Vì sao cần phải đo huyết áp khi tiêm vắc xin?

Có ý kiến cho rằng việc đo huyết áp làm ảnh hưởng tới tốc độ tiêm chủng, khi nhiều người không thể tiêm vắc xin do hồi hộp dẫn tới huyết áp tăng cao chứ không phải có bệnh huyết áp

Người tăng huyết áp có nên tiêm vắc xin phòng Covid-19?

Người tăng huyết áp có nên tiêm vắc xin phòng Covid-19?

Hiện tại không có khuyến cáo huyết áp là bao nhiêu thì có thể tiêm vắc xin Covid-19 cũng như không có chống chỉ định tiêm chủng cho bệnh nhân tăng huyết áp

Đo huyết áp trước khi tiêm vắc xin
 
Một số người phản ánh dù không bị huyết áp cao nhưng khi đi tiêm vắc xin, đo huyết áp lại tăng cao, họ không tiêm được phải ra về. 

Khám sàng lọc trước tiêm vắc xin có cần thiết đo huyết áp không? Việc đo huyết áp làm chậm tốc độ tiêm vắc xin?
 
BS Trương Hữu Khanh – BV Nhi đồng 1, TP.HCM, cho rằng việc đo huyết áp trước khi tiêm vắc xin thực ra không có giá trị nhiều. Theo BS Khanh khi tiêm vắc xin vào nó không làm tăng huyết áp của người tiêm lên.
 
Điều quan trọng nhất đó là người nào có tiền sử tăng huyết áp thì sau tiêm khuyến cáo người bệnh nên tự đo huyết áp tại nhà 4 – 6h một lần để theo dõi huyết áp. BS Khanh cho rằng thủ tục đo huyết áp cũng khiến nhiều người không thể tiêm vắc xin. Điều này cũng ảnh hưởng tới công tác phòng chống dịch Covid-19, những người tăng huyết áp luôn được ưu tiêm tiêm bởi vì họ là nhóm nguy cơ nặng nếu mắc thêm Covid-19.

Trong khi đó, Ủy ban Cố vấn về Thực hành Tiêm chủng (Advisory Committee on Immunization Practices, ACIP) bao gồm các chuyên gia y tế và sức khỏe cộng đồng, đưa ra các khuyến cáo về sử dụng vắc xin. Dựa trên cơ sở này, CDC Hoa Kỳ đã đưa ra các hướng dẫn về thực hành tiêm chủng vắc xin cho người dân Hòa Kỳ.
 
ACIP không khuyến cáo đo sinh hiệu thường quy trước khi tiêm vắc xin. Thêm vào những bước này có thể tạo ra rào cản cho việc chủng ngừa. Vì vậy, tại Hoa Kỳ tiêm vắc xin mà không cần đo huyết áp trước và sau tiêm.
 
Và tăng huyết áp không nằm trong danh sách chống chỉ định của tiêm vắc xin Covid-19.

Tuy nhiên, một số ít người có thể bị tăng huyết áp thoáng qua do họ quá lo lắng căng thẳng, tăng huyết áp áo choàng trắng, sợ kim tiêm hoặc đau vết tiêm. 

{keywords}
Ảnh minh hoạ. 

 
Không thể bỏ
 
Một bác sĩ tham gia tiêm vắc xin Covid-19 tại TP.HCM cũng chia sẻ thực tế thì các dữ liệu của Mỹ không cần đo huyết áp, thậm chí ở nước ngoài họ tiêm trên xe lưu động cho bất cứ ai muốn tiêm chỉ cần khai báo y tế, sàng lọc tiền sử bệnh và không đo huyết áp.

Tuy nhiên, ở Việt Nam vắc xin Covid-19 còn mới, áp lực của 1 bác sĩ tại điểm tiêm cũng rất lớn. Nếu huyết áp của người tiêm cao, sau tiêm nếu có bất trắc xảy ra thì trách nhiệm, dư luận và thực tế tiêm để phòng bệnh cứu người lại thành hậu quả sẽ rất đáng tiếc.

Theo TS Phạm Quang Thái – Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương - Trưởng văn phòng Tiêm chủng mở rộng Khu vực miền Bắc, ông nhận được nhiều ý kiến về việc đo huyết áp khi tiêm chủng vắc xin Covid-19.

Tuy nhiên, các ý kiến cho rằng ở Mỹ hay một số nước họ không đo huyết áp trước khi tiêm. Việc đo huyết áp làm chậm tốc độ tiêm chủng vắc xin. Thủ tục này không mất nhiều thời gian có thể làm song song với khai thác tiền sử.

Ví dụ, 1 người khai thác tiền sử, 1 người đo huyết áp và khai thác chỉ mất 2 phút là sàng lọc xong. 

BS Thái cho rằng ở các nước không đo huyết áp trước khi tiêm có số ca tử vong sau tiêm chủng cao hơn. Ví dụ có quốc gia tiêm 3 triệu liều thì số ca tử vong sau tiêm vắc xin lên tới 19 người. 
 
Việc đo huyết áp cũng “làm chắc chắn” quá trình sàng lọc hơn. Bởi vì thực tế tại điểm tiêm có bệnh nhân huyết áp lên tới 180 – 200 mmhg nhưng không có dấu hiệu gì của tăng huyết áp. Vì vậy, trường hợp này cần hướng dẫn hạ áp thay vì không biết vẫn tiêm.

TS Thái cho biết, theo hướng dẫn mới nhất ngày 10/8 của Bộ Y tế, đối với việc đo huyết áp trước khi tiêm chủng. Huyết áp tối thiểu < 60 mmHg hoặc > 90 mmHg và/hoặc huyết áp tối đa < 90 mmHg hoặc > 140 mmHg hoặc cao hơn 30 mmHg so với huyết áp hàng ngày (ở người có tăng huyết áp đang điều trị và có hồ sơ y tế) thuộc các đối tượng thận trọng khi tiêm chủng. Các đối tượng này có thể tiêm ở các cơ sở y tế, các bệnh viện, không tiêm ở cộng đồng.
 
Theo TS Thái, khi bác sĩ chịu trách nhiệm đóng dấu 'đủ điều kiện tiêm vắc xin' cho ai đó, họ chịu áp lực rất lớn, nên không thể bỏ việc đo huyết áp trước khi tiêm.
 
K.Chi 
 

Vì sao huyết áp tăng vọt khi đi tiêm vắc xin?

Vì sao huyết áp tăng vọt khi đi tiêm vắc xin?

Nhiều người phải bỏ qua lượt tiêm vắc xin vì tăng huyết áp đột ngột tại điểm tiêm chủng do tâm lý quá căng thẳng khi tiêm vắc xin

Càng bệnh nền tăng huyết áp, tim mạch, viêm gan, rối loạn tiền đình... càng phải tiêm vắc xin Covid-19

Càng bệnh nền tăng huyết áp, tim mạch, viêm gan, rối loạn tiền đình... càng phải tiêm vắc xin Covid-19

Theo BS Trương Hữu Khanh – Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM bản thân ông cũng có bệnh lý tăng huyết áp và cơ địa dị ứng nặng nhưng ông vẫn xung phong tiêm vắc xin Covid-19 đầu tiên.


 
 
 
 
 
 
 
 

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Hơn 2000 người cao tuổi Hà Nội đồng diễn thể dục dưỡng sinh trên phố đi bộ

Không chỉ thể hiện các bài đồng diễn thể dục, múa dưỡng sinh nhẹ nhàng, các “vũ công” U60 - 80 gây ấn tượng với người xem bởi các động tác võ thuật khỏe khoắn, bài thái cực quyền điêu luyện hay những điệu khiêu vũ tập thể sôi động.

FWD triển khai chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người Việt

Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.

Đang cập nhật dữ liệu !