Kỹ năng sử dụng phương pháp thảo luận nhóm

Thảo luận nhóm là một trong những phương pháp được yêu thích và sử dụng thường xuyên trong hoạt động dạy - học tích cực. Mỗi giảng viên phải nắm vững phương pháp, có kỹ năng trong tổ chức, điều khiển các hoạt động này.

Lựa chọn vấn đề thảo luận

Đây là bước đầu tiên trong việc tổ chức thảo luận nhóm TS Lê Thị Nhã (Trường ĐH Đại Nam) đưa ra. Theo TS Nhã, trong một môn học có nhiều nội dung, mỗi nội dung có nhiều vấn đề. Giảng viên trước hết phải biết chia nhỏ các nội dung cơ bản thành nhiều vấn đề thảo luận và phân bổ một cách hợp lý qua mỗi buổi học, thậm chí từng tiết học.

Có chủ đề có thể thảo luận ngay ở lớp, có chủ đề giảng viên phải yêu cầu giáo viên chuẩn bị trước ở nhà để vấn đề thảo luận sẽ được mở rộng và đi vào chiều sâu hơn.

Chủ đề thảo luận nên tập trung vào vấn đề chính của bài học. Chủ đề thảo luận cũng có thể bắt đầu từ các luận điểm, các tình huống, câu chuyện nhưng thường được cụ thể hóa qua các câu hỏi chủ chốt. Việc lựa chọn và diễn đạt vấn đề còn phù hợp, không quá đơn giản nhưng cũng không nên quá khó đối với sinh viên.

Tốt nhất nên lựa chọn được vấn đề thảo luận hấp dẫn, dễ chia sẻ, dễ huy động được nhiều ý kiến khác nhau, có tính chất kích thích tính tích cực chủ động làm việc của sinh viên. Lưu ý, câu hỏi thảo luận nên là câu hỏi mở, không bao giờ là một câu hỏi đóng.

Kỹ năng sử dụng phương pháp thảo luận nhóm - ảnh 1

Chia nhóm, bố trí chỗ ngồi

TS Lê Thị Nhã cho biết có hàng chục cách chia nhóm khác nhau, như: Chia nhóm ngẫu nhiên, chia theo vị trí ngồi, chia theo danh sách, chia theo đặc điểm chung, chia theo năng lực, chia theo kinh nghiệm, chia theo giới tính, chia theo cùng sở thích, chia qua tình huống, qua trò chơi...

Việc chia nhóm nếu không có kinh nghiệm sẽ tốn khá nhiều thời gian vì một số sinh viên "cố thủ" với nhóm cũ hoặc lại có quá nhiều lựa chọn khác nhau. Khi chia nhóm cần chú ý đến số lượng và trình độ, năng lực của các sinh viên. Không chia nhóm này quá đông, nhóm kia quá ít hoặc nhóm này tập trung nhiều sinh viên giỏi, nhóm kia phần đông kém hơn, rụt rè, im lặng...

Nếu lớp không quá nhiều sinh viên, vấn đề thảo luận có những ý kiến trái ngược nhau, tạo sự tranh luận, nên chia thành 2 nhóm.

Mỗi nhóm cần phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ để phân công trách nhiệm cho từng thành viên. Ngoài các thành viên, cơ cấu của nhóm gồm 2 vị trí quan trọng nhất là nhóm trưởng và thư ký. Nếu nhóm trưởng có năng lực, nhiệt tình, có uy tín, kỹ năng điều hành nhóm, được các thành viên tin tưởng, yêu mến, chắc chắn nhóm đó sẽ hoạt động hiệu quả...

Việc bố trí chỗ ngồi cũng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc thảo luận. Nên bố trí các thành viên trong nhóm ngồi quay mặt vào nhau, vị trí ngồi đủ gần để có thể trao đổi, chia sẻ với nhau một cách thuận lợi. Nên có khoảng cách giữa các nhóm để sự trao đổi của các nhóm không bị ảnh hưởng tới nhau.

Giao nhiệm vụ và giới hạn thời gian thảo luận

Trước khi tiến hành thảo luận, giảng viên phải giao nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho từng nhóm, phải có hướng dẫn cụ thể và định hướng cách thức thảo luận và trình bày.

Thời gian thảo luận cần được giới hạn và phải tương ứng với nội dung, yêu cầu của vấn đề đặt ra. Thời gian giới hạn phải đủ để sinh viên suy nghĩ, trao đổi. Nếu thời gian quá ít, thảo luận nhóm sẽ sơ sài, không đi vào cốt lõi vấn đề, có thể mang tính đối phó. Nếu thời gian quá dài sẽ tạo sự lơ đãng, phân tán và làm loãng không khí thảo luận.

Giám sát hoạt động thảo luận của từng nhóm

Với nội dung này, TS Lê Thị Nhã lưu ý: Thời gian các nhóm thảo luận không phải là thời gian nghỉ ngơi hoặc làm việc riêng của giảng viên. Khi sinh viên tiến hành thảo luận, giảng viên chuyển từ vị trí người hướng dẫn sang người giám sát.

Giám sát của giảng viên sẽ tránh được tình trạng một số sinh viên mất tập trung, đứng ngoài cuộc thảo luận.

Trong quá trình thảo luận, có nhóm lúng túng không hiểu rõ yêu cầu của vấn đề cần thảo luận, dẫn đến lạc đề, có nhóm trao đổi sôi nổi nhưng tranh cãi căng thẳng và không đưa ra được quyết định cuối cùng... giảng viên cần quan tâm và kịp thời điều chỉnh.

Trình bày kết quả thảo luận

Khi kết thúc thời gian thảo luận, theo TS Lê Thị Nhã, giảng viên cần yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận với nhiều hình thức phong phú. Nhóm có thể tự cử đại diện hoặc giảng viên yêu cầu ngẫu nhiên bất cứ một sinh viên nào trong nhóm lên thuyết trình.

Tùy từng vấn đề, giảng viên có thể cho các nhóm tham gia phản biện, tương tác lẫn nhau. Giảng viên giữ vai trò là trọng tài làm nhiệm vụ dẫn dắt, định hướng cuộc phản biện. Giảng viên cần điều khiển khéo léo, tránh sự tranh luận của sinh viên dẫn đến phản bác nhau một cách "thù địch".

Đặc biệt, giảng viên cần sắp xếp thời gian để tất cả các nhóm được trình bày kết quả thảo luận một cách công bằng.

Tổng kết đánh giá

TS Lê Thị Nhã cho biết, đây là khâu cuối cùng nhưng khá quan trọng của hoạt động thảo luận. Giảng viên phải là người nắm vững tri thức lý luận và thực tế, công tâm, linh hoạt... thì việc đánh giá mới đảm bảo khách quan, công bằng, chính xác...

Giảng viên là người chịu trách nhiệm đánh giá, nhưng trước khi kết luận, có thể yêu cầu các sinh viên tự đánh giá kết quả làm việc của nhóm và các nhóm đánh giá kết quả làm việc của nhau.

Giảng viên tổng kết lại các vấn đề đã thảo luận, đánh giá những ý kiến giải quyết mọi câu hỏi của sinh viên xung quanh vấn đề đó. Qua việc kết luận, chốt lại vấn đề sẽ giúp sinh viên nắm bắt, ghi nhớ được nội dung cơ bản, cần thiết.

Việc đánh giá chủ yếu là nội dung đạt được nhưng bên cạnh đó cần đánh giá ý thức, thái độ, năng lực làm việc của sinh viên. Giảng viên nên nhận xét cụ thể và cho điểm để khích lệ tinh thần học tập của sinh viên.Khi cho điểm có căn cứ, tiêu chí rõ ràng.

Với những trường hợp đặc biệt, khi cho điểm cần phân tích rõ lý do, tránh tình trạng gây băn khoăn, thắc mắc trong sinh viên.

Theo Hải Bình/Giáo dục Thời đại

Giao lưu văn hóa sưu tập tem nhân dịp kỷ niệm Ngày sinh Bác Hồ

Chương trình Giao lưu văn hóa sưu tập tem sẽ giúp học sinh Trường THCS Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội) thêm yêu quê hương đất nước, góp phần phát triển phong trào sưu tập tem trong trường học.

Nữ sinh Trường Newton và hành trình giành học bổng toàn phần đại học top đầu thế giới

Tháng Tư luôn là giai đoạn sôi động nhất của việc apply học bổng của các học sinh có khát vọng tìm kiếm những môi trường giáo dục lý tưởng trên phạm vi toàn cầu.

Kỷ nguyên chuyển đổi số và những định hướng cho con khi chuyển cấp

Vừa qua, Trường THCS- THPT Newton đã tổ chức hội thảo “Kỷ nguyên chuyển đổi số và những định hướng cho con khi chuyển cấp”.

Tuyển sinh 2022: Thí sinh trúng tuyển đại học xác nhận nhập học từ hôm nay

Từ hôm nay (18/9), Bộ GD&ĐT sẽ mở hệ thống để thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến; hạn cuối xác nhận nhập học là 17h ngày 30/9/2022.

Sở GD-ĐT Hà Tĩnh triển khai phương án phòng, chống virut Corona

Sở GD-ĐT Hà Tĩnh vừa ban hành văn bản số 132/SGDĐT-CTTT gửi Trưởng phòng GD-ĐT các huyện, thị, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở; Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện về việc triển khai phòng, chống dịch bệnh do virut Corona gây ra.

Hải Phòng: Nhiều trường học "nhắc nhở" phụ huynh phòng chống vi rút Corona

Trong ngày 30, 31/1, nhiều trường học tại thành phố Hải Phòng đã có thông báo gửi đến phụ huynh, học sinh về việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona.

Dọn phòng, bố ngỡ ngàng phát hiện Bộ luật “phải tuân chỉ” của con trai lớp 5

Một học sinh lớp 5 (ở Thanh Hóa) đã tự đề ra bộ luật 21 điều “phải tuân chỉ” riêng cho bản thân khiến cha mẹ vô cùng ngỡ ngàng.

Diễn biến mới nhất vụ hàng chục học sinh ở Đắk Lắk mang "hàng nóng" đi hỗn chiến

Vụ hàng chục học sinh tham gia chuẩn bị đánh nhau tại Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk đang khiến dư luận hết sức quan tâm. Tuy nhiên, các số liệu của nhà trường cung cấp cho báo chí và cơ quan chức năng đã "vênh" nhau một cách khó hiểu.

"Đề thi học sinh giỏi Văn lớp 9 của Hà Nội đưa ra yêu cầu hoàn toàn phi lí"

Đó là chia sẻ của TS. Trịnh Thu Tuyết – nguyên giáo viên trườn THPT Chu Văn An (Hà Nội) về đề thi học sinh giỏi môn Văn lớp 9 của Hà Nội.

Xã hội càng "trí tuệ nhân tạo" sẽ càng cần "nhân văn số"

Ở Việt Nam, rô-bốt đã làm thay chức năng của nhân viên trong thư viện. Như vậy, để thấy viễn cảnh rô-bốt thay thế hoàn toàn con người trong một số lĩnh vực kỹ thuật không còn xa nữa. Nhưng nói như vậy, không có nghĩa là rô-bốt có thể thay thế mọi lĩnh vực...

Đang cập nhật dữ liệu !