Khói thuốc và các bệnh ung thư ở phụ nữ
Thuốc lá gây ra khoảng 25 căn bệnh khác nhau cho người hút thuốc, trong dó có nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư, bệnh tim mạch, bệnh hô hấp và ảnh hưởng tới sức khoẻ sinh sản.
Thuốc lá là một trong các nguyên nhân chính gây ra các bệnh không truyền nhiễm. Cụ thể, tính chung trên thế giới thuốc lá gây ra 90% các trường hợp ung thư phổi, 75% các trường hợp phổi tắc nghẽn mạn tính và 25% các trường hợp bệnh tim thiếu máu cục bộ. Theo ước tính ở Hoa Kỳ thuốc lá là nguyên nhân của khoảng 30% các trường hợp tử vong do bệnh ung thư.
Hút thuốc thụ động là hít phải (hay còn gọi là phơi nhiễm) khói thuốc từ đầu điếu thuốc đang cháy hoặc khói thuốc do người hút thuốc phả ra. Khói thuốc thụ động chừa hàng nghìn các hóa chất, trong đó ít nhất là 250 chất gây ung thư hay chất độc hại.
Hút thuốc thụ động có thể gây nên nhiều bệnh nguy hiểm ở cả người lớn và trẻ em.
Ở người lớn hút thuốc thụ động gây ung thư phổi, các bệnh về tim mạch, ung thư vú, bệnh động mạch vành, xơ vữa động mạch, gây các triệu chứng kích thích đường hô hấp, tăng nguy cơ đẻ non và trẻ nhẹ cân.
Theo BS Nguyễn Văn Tiến – Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đối với phụ nữ nếu thường xuyên hút thuốc lá, phụ nữ sẽ đối diện với nhiều bệnh ung thư như ung thư âm hộ, ung thư vú, ung thư cổ tử cung.
Hiệp hội Ung thư Mỹ đã công bố hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư vú. Khi họ bỏ thuốc, rủi ro mắc bệnh sẽ giảm xuống còn 13%.
BS Tiến chia sẻ về khói thuốc và các bệnh ung thư ở phụ nữ |
Theo BS. Trần Nguyên Hà- Trưởng khoa Nội 4, BV Ung bướu TPHCM, ung thư vú hiện nằm trong top 5 các bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ Việt Nam và dự đoán sẽ vươn lên đứng đầu với 11.000 trường hợp mắc mới ung thư vú mỗi năm.
Ung thư âm hộ, là một phần của bộ phận sinh dục nữ thông thường hiếm gặp. Tuy nhiên phụ nữ mà hút thuốc có nguy cơ gấp đôi mắc ung thư âm hộ.
Ung thư tử cung: Sự liên quan giữa hút thuốc và ung thư tử cung chỉ mới được phát hiện gần đây. Có ít nhất 12 nghiên cứu đã thấy phụ nữ hút thuốc có tăng nguy cơ bị ung thư tử cung và nguy cơ tăng cùng với số lượng và thời gian sử dụng thuốc.
Hiện, Việt Nam nằm trong top 15 nước hút thuốc lá cao nhất thế giới với tỉ lệ bỏ thuốc lá thành công rất thấp. Theo thống kê, 45% người nghiện cocain (ma túy) bỏ được, nhưng chỉ có khoảng 8% người nghiện thuốc lá có thể cai nghiện thành công. Một trong những nguyên nhân lý giải cho điều này, chính là việc nghiện hành vi ở người hút thuốc lá.
BS Tiến rất nhiều người chồng đưa vợ đi khám bệnh, chữa ung thư vẫn phì phèo điếu thuốc. Họ không biết rằng vợ mình cũng bị ảnh hưởng bởi hút thuốc lá thụ động.
Tác hại của khói thuốc lá ai cũng biết, nhưng thực tế việc từ bỏ không dễ dàng. Việc hút thuốc đã trở thành thói quen hằng ngày khó từ bỏ.
Các tổ chức y tế trên thế giới, xác định có gần 100 các hóa chất được xác định là độc chất trong thuốc lá. Các độc chất này là nguyên nhân trực tiếp gây ra ung thư phổi, viêm nhiễm đường hô hấp, hầu, thanh quản, mạch máu, bệnh tim mạch, lão hoá, mất thị lực, bệnh răng miệng, hen suyễn, loãng xương và là tác nhân gây các bệnh ung thư tai mũi họng. Điều đáng nói, nhiều người không hút thuốc lá, nhưng vẫn trở thành nạn nhân của khói thuốc lá.
Theo Tổ chức Y tể thế giới, trên thế giới, sử dụng thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về phổi, điển hình là ung thư phổi và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. 90% trong sổ hơn 600.000 người mắc ung thư phổi hàng năm trên thế giới là người hút thuốc lá (WHO).
Hút thuốc còn là nguyên nhân của 75% các ca bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tại Việt Nam, theo số liệu của bệnh viện ung bướu, tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá: 96,8%. sổ trường hợp tử vong do các bệnh không lây nhiễm chiếm 73% tổng số ca tử vong do bệnh tật và thương tích ờ Việt Nam, mà một trong những nguyên nhân chính là do tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao. Người hút chủ động cũng bị bệnh như người hút thụ động khiến cho tác hại thuốc lá càng nặng nề hơn.
K.C