

Bộ Công an cho biết, có 24 hình thức lừa đảo đang diễn ra trên không gian mạng Việt Nam, nhắm vào các nhóm đối tượng như người cao tuổi, trẻ em, sinh viên, thanh niên...

Vũ Thu Phương mắc sai lầm nghiêm trọng, phải xin lỗi thí sinh The Face

Vũ Thu Phương xin lỗi thí sinh vì hiểu sai đề bài, Minh Triệu, Kỳ Duyên loại cùng lúc 2 'ngựa chiến' trong tập 5 The Face Vietnam.

Cảnh báo nạn lừa đảo "bán lỗ" vé online buổi biểu diễn BlackPink

Lợi dụng tâm lý hâm mộ thần tượng, nhiều kẻ lừa đảo đang tìm cách bán giả vé xem buổi biểu diễn của nhóm nhạc BlackPink trên các trang mạng xã hội.

Lý do ngày càng nhiều người tham gia lớp học 'dạy cười'

Nhật Bản - Việc đeo khẩu trang kéo dài suốt đợt dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến khả năng mỉm cười, vì vậy, nhiều người Nhật lựa chọn tham gia các lớp học dạy cách vận động và thư giãn các cơ mặt để tạo nụ cười đẹp.

Phương Mỹ Chi gây tranh cãi khi làm cố vấn show hẹn hò

Xuất hiện trong tập 8 ‘Người ấy là ai’, Phương Mỹ Chi khiến khán giả thắc mắc khi ngồi vị trí cố vấn tình cảm.

9X được cộng đồng mạng tìm kiếm vì đẹp trai, nửa đêm giúp đỡ người bị nạn

Hành động nhỏ nhưng ý nghĩa của chàng trai 9X giúp đỡ nạn nhân bị tai nạn xe máy đêm 3/6 tại Hà Nội đang được lan tỏa trên mạng xã hội.

Bức ảnh tốt nghiệp thần thái tự tin ngút ngàn của bé mẫu giáo gây sốt

MỸ- Bé gái 6 tuổi gây sốt mạng xã hội sau khi bức ảnh chụp trong buổi lễ tốt nghiệp mầm non lan truyền. Hình ảnh cô bé đĩnh đạc, tự tin ngút ngàn khiến nhiều người ngưỡng mộ.

TikTok lại lan truyền nội dung độc hại xúc phạm nhân vật lịch sử

Bài thơ chú bé loắt choắt đã bị xúc phạm nghiêm trọng qua bài rap trên TikTok, đang lan truyền chóng mặt trong những ngày qua.

Vụ Lệ Hằng bị bắt: Có nghệ sĩ không đủ bản lĩnh trước hào quang bất ngờ

Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ không khỏi xót xa khi biết nữ diễn viên Lệ Hằng trong phim "Xin hãy tin em" bị bắt vì ma tuý.

Phim chiếu mạng tràn lan cảnh nóng, bạo lực, quản thế nào?

Trong khi những bộ phim chiếu rạp phải chịu sự kiểm duyệt gắt gao của Hội đồng duyệt phim quốc gia và dán nhãn chi tiết thì những bộ phim chiếu mạng dường như bị thả nổi.

Đang cập nhật dữ liệu !