Không phải cơm, đây mới là 'thủ phạm' thực sự gây ra căn bệnh triệu người Việt mắc

Nhiều quan điểm cho rằng ăn nhiều cơm trắng chính là lý do khiến tỷ lệ người bệnh đái tháo đường gia tăng và trẻ hoá. Tuy nhiên, bác sĩ chỉ đích danh 'thủ phạm' hoàn toàn khác.

Hiện nay, theo Cục quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, đái tháo đường là một trong những bệnh không lây nhiễm phổ biến trên toàn cầu.

Năm 2015, trên toàn thế giới có 415 triệu người lớn (độ tuổi 20-79) mắc đái tháo đường, tương đương trong 11 người lớn có 1 người đang sống với bệnh đái tháo đường.

Dự đoán vào năm 2040, con số này sẽ tăng tới khoảng 642 triệu người, hay nói cách khác 1 người trong 10 người lớn sẽ có bệnh đái tháo đường.

Gần một nửa số người đang sống với bệnh đái tháo đường (độ tuổi 20-79) không được chẩn đoán (46,5%), tỷ lệ này ở khu vực Tây Thái Bình Dương là 52.1% .

Nhiều người đang sống với bệnh đái tháo đường type 2 trong một thời gian dài mà không nhận biết được tình trạng bệnh của họ. Đến khi được chẩn đoán, thường đã kèm theo các biến chứng của bệnh. 

Tại Việt Nam, vào năm 2015 đã có 3,5 triệu người mắc bệnh theo báo cáo của Hiệp hội đái tháo đường thế giới IDF Diabetes Atlas, và con số này được dự báo sẽ tăng lên 6,1 triệu vào năm 2040.

Theo kết quả điều tra năm 2015 của Bộ Y tế, 68,9% người tăng đường huyết chưa được phát hiện. Chỉ có 28,9% người bệnh đái tháo đường được quản lý tại cơ sở y tế . Đái tháo đường được xem như "đại dịch không lây nhiễm". 

Theo PGS Tạ Văn Bình – Nguyên Giám đốc BV Nội tiết Trung ương, đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai.

Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.

Ảnh minh hoạ. 

PGS Bình cho rằng, nguyên nhân của đái tháo đường không phải là ăn nhiều cơm. Các nguyên nhân như gen, tuổi tác thì khó thay đổi. Hiện nay tỷ lệ người già, nhiều người đi khám bệnh và phương tiện chẩn đoán đái tháo đường nhiều nên việc xét nghiệm ra đái tháo đường nhiều hơn. 

Ngoài ra, cuộc sống hiện nay đang thay đổi nhiều dẫn tới gia tăng bệnh đái tháo đường và bệnh trẻ hóa.

Thứ nhất, lối sống thay đổi quá nhiều, ăn nhiều chất tinh chế, không ăn chất thô. Trước đây, người dân chủ yếu ăn tinh bột như ngô, khoai, sắn. Còn hiện nay đều là thức ăn tinh chế nhiều fastfood, ăn uống thay đổi về chất lượng. Người ta đã không còn thích ăn thô, mà họ ăn nhanh nhất để làm việc. 

Thứ hai, stress là nguyên nhân thúc đẩy đái tháo đường type 2. Stress liên tục xảy ra cả khi đi ngủ thì nó đã vô tình gây ra bệnh tật. Stress không chỉ với người trưởng thành mà ngay cả trẻ nhỏ cũng đang phải đối diện với stress.

Thứ 3, hoạt động thể lực ngày càng giảm, lối sống một bước lên xe thì năng lượng không được tiêu thụ dẫn tới béo phì, rối loạn chuyển hoá và đái tháo đường.

Vì vậy, các quan niệm cho rằng ăn cơm gạo (ăn nhiều cơm trắng) gây đái tháo đường là không đúng. Trong bữa ăn hàng ngày của chúng ta lượng gluxit đảm bảo năng lượng cho cuộc sống là vừa phải nhưng tỷ lệ đái tháo đường vẫn tăng nên không thể giải thích là do ăn nhiều cơm trắng.

TS.BS Phan Hướng Dương – Phó Giám đốc BV Nội tiết Trung ương cũng cho biết đái tháo đường là bệnh chuyển hoá. Theo điều trị bệnh đái tháo đường thì bệnh nhân phải thay đổi lối sống là dinh dưỡng và tập luyện. Đây là nền tảng của quá trình điều trị xuyên suốt cuộc đời của người bệnh. Còn dự phòng đái tháo đường thì dinh dưỡng vô cùng quan trọng.

Các quan điểm ăn nhiều cơm trắng gây đái tháo đường nên mọi người không ăn tinh bột là sai lầm. Một ngày 1 người tối thiểu phải ăn 130 gram tinh bột vì đường ăn vào để não sử dụng. Não chỉ sử dụng đường chứ không sử dụng đạm hay chất béo.

Nếu bạn sợ đái tháo đường mà bỏ cơm thì cơ thể chuyển hoá sinh ra bột đường từ chất béo và đạm, đây là quá trình chuyển hoá sinh ra nhiều chất cho cơ thể nên bạn vẫn cần ăn cơm 130 gram gluxit. Về tinh bột bạn có thể ăn cơm, xôi, bún, miến, phở... tuyệt đối không được bỏ - BS Dương khuyến cáo.
 
 Khánh Chi 

9 triệu chứng ung thư vòm họng giống cảm cúm

Ung thư vòm họng là loại ung thư nguy hiểm, người mắc dễ nhầm lẫn với các bệnh lý đường hô hấp nên chủ quan.

Bỏ một thói quen làm giảm 40% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Bỏ hút thuốc làm giảm 30-40% nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2, ngăn ngừa các biến chứng.

3 thực phẩm có thể giúp bạn thêm 10 năm tuổi thọ

Ăn thường xuyên ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và trái cây có thể tạo ra sự khác biệt lớn về tuổi thọ.

Loại quả nấu đủ món ngon, chữa nhiều căn bệnh

Đậu bắp xuất hiện khá phổ biến trong bữa ăn hằng ngày của người Việt. Tuy vậy, không phải ai cũng biết công dụng của loại thực phẩm này, nhất là với người bị bệnh đường ruột, xương khớp hoặc cao huyết áp.

So sánh tác dụng của trà đá và trà nóng

Hai loại trà đá và nóng đều tốt cho sức khỏe nhưng có một số khác biệt về hương vị, tác dụng giảm cân, bù nước.

Phân biệt giữa mẩn đỏ thông thường và ung thư da

Ung thư da thường dẫn tới các vết đổi màu trên da có xu hướng lớn dần, loét, chảy máu, đau khi chạm vào.

Loại rau thường có trong mâm cơm mỗi nhà nhưng không phải ai cũng nên ăn

Rau đay có rất nhiều chất dinh dưỡng, có công dụng chữa bệnh, không kỵ với thực phẩm khác. Tuy nhiên, một số đối tượng nếu ăn quá nhiều rau đay sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Ba lý do khiến nhiều người ăn hải sản bị ngộ độc

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), nhiều trường hợp ngộ độc phải nhập viện sau khi ăn các loại hải sản ở rạn san hô như cá chình, cá hồng, cá mòi.

Kiểm tra dịch vụ xe cấp cứu tư nhân ở TP.HCM, phát hiện hàng loạt vi phạm

TP.HCM có 8 cơ sở tư nhân cung ứng dịch vụ vận chuyển cấp cứu được Sở Y tế cấp phép. Đợt kiểm tra toàn diện vừa qua cho thấy có đến 6 cơ sở vi phạm, bị đề nghị xử phạt hành chính.

Rau sống hay nấu chín bổ dưỡng hơn?

Ăn rau sống hay nấu chín nhận được nhiều giá trị dinh dưỡng hơn tùy từng loại thực phẩm và cách chế biến.

Đang cập nhật dữ liệu !