Kiến tạo tương lai cho doanh nghiệp

Có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia được ví như “tấm lệnh bài” giúp tăng uy tín, tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Tạo sức bật cho doanh nghiệp vươn ra biển lớn

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, cộng đồng doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia đã và đang đóng góp không nhỏ cho sức phát triển kinh tế và ổn định xã hội của đất nước. 

Ghi nhận nỗ lực của các doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: 172 doanh nghiệp đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2022 có kết quả kinh doanh ấn tượng với tổng doanh thu năm 2021 khoảng 1.570 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước gần 129 nghìn tỷ đồng, tạo việc làm, thu nhập cho gần 600 nghìn lao động, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, cùng với sự phát triển và khẳng định uy tín của sản phẩm, của doanh nghiệp Việt Nam, Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam đã góp phần thúc đẩy thương hiệu quốc gia thăng hạng mạnh mẽ, đưa Việt Nam lọt vào nhóm các nước có thương hiệu mạnh. 

Được biết, theo tổ chức Brand Finance, Thương hiệu Quốc gia Việt Nam được định giá tăng 11%, từ 388 tỷ USD năm 2021 lên 431 tỷ USD năm 2022. Đồng thời, Việt Nam tiếp tục được đánh giá là điểm sáng trong bức tranh xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia toàn cầu và là thương hiệu quốc gia có tốc độ tăng trưởng giá trị nhanh nhất thế giới (tăng 74% giai đoạn 2019-2022).

Bên cạnh sự phát triển của Thương hiệu Quốc gia Việt Nam, giá trị thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam cũng gia tăng mạnh mẽ. Tổng giá trị của 50 thương hiệu hàng đầu cả nước có mức tăng trưởng 36%. Đây là sự nỗ lực không mệt mỏi của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, cùng với kết quả của Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam và các cơ chế, chính sách tạo thuận lợi của Đảng, Nhà nước.

Tấm lệnh bài cho các doanh nghiệp

Theo ông Đinh Hữu Thạnh- Chủ tịch HĐQT Công ty CP Giao nhận vận tải Con Ong với thương hiệu Bee Logistics- lần đầu nhận giải cho rằng, đây là niềm vui và niềm tự hào. Niềm vui này được nhân lên đáng kể khi Bee Logistics là một trong tổng số hơn 1.000 doanh nghiệp tham gia xét chọn- một con số không hề nhỏ.

Tham gia xét chọn với sản phẩm dịch vụ được nhận định khó đánh giá hơn các sản phẩm hữu hình, Bee Logisstic đã rất nỗ lực để chứng minh bản thân. “Chúng tôi đã nỗ lực giải trình, đưa ra các minh chứng rõ ràng nhất về giá trị mà doanh nghiệp đang có, từ đó mang về những “điểm” quý giá cho mình”, ông Đinh Hữu Thạnh cho biết thêm.

Cùng quan điểm, lần thứ 2 được công nhận thương hiệu quốc gia, ông Đoàn Hùng Sơn – Phụ trách Marketing – Tổng Công ty Chè Việt Nam-CTCP với thương hiệu Vinatea- cho rằng, đây là niềm tự hào nhưng cũng là áp lực lớn bởi tiêu chí của ban tổ chức ngày một cao hơn qua mỗi lần tổ chức.

“Đạt thương hiệu quốc gia là vinh dự lớn không phải doanh nghiệp nào cũng đạt được. Để giữ vững, trong tương lại doanh nghiệp sẽ cải thiện dây chuyền sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm để ngày càng đáp ứng yêu cầu thị trường, giữ và mở rộng tệp khách hàng”- ông Đoàn Hùng Sơn nói. 

Kết luận tại buổi lễ, với mong muốn cộng đồng doanh nghiệp giữ vững Thương hiệu Quốc gia đã đạt được, biến yếu tố này thành cơ hội phát triển, Thủ tướng Chính phủ đã đề nghị các doanh nghiệp Thương hiệu Quốc gia nói riêng và cộng đồng doanh nghiệp nỗ lực vượt khó, đổi mới sáng tạo, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và từng bước cải thiện vững chắc năng lực cạnh tranh trong khu vực và toàn cầu, đóng góp cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

 “Với nỗ lực cao trong thời gian tới sẽ có thật nhiều doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí của Chương trình, phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam sẽ có trên 1.000 sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam, góp phần khẳng định Việt Nam là quốc gia có hàng hóa và dịch vụ chất lượng, có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ tin tưởng.

Hải Việt

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Hướng dẫn triển khai Nghị quyết số 30 về thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu

Ngày 30/12, lãnh đạo Tổng cục Thuế đã ban hành Công điện số 15 về hướng dẫn triển khai Nghị quyết số 30 quy định mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, mỡ nhờn.

Ninh Thuận phấn đấu trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển năng động và đa dạng

Tỉnh Ninh Thuận đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển năng động và đa dạng; là một trong những trung tâm của cả nước về phát triển năng lượng, năng lượng tái tạo; tỉnh có thu nhập trung bình cao của vùng và cả nước.

Tổng số lượng giao dịch thực hiện qua NAPAS tăng 96,5%

Theo  Công ty Cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS), năm 2022 tổng số lượng giao dịch thực hiện qua NAPAS tăng 96,5%, tiến trình thanh toán không dùng tiền mặt đang đi đúng hướng.

Gỡ vướng về vốn vay nước ngoài cho Đồng bằng sông Cửu Long

Trung ương đã ban hành nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhưng hiện nay đầu tư cho khu vực này chưa thỏa đáng.

Bát nháo giá pháo hoa trước thềm Tết Nguyên đán

Tình trạng bán sản phẩm pháo hoa với giá cao hơn giá niêm yết của một số cửa hàng của Z121 diễn ra ở nhiều nơi.

Bắc Ninh đạt mức tăng GRDP cao nhất giai đoạn 2019 – 2022

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (GRDP) năm 2022 tăng 7,39% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng cao nhất giai đoạn 2019 - 2022.

Tiếp tục phát triển thị trường lâm sản xuất khẩu

Năm 2013, ngành Lâm nghiệp sẽ tiếp tục phát triển thị trường xuất khẩu lâm sản phù hợp với luật pháp quốc tế, các hiệp định đã ký kết. Mục tiêu năm tới, giá trị xuất khẩu lâm sản khoảng 17,5 tỷ USD.

Quý I/2023 sẽ tổ chức Chương trình “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng”

Bộ Công thương cho biết, từ ngày 11 - 12/3, tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra Chương trình “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng” năm 2023.

Sẽ “mạnh tay” chấn chỉnh hoạt động bán hàng đa cấp

Hiện chỉ còn 20 doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hợp pháp so với con số 67 doanh nghiệp vào đầu năm 2016.

Đang cập nhật dữ liệu !