Hơn 2,5 triệu người Việt không biết mắc đái tháo đường, chuyên gia chỉ cách nhận biết sớm

Hơn 5 triệu người Việt mắc bệnh đái tháo đường, chiếm 5,7% dân số, song 50% trong số họ không được chẩn đoán, phát hiện sớm.

9 năm sống cùng “kẻ giết người thầm lặng”, bà Nguyễn Thị.H, 65 tuổi (Gia Lâm, Hà Nội) cho biết, lần đầu tiên phát hiện ra mình mang căn bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là lúc bệnh đã bắt đầu biến chứng gây tê bàn chân. 

“Đầu tiên thấy mắt mờ tôi cứ ngỡ do tuổi già nên không kiểm tra. Chỉ đến khi bàn chân thấy tê bì, mới đi khám thì bác sĩ kết luận đã bị đái tháo đường type 2. Rất may, được bác sĩ đưa ra phác đồ điều chuẩn kết hợp với chế độ ăn uống, luyện tập nên đến nay tôi vẫn sống chung hoà bình. Nói không khó khăn thì không đúng nhưng thôi, có bệnh này duy trì được đến đâu thì tốt đến đấy”, bà H. cho hay.

TS. BS Đỗ Đình Tùng thăm khám cho bệnh nhân 

Ngày 20/9, GS.TS Trần Hữu Dàng, Chủ tịch Hội Nội tiết - Đái tháo đường Việt Nam, cho biết đái tháo đường đang lặng lẽ đến với người Việt Nam. Đáng ngại là, khoảng 50% người mắc bệnh nhưng không được chẩn đoán, chưa tới 30% người được chẩn đoán điều trị tốt. 10% bệnh nhân cuối cùng chết vì bệnh thận và những người tổn thương thận giai đoạn cuối nhiều nhất là do đái tháo đường.

"Đặc biệt, một nửa bệnh nhân đái tháo đường lúc phát hiện bệnh đã có biến chứng tim mạch", ông Dàng nói.

Đái tháo đường type 1 có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu ở người trẻ, thanh thiếu niên. Dấu hiệu điển hình là đói và mệt, đi tiểu thường xuyên và khát hơn, khô miệng, ngứa da, sút cân nhiều, thị lực giảm.

Khác với triệu chứng rầm rộ, diễn biến nhanh như type 1, bệnh nhân đái tháo đường type 2 diễn biến rất âm thầm, thậm chí không có triệu chứng. Bệnh nhân thường là người trưởng thành, dấu hiệu như nhiễm trùng, vết loét hoặc vết thương chậm lành.

Đái tháo đường ảnh hưởng đến tim mạch, thận, chi..., gây nhiều biến chứng như đột quỵ, suy thận, giảm thị lực, mù lòa và những biến chứng bàn chân. Nhiều bệnh nhân đến viện phải cắt cụt chi, điều trị biến chứng.

Trong khi đó, các bệnh không lây nhiễm đang chiếm 77% nguyên nhân gây tử vong hiện nay, trong đó tim mạch là nguyên nhân hàng đầu. Mỗi năm, thế giới ghi nhận 18-20 triệu người tử vong do các bệnh lý tim mạch, chiếm 31% tổng số ca tử vong do bệnh không lây nhiễm.

Các bệnh tim mạch, thận và chuyển hóa không chỉ tỷ lệ lưu hành cao mà còn có mối quan hệ chặt chẽ qua lại, tạo thành vòng xoắn bệnh tật, đặt gánh nặng lớn lên hệ thống y tế.

Cách nào phát hiện sớm bệnh đái tháo đường?

Chia sẻ băn khoăn này với phóng viên, TS.BS. Đỗ Đình Tùng – Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cho biết, trên 95% người bệnh mắc đái tháo đường tuýp 2. Giai đoạn tiền đái tháo đường phát triển rất thầm lặng, nên người bệnh khó nhận biết. Nhưng ngay trong giai đoạn khởi đầu của bệnh, người bệnh đã có thể nhận những biến chứng của đái tháo đường như biến chứng lên mạch máu.

Đáng ngại là, giai đoạn tiền đái tháo đường người bệnh thường không có biểu hiện gì, thậm chí nhiều bệnh nhân cho biết họ ăn ngủ tốt, dù đường máu huyết tương chỉ khoảng 5,7 nhưng thực tế họ đã ở giai đoạn đầu của bệnh đái tháo đường.

“Muốn phát hiện sớmđái tháo đường, cần đi làm các xét nghiệm đường máu”, TS Tùng lưu ý, nếu đường máu trên 5,5 bệnh nhân đã  phải làm các xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán sớmđái tháo đường.

Đây là mốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các tổ chức đái tháo đường trên thế giới khuyến cáo  nhằm phát hiện sớm căn bệnh này. Nếu người bệnh có kèm thêm các yếu tố nguy cơ như tuổi cao, thừa cân, béo phì, …. thì chỉ số đường huyết 5,0 đã nên đi làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu.

Ngoài ra, những người có yếu tố nguy cơ như gia đình có người mắc đái tháo đường, người thừa cân béo béo phì, người trên 40 tuổi, phụ nữ từng bị đái tháo đường thai kỳ, người bị tăng huyết áp…., TS. BS Đỗ Đình Tùng khuyến cáo nên đi khám phát hiện đái tháo đường sớm.

N. Huyền 

Cuộc gọi lúc nửa đêm cứu 2 trẻ nhỏ nguy kịch vì tay chân miệng

Trẻ bị tay chân miệng quá nặng, bác sĩ ở tỉnh gọi điện giữa đêm cho chuyên gia tại TP.HCM xin chuyển lên tuyến trên. Tuy nhiên, trẻ có nguy cơ tử vong rất cao trên đường cấp cứu.

Cách phân biệt huyết áp thấp và hạ đường huyết

Người bị huyết áp thấp cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, thiếu tập trung; trong khi nếu hạ đường huyết, bệnh nhân lại có cảm giác đói, run rẩy, đổ mồ hôi.

Trẻ 17 tháng tuổi phải lọc máu khi mắc tay chân miệng

Chỉ trong 4 giờ chuyển viện lên TP.HCM, trẻ chuyển nặng từ bệnh tay chân miệng độ 3 sang độ 4, suy hô hấp.

Bí quyết giúp cụ bà 91 tuổi vẫn chơi thể thao, ăn kem mỗi ngày

Cụ bà người Mỹ đam mê thể thao, đặc biệt là bóng ném. Ngoài ra, bà còn dành thời gian chăm sóc ngôi nhà, cắt cỏ, cào tuyết và cưa cây.

Cho điều hòa, quạt điện phả thẳng vào mặt: Thói quen cần bỏ ngay

Thói quen đang ở ngoài nóng về bật quạt mạnh, điều hòa lạnh sâu thậm chí thổi thẳng gió vào người gây ra rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Nguy cơ dịch chồng dịch, TP.HCM ra văn bản khẩn

UBND TP.HCM yêu cầu ngành y tế thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng, đặc biệt ở các điểm trông giữ trẻ, trường mầm non, tiểu học.

Bộ Y tế: Sắp nhập thuốc điều trị các ca mắc tay chân miệng nặng

Dự kiến, tháng 7 và 8 tới, các loại thuốc điều trị bệnh tay chân miệng nặng sẽ được nhập về Việt Nam.

Mùa vải đã đến, ăn thế nào để không gây hại sức khỏe?

Quả vải có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng lại không nên ăn quá nhiều. Một số trường hợp có thể bị đau bụng, nổi mề đay, nôn nao sau khi ăn loại quả này.

Không muốn rước bệnh, tuyệt đối không ăn dưa muối xổi

Dưa muối xổi là món được nhiều người yêu thích nhưng ăn nhiều không tốt, có thể gây ung thư dạ dày.

Nam giới ăn tỏi mỗi ngày sẽ có nhiều thay đổi bất ngờ sau 2 tháng

Tỏi rất giàu chất dinh dưỡng và là vị thuốc từ thiên nhiên. Ăn tỏi đúng cách giúp nam giới phòng ngừa bệnh tim mạch, giảm cân, cải thiện chất lượng tinh trùng.

Đang cập nhật dữ liệu !