Làm căng ở Hoa Đông,Trung Quốc sẽ bị Nhật Bản trả đũa ở Biển Đông?

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang thể hiện nỗ lực chưa từng có nhằm thúc đẩy mối quan hệ với Đông Nam Á, làm đối trọng với Trung Quốc và có ý kiến cho rằng Tokyo muốn trả đũa cho cách hành động quyết liệt của Bắc Kinh trên biển Hoa Đông.

Trước khi tới Indonesia tham dự Hội nghị APEC, ông Abe đã tới thăm Đông Nam Á tới 3 lần kể từ khi nhậm chức hồi tháng 12/2012. Ngoài các mối quan hệ kinh tế, chính quyền của ông Abe đã tăng cường hợp tác an ninh với khu vực, cung cấp tàu tuần tra cho Philippines, tiến hành tập trận chống khủng bố với Indonesia và xem xét cung cấp tàu cho Việt Nam.

Làm căng ở Hoa Đông,Trung Quốc sẽ bị Nhật Bản trả đũa ở Biển Đông? - ảnh 1
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (trái) và Tổng thống Philippines Benigno Aquino tại Manila ngày 27/7/2013.

“Quyền lực của Nhật Bản đang trở nên mờ nhạt trước sự trỗi dậy của Trung Quốc nên nước này cần có thêm bạn và đồng minh ngoài Hoa Kỳ”, chuyên gia Michael Green của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế ở Washington nhận định.

Những nỗ lực sửa lại Hiến pháp về một quốc gia hòa bình của ông Abe cho thấy tương lai Nhật Bản có thể sẽ tăng cường hơn nữa hợp tác an ninh với Đông Nam Á.

Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) sẽ là cơ hội để ông Abe gặp gỡ các đồng nhiệm từ các quốc gia Đông Nam Á. Hồi tháng Bảy, Nhật Bản cam kết cung cấp 10 tàu canh gác bờ biển cho Philippines, quốc gia hiện đang tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên Biển Đông. Trong chuyến thăm Việt Nam hồi giữa tháng Chín, Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera cũng nói với các phóng viên rằng Nhật Bản đang cân nhắc kí kết với Việt Nam một thỏa thuận tương tự.  

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin cho biết ông sẽ rất vui nếu Nhật Bản - Philippines tăng cường hợp tác. Hồi tháng 12 năm ngoái, phát biểu trên tờ Thời báo tài chính (Financial Times), Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho hay Manila sẽ “hoan nghênh” nếu Nhật Bản tái vũ trang để làm “đối trọng lớn” trong khu vực.

 “Tôi nghĩ sẽ rất hữu ích nếu người Nhật Bản vươn ra bên ngoài. Họ là một cường quốc về nhiều mặt. Họ có năng lực quân sự rất đáng nể và họ hiểu khu vực trên tất cả các khía cạnh kinh tế và văn hóa”, Đô đốc hải quân, chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của quân đội Mỹ Samuel Locklear nhận xét.

Tháng trước, lần đầu tiên Bộ Ngoại giao Nhật Bản tổ chức buổi tọa đàm về xây dựng an ninh hàng hải với sự tham gia của các quốc gia gồm Indonesia,Thái Lan, Myanmar, Philippines và Malaysia.

Việc Nhật Bản tăng cường quan hệ quân sự với một loạt quốc gia Đông Nam Á khiến Bắc Kinh lo ngại. Vừa qua, Tân Hoa Xã bình luận rằng các động thái đó của Nhật Bản cho thấy chính quyền Abe đang thực hiện “kế hoạch kiềm chế Trung Quốc”.

“Chúng ta cần phải có đồng minh để cùng nhau chống lại Trung Quốc. Kẻ thù của kẻ thù chính là bạn của ta”, Clarita Carlos, giáo sư chính trị học tại Đại học Philippines, nói.

“Chiến lược của Nhật Bản là nếu Trung Quốc gây sức ép trên biển Hoa Đông, Nhật Bản sẽ có thể đáp trả bằng cách gây sức ép với Trung Quốc trên Biển Đông thông qua việc hậu thuẫn Philippines”, Tiến sĩ Lam Peng Er của Viện Đông Á thuộc Đại học quốc gia Singapore bình luận.

Làm căng ở Hoa Đông,Trung Quốc sẽ bị Nhật Bản trả đũa ở Biển Đông? - ảnh 2
Tàu canh gác bờ biển Nhật Bản và tàu hải giám Trung Quốc đối đầu nhau trên biển Hoa Đông.

Dư luận Đông Nam Á có thiện cảm với Nhật Bản hơn Trung Quốc. Theo kết quả một cuộc khảo sát tiến hành với khoảng 9.400 người ở 8 quốc gia châu Á – Thái Bình Dương hồi tháng Ba và tháng Tư cho thấy khoảng 80% số người khảo sát ở Malaysia, Indonesia và Philippines có cái nhìn tích cực về Nhật Bản trong khi chỉ có 4% có thiện cảm với Trung Quốc.

Cả Trung Quốc và Philippines đều từng bị Nhật Bản xâm lược trong thời kì Chiến tranh thế giới lần II, nhưng trong khi 78% số người khảo sát ở Trung Quốc cho rằng Nhật Bản chưa xin lỗi đủ mức về những hành động của mình trong chiến tranh trong khi đó tỉ lệ này ở Philippines là 47%.

“Nhật Bản sẽ có lợi nếu tăng cường quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á và tôi cho rằng ông Abe sẽ rất vui khi thực hiện chính sách đó”, chuyên gia Daniel Sneider của Trung tâm nghiên cứu châu Á – Thái Bình Dương tại Đại học Standford, Mỹ, nhận định.

Nhưng Nhật Bản cũng không thể tiếp tục duy trì mãi tình trạng căng thẳng với hai người láng giềng chính ở Đông Bắc Á là Trung Quốc và Hàn Quốc.

Ông Sneider cho rằng “ông Abe chắc hẳn rất mong mỏi được tiến hành hội đàm” với người đồng nhiệm Trung Quốc.

Lê Dung

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !