Càng bệnh nền tăng huyết áp, tim mạch, viêm gan, rối loạn tiền đình... càng phải tiêm vắc xin Covid-19

Theo BS Trương Hữu Khanh – Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM bản thân ông cũng có bệnh lý tăng huyết áp và cơ địa dị ứng nặng nhưng ông vẫn xung phong tiêm vắc xin Covid-19 đầu tiên.

 

Người yếu sẽ bị tác dụng phụ nhiều hơn?

Trải qua hai đợt tiêm vắc xin Covid-19, bác sĩ Khanh cho biết mũi một cảm giác người mệt mỏi, đau nhức cơ thể như người ít vận động tự nhiên vận động mạnh hơn. Tới mũi hai cũng cảm giác hơi ngây ngấy sốt nhưng mọi triệu chứng chỉ trong 36 tiếng, sau đó lại trở lại bình thường.

BS Khanh chia sẻ ông có tiền sử tăng huyết áp nên ông thường xuyên kiểm tra huyết áp của mình hơn ngày bình thường sau tiêm. Khi ông tiêm vắc xin, nhiều đồng nghiệp của ông còn hỏi “Anh vẫn quyết tiêm à”. Câu trả lời là phải tiêm, vì chỉ có vắc xin mới tránh nguy cơ bệnh lý diễn tiến nặng nếu không may mắc bệnh.

Trong đợt tiêm chủng lần này, rất nhiều người băn khoăn lo lắng về tác dụng phụ sau tiêm. Thậm chí nhiều người còn cho rằng người thể trạng khỏe sẽ không bị tác dụng phụ của vắc xin. BS Khanh lý giải điều này đều hiểu lầm, không có chuyện người thể trạng yếu thì tiêm vắc xin sẽ bị tác dụng phụ nhiều, có người to như voi cũng bị tác dụng phụ của vắc xin “hành” nhưng cũng có người yếu như sên nhưng lại không bị “hành”.

{keywords}
Tiêm phòng vắc xin Covid-19 cho công nhân khu công nghiệp tại Củ Chi, TP.HCM.

Đối với những người có bệnh lý nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, đặt stent, viêm gan b, c, rối loạn tiền đình… hoàn toàn tiêm được. BS Khanh cho rằng không có chuyện người đang bị bệnh nền ổn định thì chích vô sẽ ảnh hưởng bệnh nền mà đối với người bệnh nền càng nên chích ngừa vì người bệnh nền mắc Covid-19 rất dễ biến chứng nặng.

Ngoài ra, những người lớn tuổi tiêm vắc xin sẽ chịu tác dụng phụ nhiều người trẻ, điều này cũng không đúng vì vắc xin Covid-19 này đối với người lớn tuổi sẽ ít bị tác dụng phụ hơn.

Kể cả hàng ngày bạn đang sử dụng thuốc thì tiêm vắc xin xong vẫn có thể dùng thuốc bình thường.

Những ai chưa nên tiêm?

Theo bác sĩ Khanh, hiện nay vắc xin Astrazeneca cũng đưa ra nhiều chỉ định. Một số người không được tiêm vắc xin như người bị dị ứng phản ứng phản vệ mức độ 2 (phù mặt, nôn ói đau bụng dữ dội, phải tiêm adrenalin) với tất cả các di nguyên như thức ăn, thuốc…Phụ nữ mang thai, cho con bú.

BS Khanh cho biết một số nước trên thế giới họ vẫn chỉ định tiêm vắc xin cho phụ nữ có thai.

Những người bị ung thư giai đoạn cuối, những người xơ gan giai đoạn cuối cũng được khuyến cáo không tiêm vắc xin.

Một số trường hợp chưa tiêm vắc xin Covid-19 đó là người dưới 18 tuổi. Vì hiện nay vắc xin Covid-19 khuyến cáo cho người trưởng thành trên 18 tuổi. Những người đang điều trị bệnh cấp tính, đang uống thuốc ức chế miễn dịch.

Để việc tiêm chủng an toàn, bác sĩ Khanh cho rằng khi đi tiêm bạn nên hợp tác khai báo y tế, thực hiện các thủ tục, quy định khoảng cách.

Bình tĩnh, không đọc tin tức trái chiều nhiều về vắc xin.

Trước khi đi tiêm vắc xin không nên uống cà phê nhiều vì có thể uống cà phê nhiều làm tăng nhịp tim. Trước khi sàng lọc nên bình tĩnh, thư giãn để phòng huyết áp tăng cao. BS Khanh cho biết có rất nhiều người sợ hãi quá dẫn tới huyết áp tăng vọt không thể tiêm.

Làm gì sau tiêm vắc xin Covid-19 

Sau tiêm nên ở lại cơ sở tiêm chủng 30 phút để theo dõi. Cần báo bác sĩ ngay nếu nổi mề đay, mệt tức ngực, khó thở, choáng váng, đau bụng nhiều.

Khi về nhà, bạn nên theo dõi từ sau 6 tiếng tiêm vắc xin:

Trường hợp 1: Nếu bạn không thấy gì đặc biệt, đau chút chút nơi chích cũng hoàn toàn bình thường, không nên sợ không sốt là không có kháng thể.

Trường hợp 2: bạn gai gai sốt, sốt nhẹ, đêm khó ngủ, đau đầu các triệu chứng này sẽ hết.  Đa số nhóm này đi làm bình thường.

Trường hợp 3:  sau tiêm đó là sốt cao, mệt mỏi quá, sốt run cầm cập, đau nhức mình. Khi đó, bạn có thể uống thuốc giảm đau hạ sốt.

Trường hợp 4: Đau bụng, tiêu chảy, ói nhiều, ăn uống không được cũng không đáng lo vì triệu chứng có thể hết 24-48 h. Trường hợp mệt quá thì vào bệnh viện truyền nước biển.

Đối với người cao huyết áp hoặc khi đi khám sàng lọc mới biết huyết áp hơi cao thì nên đo huyết áp mỗi 4-6 h trong 24 h đầu sau tiêm vắc xin.

Nếu sau 4 ngày tiêm, bạn vẫn đau vùng tiêm, các triệu chứng sau tiêm vẫn còn thì nên liên hệ tới nhân viên y tế hỗ trợ.

Khi tiêm vắc xin xong, bác sĩ Khanh lưu ý người dân vẫn cần tuân thủ 5K vì hiện nay dịch vẫn có trong cộng đồng, tỷ lệ người được tiêm chủng ở nước ta còn thấp.

K.Chi 

 

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Sự thật về thói quen tưởng như giúp giảm cân

Nhiều người thường không ăn sáng với mục đích giảm cân nhưng thực tế, đây là bữa quan trọng nhất trong ngày.

Con gái càng lớn càng xinh, chồng giấu vợ làm xét nghiệm ADN

Chồng chị Hồng trở nên cọc cằn, thường xuyên nhậu nhẹt, không còn yêu thương con như trước vì Lan ngày càng xinh đẹp, không giống cha mẹ. Anh đã âm thầm làm xét nghiệm ADN để xác định huyết thống giữa mình và con.

Đang cập nhật dữ liệu !