Không cần phải săn lùng tổ yến bồi bổ hậu Covid-19, những món ăn này bổ dưỡng không kém

Ngoài yến còn nhiều vị thuốc quý khác có tác dụng nâng cao sức khỏe, tăng miễn dịch có thể sử dụng để hỗ trợ như sâm Ngọc Linh, nhân sâm, nấm linh chi…

Khi số ca mắc chưa có dấu hiệu dừng lại, những ngày này Hà Nội liên tục dẫn đầu cả nước với số ca mắc luôn ở mức trên 30.000 ca mắc Covid-19 mới mỗi ngày khiến nhiều người tỏ ra lo ngại. Đặc biệt, trước cảnh báo hậu Covid-19 dai dẳng, nghiêm trọng dù khi mắc các triệu chứng của F0 rất nhẹ nhàng, thoáng qua.

Điều này khiến nhà nhà, người người tìm cách bồi bổ trước trong và sau khi khỏi Covid-19. Tổ yến là một trong những sản phẩm “hot” nhất trên nhiều chợ mạng hiện nay.

Theo khảo sát của phóng viên, trước nhu cầu của người mua cao, gây khan hiếm trên thị trường. Nhiều shop khi phóng viên đặt mua đều được hẹn 2- 3 hôm sau mới có hàng với giá trung bình từ 2 triệu – 2,8triệu/1l (loại yến thô chưa nhặt lông); 2,7 – 3 triệu/1 lạng yến tươi nhặt sạch đóng hộp cấp đông; 3,4 tr/1 lạng yến ngâm nhặt sạch, sấy khô thậm chí có loại được quảng cáo 4,5 – 6 triệu /lạng cho loại yến cao cấp- rút lông khô.

{keywords}
Không cần phải săn lùng tổ yến bồi bổ sau Covid-19, đây cũng là những món bổ dưỡng không kém

Trung bình một người ăn đều đặn hàng ngày, mỗi lạng sẽ được dùng trong hơn 2 tháng. Loại thực phẩm đắt đỏ này được các shop bán hàng cho biết muốn có tác dụng phải sử dụng một đợt dài tối thiểu 1 lạng.

Chị Helen, chủ một của hàng kinh doanh yến lớn ở Hà Nội bật mí, không ít gia đình đã mạnh tay chi 20 triệu thậm chí 60 triệu mua cả 1kg yến về cho đại gia đình (4- 6 người sử dụng) tăng cường sức đề kháng, bồi bổ cơ thể chống chọi với đại dịch.

Người phụ nữ này nhắn nhủ với phóng viên “hãy ăn như không thể thiếu yến”.

“Bởi yến là thức ăn quý giá, nó sẽ cân bằng lại toàn bộ tế bào trong cơ thể cho em nếu đã đang mắc và dự phòng khi chưa mắc” đồng thời không quên quảng cáo “nhà chị đây, cả nhà không tốn một viên thuốc, hiện vẫn chưa ai mắc bệnh”.

Vậy thực sự tổ yến có phòng, chống được Covid-19 lấy lại sức khoẻ sau khi mắc Covid-19 như “thần dược” hay không?

Chia sẻ với phóng viên, Ths.Bs Hoàng Mạnh Ninh (Bệnh viện Bưu điện) cho biết gặp rất nhiều người săn lùng tổ yến như “bảo bối” ở nhà trong mùa dịch hiện nay.

Tuy nhiên, tổ yến không phải là thuốc để điều trị Covid cũng như không có tác dụng “cân bằng lại toàn bộ tế bào trong cơ thể” sau khi mắc Covid-19 như nhiều người nhầm tưởng.

“Hiện nay, những mặt hàng này đang bị quảng cáo, tâng bốc một cách thái quá, giá thành cũng vì vậy bị đẩy lên rất cao. Chưa kể đến việc mọi người đều sử dụng hình thức mua bán online, rất nhiều người đã mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, gây tác hại không nhỏ đến cho sức khỏe người sử dụng. Có những phản ánh về tổ yến giả, làm bằng cao su hoặc bằng bột, hoặc đông trùng hạ thảo giả, xác khô không còn giá trị”, Ths. BS Hoàng Mạnh Ninh cho hay.

Bác sĩ Ninh khuyến cáo mọi người không nên mù quáng tin rằng các thực phẩm như yến sào, đông trùng hạ thảo có tác dụng chữa trị Covid-19. Khi chưa có y văn nào ghi nhận hay công trình nghiên cứu khoa học công bố thì cần phải hết sức cân nhắc về mọi lời đồn thổi. Bản chất đây là những món đồ dinh dưỡng hỗ trợ sức khỏe.

Đồng tình với quan điểm này, TS. Lương y Phùng Tuấn Giang, Chủ tịch Viện nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam cho biết, trong y học cổ truyền sử dụng tổ yến như một vị thuốc và thường được kê trong các phương thuốc điều trị các bệnh hư chứng (tỳ, vị, phế, thận), bệnh lao, hen suyễn, ho khan, ho ra máu, suy nhược, cải thiện giọng nói, khó thở, suy nhược cơ thể.

Khẳng định cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào cụ thể về việc yến sào có tác dụng phòng chống Covid-19,  tuy nhiên, lương y Phùng Tuấn Giang cho rằng với những công dụng tốt cho sức khỏe của yến sào có thể được sử dụng để nâng cao đề kháng giúp ngăn ngừa tác nhân gây bệnh và phục hồi sức khỏe sau khi mắc Covid-19.

“Do nhu cầu cao và có giá trị nên yến sào là sản vật thường bị làm giả như pha trộn thêm các tạp chất như da cá, nấm, tảo… để tăng trọng lượng, hay sử dụng các loại hóa chất để tạo hình, tẩm hương vị…

Bởi vậy, khi mua yến, chúng ta nên lựa chọn cơ sở uy tín, hoặc mua yến thô (yến chưa làm sạch – còn lông) với những đặc điểm: Tổ yến già, sợi yến nổi rõ, sạch, ít tạp chất và lông bám trên tổ yến. Cẩn trọng với những mặt hàng giả và mặt hàng kém chất lượng (có hàm lượng kim loại nặng cao)… bởi có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe”, TS. lương y Phùng Tuấn Giang nhấn mạnh.

Cho rằng người dân không nhất thiết phải săn lùng bằng được tổ yến, TS. lương y Phùng Tuấn Giang cũng nhấn mạnh, ngoài yến còn nhiều vị thuốc quý khác có tác dụng nâng cao sức khỏe, tăng miễn dịch có thể sử dụng để hỗ trợ như sâm Ngọc Linh, nhân sâm, nấm linh chi… và các bài thuốc y học cổ truyền dùng để phòng bệnh, điều trị bệnh cũng như bổ khí huyết ngũ tạng hư sau khi mắc bệnh...

“Tốt nhất nên có sự thăm khám và tư vấn của thầy thuốc để có pháp phương phù hợp giúp việc phòng bệnh, chữa bệnh được toàn diện và hiệu quả”, TS. BS lương y Phùng Tuấn Giang nhấn mạnh.

Trong khi đó, BS Hoàng Mạnh Ninh lại khuyến cáo, mọi người chỉ cần quan tâm 80% đó là đảm bảo dinh dưỡng ở mức độ hợp lý: Có gì dinh dưỡng ăn cũng được, không kiêng khem, không cầu kì tránh lãng phí mà ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế trong mùa dịch.

Bổ sung thêm, TS.BS  Ngô Quang Hải, nguyên Phó giám đốc Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Châm cứu Trung ương cho rằng, F0 hay khi ốm đau, nhân lúc sức khỏe bị suy yếu, tà khí và thời khí sẽ xâm nhập vào trong cơ thể của con người mà gây bệnh. Lúc này, cơ thể cần phải loại trừ tà khí, giải độc nên chưa cần bồi bổ bởi việc bồi bổ làm cho tà khí và thời khí bị giữ lại trong cơ thể lâu hơn. Người bệnh chỉ cần cung cấp lượng dinh dưỡng vừa đủ để giúp cơ thể chống lại tà khí.

Do đó, người bệnh không nên tẩm bổ tại thời điểm đang điều trị Covid-19, chỉ cần ăn uống bình thường, có thể sử dụng thêm các vị thuốc tán phong hàn như: gừng, sả, tỏi, tía tô, hành, ngải cứu...

Nếu cơ thể mệt mỏi, chán ăn, F0 nên chia nhỏ bữa ăn với hàm lượng vừa đủ, lựa chọn các món ăn mình yêu thích; hạn chế các món chiên xào, nhiều dầu mỡ, những món nhiều đạm như: thịt đỏ, tôm, cua, nội tạng... để tránh đầy bụng, khó tiêu.

Ăn yến như thế nào cho đúng cách:  

"Sau khi khỏi Covid-19, việc ăn tổ yến hay đông trùng hạ thảo sẽ phát huy tác dụng tốt hơn, giúp cơ thể phục hồi nhanh. Theo y học cổ truyền, tổ yến có vị ngọt, tính bình, vào các kinh phế, vị và thận, có tác dụng dưỡng âm nhuận táo, bổ trung ích khí, bổ thận sinh tân, kiện tỳ dưỡng huyết.

Trẻ em 1 đến 3 tuổi chỉ nên dùng 1 - 2 gram tổ yến tinh mỗi lần, một tuần dùng 2 - 3 lần, không nên dùng quá nhiều khiến hệ tiêu hóa của trẻ không tiêu hóa được.

Trẻ từ 3 đến 12 tuổi, có thể dùng 3 - 4 gram tổ yến tinh chế mỗi lần, 3 lần một tuần.

Người lớn nên ăn hàng ngày với liều 3 - 4 gram yến tinh mỗi ngày nếu có điều kiện bởi tổ yến tốt cho da và sự hồi phục sau Covid-19", TS.BS Ngô Quang Hải nói. 

 N.Huyền

 

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Hơn 2000 người cao tuổi Hà Nội đồng diễn thể dục dưỡng sinh trên phố đi bộ

Không chỉ thể hiện các bài đồng diễn thể dục, múa dưỡng sinh nhẹ nhàng, các “vũ công” U60 - 80 gây ấn tượng với người xem bởi các động tác võ thuật khỏe khoắn, bài thái cực quyền điêu luyện hay những điệu khiêu vũ tập thể sôi động.

FWD triển khai chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người Việt

Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.

Đang cập nhật dữ liệu !