WHO tại Việt Nam lý giải vì sao cần tiêm vắc xin cho trẻ 5-11 tuổi

TS Kidong Park, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho biết, với các quy trình, chúng tôi chắc chắn rằng các vắc xin Covid-19 vẫn an toàn để sử dụng, đặc biệt là ở trẻ em.

Bộ Y tế hiện đang lên kế hoạch tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi, tuy nhiên, vẫn còn nhiều phụ huynh băn khoăn về tính an toàn của vắc xin. Trong khi đó, trẻ em và thanh thiếu niên nếu mắc thì có biểu hiện bệnh nhẹ hơn so với người lớn. 

Giải đáp những băn khoăn này, TS Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết mặc dù biểu hiện nhẹ hơn nhưng một số trẻ em mắc Covid-19 có thể gặp các triệu chứng lâm sàng kéo dài (được gọi là “Covid-19 kéo dài”).

Ngoài ra, đã có một số trường hợp mắc hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C), một tình trạng nghiêm trọng có thể kéo dài thời gian phục hồi của trẻ đối hậu Covid-19.

Trẻ em mắc các bệnh lý nền như tiểu đường tuýp 1, dị tật bẩm sinh về tim và hệ tuần hoàn và béo phì có nguy cơ mắc bệnh nặng do Covid-19 cao hơn so với những trẻ không có các bệnh lý nền.

{keywords}
Ảnh minh hoạ 

Trong khi đó, các vắc xin Covid-19 nằm trong Danh mục Sử dụng Khẩn cấp (EUL) của WHO hoặc đã được các cơ quan quản lý quốc gia có năng lực cao cấp phép sử dụng cho trẻ em, đều an toàn và hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh nặng, nhập viện và tử vong do Covid-19, và ở một mức độ nào đó, giảm sự lây truyền của bệnh.

“Vắc xin Covid-19 đã được đưa vào sử dụng cho tất cả trẻ em từ 5 đến 11 tuổi kể từ quý 4 năm 2021 tại các quốc gia như Mỹ và Pháp. Tại khu vực Tây Thái Bình Dương, các quốc gia như Úc, Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản, Campuchia và Philippines cũng đã đưa vắc xin Covid-19 vào sử dụng cho tất cả trẻ em trong nhóm tuổi này”, TS Kidong Park nhấn mạnh.

Chia sẻ tâm lý của một số bậc phụ huynh Việt Nam lo ngại về tính an toàn của vắc xin Covid-19, TS Kidong Park cho biết, luôn có các biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt để giúp đảm bảo sự an toàn của tất cả các loại vắc xin Covid-19, bao gồm cả những loại vắc xin dành cho trẻ em.

“Trước khi được phê duyệt bởi WHO và các cơ quan quản lý quốc gia để sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp, vắc xin Covid-19 phải trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt trong các thử nghiệm lâm sàng để chứng minh rằng những vắc xin này đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế đã được thống nhất về tính an toàn và hiệu quả.

Những hợp tác khoa học chưa từng có trong tiền lệ đã cho phép việc nghiên cứu, phát triển và ủy quyền vắc xin Covid-19 được hoàn thành trong thời gian kỷ lục, để đáp ứng nhu cầu cấp thiết đối với những vắc xin này trong khi vẫn duy trì các tiêu chuẩn an toàn cao.

Tương tự như với tất cả các loại vắc xin, WHO và các cơ quan quản lý liên tục giám sát việc sử dụng vắc xin Covid-19 để xác định và ứng phó với bất kỳ vấn đề không an toàn nào có thể phát sinh. Thông qua các quy trình này, chúng tôi chắc chắn rằng các vắc xin Covid-19 vẫn an toàn để sử dụng, đặc biệt là ở trẻ em”, TS Kidong Park khẳng định.

WHO khuyến nghị Việt Nam nên xem xét thứ tự ưu tiên sau trong bước tiếp theo của quá trình triển khai tiêm chủng:

(1) hoàn thành tiêm đủ liều cơ bản cho các nhóm ưu tiên cao hơn, tập trung vào các nhóm chưa được tiếp cận

(2) tăng tỷ lệ bao phủ vắc xin bổ sung và tiêm nhắc lại cho các nhóm ưu tiên cao hơn

(3) tiêm vắc xin cho trẻ em và thanh thiếu niên có bệnh nền, và

(4) tiêm vắc xin cho trẻ em và thanh thiếu niên khỏe mạnh.

Để đảm bảo việc triển khai vắc xin an toàn cho trẻ em từ 5-11 tuổi, Chính phủ có thể mong muốn đảm bảo thiết lập sẵn những điều sau đây:

• Phê duyệt vắc xin sử dụng cho trẻ em từ 5-11 tuổi

• Thiết lập hệ thống tiếp nhận và phân phối vắc xin

• Bảo đảm một hệ thống theo dõi, báo cáo và đáp ứng với các biến cố bất lợi và an toàn sau khi tiêm chủng hoạt động tốt, và

• Thực hiện các chiến lược truyền thông để phổ biến rộng rãi các thông điệp về tính an toàn và hiệu quả của vắc xin, các phản ứng phụ có thể xảy ra và lợi ích của việc tiêm chủng.

N. Huyền 

Gần 20% bệnh nhân mắc Covid-19 là trẻ em dưới 18 tuổi, chuyên gia hướng dẫn cách phòng bệnh khi con quay lại trường

Gần 20% bệnh nhân mắc Covid-19 là trẻ em dưới 18 tuổi, chuyên gia hướng dẫn cách phòng bệnh khi con quay lại trường

Tỷ lệ mắc Covid-19 ở trẻ dưới 18 tuổi so với mắc chung toàn quốc là 19% (khoảng 490.000 ca), trong đó tỷ lệ trẻ tử vong chiếm 0,42 % (165 trẻ) so với tỷ lệ tử vong chung. 

Bố mẹ nháo nhào mua thuốc kháng virus cho con mắc Covid-19 uống, đừng tốn tiền rước hoạ!

Bố mẹ nháo nhào mua thuốc kháng virus cho con mắc Covid-19 uống, đừng tốn tiền rước hoạ!

Tác hại của thuốc kháng virus với trẻ em còn nhiều nguy hiểm như: phản vệ hoặc nặng hơn là sốc phản vệ do quá mẫn với thuốc kháng virus SAR-CoV- 2; buồn nôn, nôn, tiêu chảy…

Trẻ em đến trường tránh lây nhiễm Covid-19 như thế nào?

Trẻ em đến trường tránh lây nhiễm Covid-19 như thế nào?

So với người lớn thì trẻ em mắc Covid-19 có biểu hiện nhẹ hơn như nóng, chảy nước mũi và đặc biệt trẻ em không có thói quen khạc nhổ như người lớn.

Nguy cơ gia tăng căn bệnh cướp mạng sống nhiều người Việt nhất ngày nắng nóng

Tại Việt Nam, tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, hơn cả ung thư hay tai nạn giao thông. Bác sĩ cảnh báo nguy cơ gia tăng bệnh lý này trong những ngày nắng nóng.

Xếp hạng các nước có số ca bệnh tiểu đường cao nhất: Vị trí của Việt Nam

Số ca bệnh tiểu đường ở Việt Nam chiếm khoảng 6% dân số (nhóm 20 tới 79 tuổi), đứng thứ 141 trên thế giới.

Cải thiện dinh dưỡng và sức khỏe cho người lao động tại Ajinomoto Việt Nam

Bên cạnh việc triển khai các dự án giúp cải thiện dinh dưỡng cho cộng đồng, Ajinomoto Việt Nam cũng chú trọng đầu tư cho các hoạt động giúp nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần của người lao động tại công ty.

Dấu hiệu đau tim xuất hiện trước một tháng

Các vấn đề về hô hấp có thể là dấu hiệu sớm cho thấy cơn đau tim sắp xảy ra.

Hy hữu ở Việt Nam: 40 năm mang cơ quan sinh dục cả nam và nữ

Người bệnh có hình thể là nữ, có buồng trứng, có âm vật và tinh hoàn ẩn ở vùng bẹn trái. Sau gần 40 năm không can thiệp, bệnh nhân bất ngờ phát hiện bị ung thư tinh hoàn.

Số ca mắc ung thư ở Việt Nam tăng, chuyên gia chỉ 5 lý do

Ung thư là nguyên nhân gây tử vong thứ hai sau bệnh tim mạch. Mỗi năm, thế giới có khoảng 19 triệu người mắc ung thư, trong đó Việt Nam là 182.000 ca.

Lý do măng cụt được ví là 'nữ hoàng' trái cây

Không chỉ là loại trái cây ngon, măng cụt còn là một dược liệu quý giá trong phòng và hỗ trợ điều trị một số bệnh.

Đau đầu nhiều năm, phát hiện khối u ở não to hơn quả trứng vịt

Người phụ nữ ở TP.HCM mang khối u ở màng não to hơn quả trứng vịt, có rất nhiều mạch máu nuôi.

Thuế thuốc lá thấp khiến tỷ lệ người hút thuốc cao

Nhân Ngày thế giới không thuốc lá (31-5) và Tuần lễ quốc gia không khói thuốc (diễn ra từ 25 đến 31-5), các chuyên gia lại một lần nữa nhấn mạnh, cần phải có những giải pháp tối ưu trong phòng, chống tác hại thuốc lá để bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Bốn cách được quảng cáo giúp giải độc gan nhưng có thể làm hại bạn

Theo bác sĩ, các phương pháp giải độc gan không giúp cải thiện chức năng gan, trong khi có thể dẫn tới nhiều tác dụng có hại cho cơ thể.

Đang cập nhật dữ liệu !