Kỳ lạ loại vải chín sớm ngọt ít chua nhiều, giá gây sốc vẫn tới tấp khách đặt mua

Tại các cửa hàng và chợ truyền thống ở TP HCM, vải chín sớm có giá dao động từ 100.000 - 120.000 đồng, gấp đôi năm ngoái.

Vải chín sớm đang được bán nhiều trên chợ mạng, chợ truyền thống khu vực phía Nam và các vùng Đắk Lắk, Đắk Nông... chính là giống vải được trồng chủ yếu ở Tây Nguyên. Năm nay, giá vải tăng cao, thậm chí tăng gấp đôi gấp ba so với năm ngoái.

Vải chín sớm hay còn gọi là vải u hồng , thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm. Vải có vị ngọt thanh pha chút chua chứ không ngọt đậm như vải thiều miền Bắc. Hiện, các cửa hàng trái cây bán giá 100.000-130.000 đồng một kg, gấp đôi cùng kỳ năm ngoái.

Kỳ lạ loại vải chín sớm ngọt ít chua nhiều, giá gây sốc vẫn tới tấp khách đặt mua - Ảnh 1.

Vải u hồng có phần chóp nhọn hơn vải thiều

Vải u hồng chín sớm giá 130.000/kg

Theo khảo sát của VnExpress, tại các cửa hàng và chợ truyền thống ở TP HCM, vải chín sớm có giá dao động từ 100.000 - 120.000 đồng, gấp đôi năm ngoái. Trái lại, trên chợ mạng giá mềm hơn chỉ từ 45.000 - 70.000 đồng/kg.

Các tiểu thương tại đây cho biết, vải chín sớm đang bán có nguồn gốc từ Đắk Lắk, thu hoạch từ cuối tháng 4 đến tháng 6. Năm nay, giá vải u hồng tăng cao là do chi phí vận chuyển và bảo quản tăng 40%. Hơn nữa, vải mới đầu vụ nên số lượng cung ứng ra thị trường còn hạn chế.

Ở những cửa hàng trái cây cao cấp, vải chín sớm cũng được bày bán trên các kệ với giá lên tới 130.000 đồng một kg. Theo các chủ cửa hàng, giá ở đây cao hơn các chợ truyền thống vì quả được chọn kỹ.

"Năm nay, giá vải tăng mạnh lên 130.000 đồng mỗi kg nhưng vẫn hút khách", chị Hoa, chủ cửa hàng trái cây trên đường Thống Nhất (quận Gò Vấp) nói. Chị đã bán vải u hồng được 2 ngày nay và nhập được khoảng 10kg mỗi ngày vì hàng đầu vụ số lượng có hạn.

Kỳ lạ loại vải chín sớm ngọt ít chua nhiều, giá gây sốc vẫn tới tấp khách đặt mua - Ảnh 2.
 
Kỳ lạ loại vải chín sớm ngọt ít chua nhiều, giá gây sốc vẫn tới tấp khách đặt mua - Ảnh 3.

Trên chợ mạng, vải u hồng có giá khá mềm chỉ từ 45.000đ/kg. Ảnh chụp màn hình

Tại các nhà vườn, giá sản phẩm này đang ở mức 40.000-45.000 đồng một kg, tăng 10.000-20.000 đồng so với cùng kỳ. Các hộ trồng cho rằng, giá tăng vì chi phí và công chăm sóc cho mùa vải năm nay tăng cao. Mặt khác, vải mới đầu vụ nên số lượng cung ứng ra thị trường thấp.

Tại một nhà vườn ở Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk, chủ vườn cho biết vải U Hồng năm nay khá hút khách. Đầu mùa vải có giá 60.000 đồng/kg, và dự báo sẽ tăng trong thời gian tới. Chủ vườn cho biết: “Khách hàng ở khắp nơi như Sài Gòn, Đà Nẵng, Hà Nội đặt đơn không kịp giao, mỗi đơn khách cũng đặt cả thùng vải”.

Doanh nghiệp chuyên thu mua vải Tây Nguyên lý giải, năm ngoái hàng khó bán đi các địa phương khác do hoạt động cách ly, còn giờ tình hình có vẻ ổn định hơn nên sức tiêu thụ tốt, giúp giá tăng.

Dữ liệu từ báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đắk Lắk thông tin, hiện diện tích trồng vải của tỉnh trên 1.313 ha, tăng hơn 5 lần so với năm 2015, chiếm 3,6% so với tổng diện tích cây ăn quả (36.300 ha).

Phần lớn diện tích vải tập trung nhiều ở Ea Kar, M’Đrăk, Krông Păc, Krông Ana, Buôn Hồ, Krông Năng. Tỉnh này đang tích cực mở các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật; tích cực hướng sản xuất theo quy trình VietGAP giúp cây vải phát triển bền vững.

Cận cảnh một vườn vải u hồng ở Tây Nguyên. Nguồn: Hana Ban Mê

Giống vải u hồng có đặc điểm là quả mọc thưa và khoe quả. Thuộc nhóm giống có quả to trung bình, khối lượng 30-35 quả/kg. Khi chín vỏ quả mỏng, vai quả có màu hồng đỏ tươi, phần cuối quả màu vàng hoặc xanh sáng. Quả khi còn xanh hơi chua, khi chín quả ngọt vừa.

Tỷ lệ cùi ăn được chiếm từ 55-60%. Năng suất cùng độ tuổi trung bình thường bằng 2/3 so với giống vải chính vụ, năng suất khá ổn định và ít chịu ảnh hưởng của thời tiết lạnh.

Dak Lak nói riêng và Tây Nguyên nói chung được biết đến là thủ phủ của cà phê và hồ tiêu, trong những năm gần đây, giá cả của các loại nông sản chủ lực này liên tục giảm thấp nên người dân đang có xu hướng chuyển đổi cây trồng.

Cùng với nhãn Hương chi, nhãn Miền T2, T6, vải u hồng đang trở thành một lựa chọn chuyển đổi của nông dân, việc chăm sóc vải cũng không quá khó so với các loại cây trồng khác.

Dịch vụ cho thuê ô tô tự lái cháy hàng, giá vé máy bay, giá hải sản tăng vọt trước kỳ nghỉ lễ 30/4

Dịch vụ cho thuê ô tô tự lái cháy hàng, giá vé máy bay, giá hải sản tăng vọt trước kỳ nghỉ lễ 30/4

Mặc dù chưa còn hơn 1 tuần nữa mới đến kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 nhưng nhiều dịch vụ như cho thuê xe tự lái khan xe, giá vé máy bay, giá hải sản đã tăng vọt…

Theo Tổ quốc

Chương trình Net Zero của Vinamilk nhận giải Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á

Vinamilk là doanh nghiệp ngành sữa duy nhất của châu Á được vinh danh tại hạng mục “Green Leadership” (Lãnh đạo xanh) trong khuôn khổ giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á (AREA).

SHB - ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME

Với các giải pháp tài chính bền vững cùng sản phẩm, dịch vụ số đa dạng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, SHB vừa được vinh danh là “ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME”.

Imexpharm khởi động dự án nâng cấp hệ thống quản trị doanh nghiệp

Ngày 3/7, Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm và Deloitte Việt Nam khởi động dự án nâng cấp hệ thống SAP ECC lên SAP S/4HANA, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, phục vụ tốt hơn cho khách hàng và đối tác.

KEL Award - vinh danh những tài năng xuất sắc trong thương mại điện tử B2B

Giải thưởng dành cho Nhà lãnh đạo Thương mại Điện tử (KEL Award) lần đầu tiên, được thiết kế để vinh danh những nhà cung cấp thương mại điện tử xuất sắc trong các khu vực Nam Á và Đông Nam Á.

Hội nghị sữa toàn cầu 2024: Vinamilk tham luận về chiến lược đổi mới và Net Zero

Trong lần thứ 4 tham dự Hội nghị sữa toàn cầu, Vinamilk mang đến một hình ảnh ấn tượng với nhận diện thương hiệu mới, đồng thời chia sẻ về bước tiến của ngành sữa Việt Nam vì mục tiêu Net Zero và phát triển bền vững.

Vinamilk công bố báo cáo phát triển bền vững chủ đề ‘Net Zero 2050’

Báo cáo phát triển bền vững của Vinamilk - doanh nghiệp được đánh giá cao về các thực hành ESG, luôn được các nhà đầu tư, cộng đồng quan tâm, nghiên cứu. Báo cáo năm 2023 vừa được Vinamilk công bố có chủ đề “Để tâm thay đổi - Net Zero 2050”.

Đưa sản phẩm sữa Việt Nam vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu

Nhiều nhà mua hàng, chuỗi phân phối quốc tế lớn đã kết nối với Vinamilk cho nhu cầu về sản phẩm sữa, thức uống dinh dưỡng tại Triển lãm kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế 2024 vừa qua.

Sức hút của Vinamilk tại triển lãm quốc tế ngành sữa Vietnam Dairy 2024

Tại Triển lãm quốc tế chuyên ngành sữa và sản phẩm sữa 2024 (Vietnam Dairy 2024), Vinamilk gây ấn tượng khi mang đến không gian đa chiều - trải nghiệm đa giác quan; đồng thời truyền cảm hứng về hành trình Net Zero với nhiều điểm nhấn nổi bật.

Agribank hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn sản xuất kinh doanh

Thời gian qua, Agribank đã chủ động, linh hoạt cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế và phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, sẵn sàng và chủ động làm việc trực tiếp với khách hàng, cùng tìm cách tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tiếp cận vốn.

Agribank dành hơn 180.000 tỷ đồng ưu đãi khách hàng vay lãi suất thấp

Thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, Agribank cung ứng hơn 180.000 tỷ đồng vốn ưu đãi để triển khai 10 chương trình tín dụng lãi suất thấp cho cá nhân và doanh nghiệp.